Đề kiểm tra chất lượng định kì cuối học kỳ I môn Tiếng Việt Lớp 1, 2, 3, 4, 5 (Phần đọc) - Năm học 2015-2016 - Trường Tiểu học Tân Trường II (Có đáp án)

I/ ĐỌC THÀNH TIẾNG: (6 điểm)

1, Phần đọc: (5 điểm)

GV làm phiếu cho học sinh bốc thăm và đọc một bài Tập đọc Tiếng Việt 2 - Tập I (Từ tuần 10 đến tuần 17).Tốc độ đọc 40 tiiếng/ phút.

Hướng dẫn cho điểm: - Đọc đúng tiếng, từ: 3 điểm

 - Ngắt nghỉ hơi đúng dấu câu: 1 điểm

 - Tốc độ đọc đạt yêu cầu: 1 điểm

2, Trả lời câu hỏi: (1 điểm) Học sinh trả lời một câu hỏi về nội dung bài đọc

II/ ĐỌC THẦM VÀ LÀM BÀI TẬP: (4 điểm) - Thời gian: 30 phút

1, Bài đọc: Bầy voi

Trước đây trên những cánh rừng Trường Sơn, voi sống thành từng bầy rất đông.

Các thành viên trong bầy voi luôn quan tâm, chăm sóc nhau. Voi con mới sinh được các voi khác luôn bên cạnh bảo vệ cho tới khi cứng cáp để tự bảo vệ mình. Voi con bú sữa mẹ trong vòng năm năm. Voi mẹ dành rất nhiều năm để chăm sóc con.

Voi là loài vật có nghĩa. Chúng biết biểu lộ nỗi buồn, lòng thương mến chẳng khác gì con người. Một con đau yếu cả bầy biếng ăn, ngơ ngác. Một con sa bẫy thì cả bầy tìm cách cứu giúp.

Voi rất thông minh. Những con voi thuần hóa có thể chơi nhạc cụ, có năng khiếu hội họa và sử dụng khéo léo các công cụ khác nhau.

Ở vùng Tây Nguyên, voi là vật nuôi có ích và rất thân thiện với con người.

Chúng làm được các việc như kéo gỗ, kéo cày và biểu diễn trong các lễ hội.

