Đề kiểm tra chất lượng học kì I môn Sinh học Lớp 9 - Năm học 2015-2016 - Trường THCS Thái Học (Có đáp án)

Câu 1:( 5 điểm)

1.1. Thế nào là hiện tượng di truyền, biến dị?

1.2. Không dùng phép lai phân tích ta có thể xác định được cá thể mang tính trạng trội có kiểu gen đồng hợp, dị hợp hay không?

1.3. AND tự nhân đôi diễn ra theo những nguyên tắc nào?

Câu 2:( 3 điểm)

Trình bày cơ chế sinh con trai, con gái ở người?

Câu 3 :( 2 điểm) Phân biệt đột biến và thường biến?

 

doc5 trang | Chia sẻ: Khải Anh | Ngày: 04/05/2023 | Lượt xem: 264 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra chất lượng học kì I môn Sinh học Lớp 9 - Năm học 2015-2016 - Trường THCS Thái Học (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. Ma trận
Tên Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
Cộng
Chủ đề 1
Các thí nghiệm của Menđen
(7 tiết)
- Biết được thế nào là hiện tượng di truyền, biến dị
- Vận dụng giải bài tập
Số câu 
Số điểm Tỉ lệ %
Số câu:1/3
Số điểm:1
Số câu:1/3
Số điểm:2
Số câu:2/3
 3đ =30.% 
Chủ đề 2
Nhiễm sắc thể
 (7 tiết)
- Cơ chế NST xác định giới tính 
- Vận dụng giải thích: việc sinh con trai hay con gai do bố hay mẹ.
Số câu 
Số điểm Tỉ lệ %
Số câu:1/2
Số điểm:2
Số câu:1/2
Số điểm:1
Số câu: 1
3đ =30.% 
Chủ đề 3
ADN và gen
 (6 tiết)
- Sự tự nhân đôi của ADN.
Số câu 
Số điểm Tỉ lệ %
Số câu:1/3
Số điểm:2
Số câu:1/3
2đ =20.% 
Chủ đề 4
Biến dị
 (5 tiết)
- Phân biệt đột biến và thường biến
Số câu 
Số điểm Tỉ lệ %
Số câu:1
Số điểm:2®
Số câu:1
2đ=20% 
Tổng số câu 
Tổng số điểm
Tỉ lệ %
Số câu: 2/3
Số điểm: 3
30%
Số câu: 1,5
Số điểm: 4
40%
Số câu: 1/3
Số điểm:2
20%
Số câu: 1/2
Số điểm:1
10%
Số câu:3
Số điểm:10
Tỉ lệ 100%
UBND THỊ XÃ CHÍ LINH
 Trường THCS Thái Học
ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I
MÔN SINH 9
Năm học 2015-2016
Thời gian làm bài: 45 phút
Câu 1:( 5 điểm) 
1.1. Thế nào là hiện tượng di truyền, biến dị?
1.2. Không dùng phép lai phân tích ta có thể xác định được cá thể mang tính trạng trội có kiểu gen đồng hợp, dị hợp hay không?
1.3. AND tự nhân đôi diễn ra theo những nguyên tắc nào?
Câu 2:( 3 điểm) 
Trình bày cơ chế sinh con trai, con gái ở người?
Câu 3 :( 2 điểm) Phân biệt đột biến và thường biến?
----------------- Hết ----------------
 Người ra đề
Ký duyệt của tổ chuyên môn
 Phạm Thu Trang
UBND THỊ XÃ CHÍ LINH
Trường THCS Thái Học
HƯỚNG DẪN CHẤM - KIỂM TRA HỌC KÌ I
MÔN SINH 9
Năm học 2015-2016
Câu 1:( 5 điểm) 
1.1. (1đ)
- Di truyền là hiện tượng truyền đạt các tính trạng của bố mẹ, tổ tiên cho các thế hệ con cháu. ( 0,5 điểm)
-Biến dị là hiện tượng con sinh ra khác với bố mẹ và khác nhau về nhiều chi tiết.(0,5 đ)
1.2. (2đ). Không dùng phép lai phân tích ta có thể xác định được cá thể mang tính trạng trội có kiểu gen đồng hợp, dị hợp. Ta cho tạp giao giữa hai cá thể mang tính trạng trội với nhau. (0,5đ)
- Nếu kết quả là đồng tính thì bố mẹ đó có kiểu gen đồng hợp trội.
VD: P: AA x AA
 GP: A A
 F1: AA. (0,5đ)
- Nếu kết quả là phân li theo tỉ lệ 1:1 thì bố hoặc mẹ đó có kiểu gen dị hợp.
VD: P: AA x Aa
 GP: A A, a
 F1: 1: AA; 1: Aa. (0,5đ)
- Nếu kết quả là phân li (phân tính) theo tỉ lệ 3:1 thì bố mẹ đó có kiểu gen dị hợp.
VD: P: Aa x Aa
 GP: A, a A, a
 F1: 1: AA; 2: Aa; 1:aa. (0,5đ)
1.3. (2đ)AND tự nhân đôi diễn ra theo những nguyên tắc:
- Nguyên tắc bổ sung: Mạch mới củaADN con được tổng hợp dựa trên mạch khuôn của ADN mẹ. Các nuclêôtit ở mạch khuôn liên kết với các nuclêôtit tự do trong môi trường nội bào theo nguyên tắc: A liên kết với T hay ngược lại; G liên kết với X hay ngược lại. (1,25đ)
- Nguyên tắc giữ lại một nửa (bán bảo toàn): Trong mỗi ADN con coa một mạch của ADN mẹ (mạch cũ), mạch còn lại được tổng hợp mới. (0,75đ)
Câu 2: ( 3 điểm) 
Cơ chế sinh con trai, con gái ở người.
 P: Bố (44A + XY) x Mẹ (44A + XX)
 GP: 22A + X, 22A + Y 22A + X
 F1: 44A + XX (gái) ; 44A + XY (trai). ( 2 điểm)
- Cơ thể mẹ chỉ cho một loại giao tử X (1 loại trứng mang NST X), thuộc đồng giao tử. Cơ thể bố cho hai loại giao tử X, Y (1 tinh trùng mang NST X, một tinh trùng mang NST Y), thuộc dị giao tử. Nếu trứng X gặp tinh trùng Y -> con trai. Nếu trứng X gặp tinh trùng X -> con gái. ( 1 điểm)
Câu 3 :( 2 điểm). Phân biệt đột biến và thường biến:
Thường biến
Đột biến
- Là những biến đổi kiểu hình, không biến đổi kiểu gen nên không di truyền được.
- Phát sinh đồng loạt theo cùng 1 hướng tương ứng với điều kiện môi trường, có ý nghĩa thích nghi nên có lợi cho bản thân sinh vật.
- Là những biến đổi trong vật chất di truyền (NST, ADN) nên di truyền được.
- Xuất hiện với tần số thấp, ngẫu nhiên, cá biệt, thường có hại cho bản thân sinh vật.

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_chat_luong_hoc_ki_i_mon_sinh_hoc_lop_9_nam_hoc_2.doc