 Vũ Hùng

doc16 trang | Chia sẻ: Khải Anh | Ngày: 24/04/2023 | Lượt xem: 286 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra chất lượng định kì cuối học kỳ I môn Tiếng Việt Lớp 1, 2, 3, 4, 5 (Phần đọc) - Năm học 2015-2016 - Trường Tiểu học Tân Trường II (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 mái bếp, đàn gà con bới thóc lép...
Câu 2: Những mùi vị nào từ căn bếp quê hương tỏa ra ?
a,. Nồi cơm gạo mới đang sôi tỏa hương thơm sực
b, Nồi cơm đang sôi tỏa hương thơm sực, mùi cá kho riềng tỏa ra trong sương lạnh.
c, Mùi cá kho riềng tỏa ra trong sương lạnh
Câu 3: Đàn chim sẻ ríu rít đến căn bếp làm gì ?
.
Câu 4: Tình cảm của tác giả đối với căn bếp quê hương như thế nào  ? 
...
...
.
Câu 5: Câu: “ Cột kèo, mái rạ căn bếp đen bóng màu bồ hóng năm này qua năm 
khác. Đen rưng rức như màu răng đen.” ? Cụm từ gạch chân chỉ sự vật nào?
.
Câu 6: Hãy viết một câu nói lên tình cảm của em với căn bếp nhà mình.
.
	 Phụ huynh xác nhận: .. 
Trường Tiểu học tân trường II
đề kiểm tra cLĐK cuối học kỳ I
Họ và tên HS: ..............................................
Năm học: 2015 - 2016
Lớp: .............
Môn: Tiếng việt (phần đọc) - Lớp 4
Điểm
Nhận xét
GV coi, chấm
( Ký và ghi rõ họ tên)
I/ Đọc thành tiếng: (5 điểm)
1, Phần đọc: (4 điểm)
- GV làm phiếu cho học sinh bốc thăm và đọc một bài tập đọc từ tuần 11 đến tuần 17.
- Bài học thuộc lòng học sinh không được cầm sách.Tốc độ đọc 80 tiếng/ phút.
Hướng dẫn cho điểm: - Đọc đúng tiếng, từ: 1 điểm
 	 - Biết ngắt, nghỉ hơi đúng dấu câu: 1 điểm
	 - Tốc độ đọc đạt yêu cầu: 1 điểm
	 - Bước đầu đọc diễn cảm: 1 điểm
2, Trả lời câu hỏi: (1 điểm)
	Học sinh trả lời một câu hỏi trong nội dung bài đọc.
II/ đọc thầm và làm bài tập: (5 điểm) - Thời gian: 30 phút
1, Bài đọc: 	 Lòng biết ơn
Một hôm sau khi quét dọn nhà cửa, tôi thu gom được một đống giấy, sách báo cũ và ít chai lọ rồi gọi người mua đồng nát bán cho gọn nhà. Đặt đôi quang gánh xuống, cô đồng nát tươi cười:
Cháu chào bác ạ !
Tôi thú thực là chưa nhận ra cô. Lúc đó cô kể luôn trận rét năm ngoái, cô được tôi gọi vào nhà bán cho một ít giấy vụn và còn được tôi cho một cái áo ấm để mặc. Cô kể đến đây tôi đã nhớ ra : Thấy cô mặc một chiếc áo cũ đã vá lại mỏng, mặt cô tái xám đôi tay run rẩy vì rét, tôi liền chạy vào nhà mở tủ lấy cho cô một chiếc áo len màu xanh lam của con gái tôi còn để lại ( Con tôi đang học ở nước ngoài) để cho cô mặc cho đỡ rét. Chiếc áo vẫn còn mới, được dệt dài tay và cao cổ rất dày dặn. Năm ngoái cũng vào tầm này trời rét lắm ! Tôi lên tiếng:
- à, tôi nhớ ra rồi. Hôm ấy rét quá nhỉ?
 	- Vâng! Hôm ấy rét quá. Cháu từ quê lên trời còn ấm, không ngờ trời trở rét nhanh thế. Bác cho cháu cái áo cháu cứ nhớ mãi. U cháu dặn :  Không được quên ơn người đã giúp đỡ mình trong lúc khó khăn, khi nào lên trên đó con nhớ đến cho u hỏi thăm và cảm ơn bà ấy nhé ? May quá, hôm nay được gặp bác, cháu chuyển lời hỏi thăm của u cháu đến bác
Câu chuyện hồ hởi của cô gái cùng nét mặt rạng rỡ của cô gái đã chuyển niềm vui sang tôi. Cái áo ấm chẳng đáng là bao nhưng có lẽ nó được đưa cho cô gái đúng lúc nên nó trở thành món quà quý giá chăng ?
	Nguyễn Bích San
2, Hãy khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời cho mỗi câu hỏi ( từ câu 1 đến câu 3)
Câu 1: Tác giả thu gom những loại phế liệu nào để bán ?
 a, Sách báo cũ, xoong nồi hỏng. b,Sách báo cũ, đài, ti vi hỏng. 
 c. Giấy, sách báo cũ, chai lọ. 
Câu 2: Tác giả đã gặp điều gì bất ngờ?
 a, Gặp lại người quen cũ của gia đình. 
 b, Gặp lại cô đồng nát đã từng mua đồ nhà tác giả. 
 c, Gặp lại người đã giúp đỡ tác giả.
Câu 3: Cô đồng nát đã nhắc lại sự việc gì mà cô nhớ mãi ?
a, Trời rét, tác giả gọi cô vào bán giấy vụn và cho cô sưởi ấm.
b, Trời rét, tác giả bán cho cô giấy vụn và mời cô ăn cơm nóng.
c, Trời rét, tác giả gọi vào bán cho ít giấy vụn và cho cô một cái áo len ấm..
Câu 4: Chiếc áo len được miêu tả như thế nào?
...
..
.
Câu 5: Ghi lại các từ láy có trong bài ? 

Câu 6: Những từ gạch chân thuộc từ loại gì, ghi tên từ loại đó. 
 “Chiếc áo vẫn còn mới, được dệt dài tay và cao cổ rất dày dặn.”? 
..
Câu 7: Việc làm của tác giả đúng với câu thành ngữ nào ?
Câu 8: Hãy đặt một câu hỏi có nội dung về tác giả hoặc cô mua đồng nát.
..................................................................................................................................................
.
.
 Phụ huynh xác nhận: 
Trường Tiểu học tân trường II
đề kiểm tra cLĐK cuối học kỳ I
Họ và tên HS: ...............................................
Năm học: 2015 - 2016
Lớp: .............
Môn: Tiếng việt (phần đọc) - Lớp 5
 Điểm
Nhận xét
GV coi .chấm
( Ký và ghi rõ họ tên)
I/ Đọc thành tiếng: (5 điểm)
1, Phần đọc: (4 điểm)
- GV làm phiếu cho học sinh bốc thăm và đọc một bài tập đọc từ tuần 11 đến tuần 17 (Tiếng Việt tập 5 - Tập 1). Tốc độ đọc 110 tiếng/ phút.
- Bài học thuộc lòng học sinh không được cầm sách.
Hướng dẫn cho điểm: 
- Đọc đúng tiếng, từ: 1 điểm - Tốc độ đọc đạt yêu cầu: 1 điểm
- Biết ngắt, nghỉ đúng dấu câu: 1 điểm - Bước đầu đọc diễn cảm: 1 điểm	 
2, Trả lời câu hỏi: (1 điểm) Học sinh trả lời một câu hỏi trong nội dung bài đọc.
II/ đọc thầm và làm bài tập: (5 điểm) - Thời gian: 30 phút
1, Bài đọc: Mùa nước nổi
Mùa này, làng tôi gọi là mùa nước nổi, không gọi nước lũ, vì nước lên một cách hiền hòa chớ không dữ dội như những nơi khác. Nước mỗi ngày một dâng lên, dòng nước đổ một chiều, cuồn cuộn đầy bờ. Những ngày này mưa dầm dề. Lại có một cơn mưa dai dẳng, mù mịt, mưa sướt mướt ngày này qua ngày khác gọi là những ngày “ông không tha mà bà không thả”. Mưa xói đất, giây bùn lầy trên các mặt đường, đi phải bấm hai ngón chân xuống. Cái mùa của ếch nhái rộ lên lúc về đêm. Rồi đến rằm tháng bảy. “Rằm tháng bảy nước chảy lên bờ” . Dòng sông Cửu Long đã no đầy, lại tràn qua bờ, chảy qua các sàn nhà, tràn qua cả mặt con đường đá. Nước trong ao hồ, nước trong đồng ruộng của mùa mưa hòa lẫn với nước của dòng sông Cửu Long. Đồng ruộng, vườn tược và cây cỏ biết giữ lại hạt phù sa ở quanh mình, nước lại trong dần. Ngồi trên nhà, ta thấy cả những đàn cá rồng rồng, từng đàn, từng đàn theo cá mẹ xuôi theo nước, vào tận đồng sâu. 
Không phải ai cũng làm nổi nhà sàn. Có những nhà nghèo không đủ gỗ, phải đào mương, đào ao lấy đất đắp nền, nền phải cao, thật cao, cho nước đừng tràn về. Nhưng cũng có nhà không đủ đất đắp một cái nền nhà quá mặt nước. Nước lên, nước tràn qua nền nhà. Ngủ một đêm, sáng dậy, nước ngập nền nhà, ngồi trên giường nhìn thấy cả những con cá lòng tong, con cá he vàng đang nhởn nhơ trong nhà. Lại phải lấy ván, lấy tre làm cầu từ cửa bước vào tận bếp. Vui quá! Có cả một cây cầu lắt lẻo ngay dưới mái nhà!
 Nguyễn Quang Sáng 
2. Khoanh tròn vào chữ cái trước ý em chọn đúng (câu 1,2,3,4)	
Câu1: Nước nổi có những đặc điểm gì khác so với nước lũ?
a, Nước tràn qua bờ sông. b, Nước lên một cách hiền hòa không dữ dội. 
 c, Nước lên nhanh hòa lẫn nước trong đồng ruộng với nước của sông.
Câu 2: Những từ ngữ nào tả mưa trong mùa nước nổi?
a, Nước tràn qua nền nhà, “ ông không tha mà bà không thả”.	 
 b, Dai dẳng, mù mịt, sướt mướt, đi phải bấm chân xuống đất.	 
 c, Xói đất, giây cả bùn lên mặt đường, dai dẳng, mù mịt, sướt mướt .
Câu 3: Vì sao nước ngập rồi lại trong dần? 
a, Vì nước ngập ngày càng có thêm nhiều nước mưa trong hòa vào.	 
b, Vì đồng ruộng, vườn tược và cây cỏ đã giữ lại những hạt phù sa.	
c, Vì từng đàn cá đã ăn hết những hạt phù sa.

Câu 4: Dòng nào sau đây toàn từ láy? 
a, hiền hòa, dữ dội, cuồn cuộn, dai dẳng, cây cỏ, nhởn nhơ.	 
b, dầm dễ, dai dẳng, mù mịt, sướt mướt, nước lên, lắt lẻo	.
c, hiền hòa, dữ dội, cuồn cuộn, dầm dề, mù mịt, nhởn nhơ.
Câu 5: Theo em, nước ngập đã mang lại điều gì tốt cho việc làm ăn của bà con trong vùng?
.
...
Câu 6: Theo em, nước ngập sẽ mang lại khó khăn gì cho bà con trong vùng?
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................
Câu 7: Trong câu: “ Ngồi trên giường, thấy cả những con cá lòng tong, con cá he vàng đang nhởn nhơ trong nhà.” Từ nhởn nhơ có thay thế bằng từ nào?
. 
Câu 8: Đoạn văn: “Những ngày mưa dầm dề.đi phải bấm hai ngón chân xuống đất” có gì đặc biệt? 
..
Câu 9: Gạch chân trạng ngữ trong câu sau và cho biết chúng chỉ gì?
Ngủ một đêm, sáng dậy, nước ngập nền nhà. .
..................................................................................................................................................
Câu 10: Gạch chân chủ ngữ và vị ngữ trong câu sau:
Ngồi trên nhà, ta thấy cả những đã cá rồng rồng, từng đàn, từng đàn theo cá mẹ 
xuôi theo nước, vào tận đồng sâu. 
 Phụ huynh xác nhận: .
Trường Tiểu học tân trường II
đề kiểm tra cLĐK cuối học kỳ I
Họ và tên HS: ..........................................
Năm học: 2015 - 2016
Lớp: .............
Môn: Tiếng việt (phần đọc) - Lớp 1
Dành cho HS khuyết tật
Điểm
Nhận xét
GV coi chấm
( Ký và ghi rõ họ tên)
Kiểm tra đọc: 10 điểm
1, Đọc thành tiếng: ( 6 điểm)
a, Đọc các vần: ( 3điểm) 	eng, uôn, ươm, ăng, ương.
b, Đọc các từ: (3 điểm) - Chọn một trong hai dòng sau: 
giá lạnh, nhuộm vải, sương mù, quả chuông, kênh mương.
Thiên nhiên, ngẩng đầu, muối vừng, giếng khơi, ruộng đồng.
2, Nối ô chữ phù hợp: ( 4 điểm)
Bông hồng
 xinh xắn
Mùa đông
 rất vui
 Em bé
lạnh giá
 Trường em
đỏ thắm
 Phụ huynh xác nhận: 
Trường Tiểu học tân trường II
đề kiểm tra cLĐK cuối học kỳ I
Họ và tên HS: ..............................................
Năm học: 2015 - 2016
Lớp: .............
Môn: Tiếng việt (phần đọc) - Lớp 4
Dành cho HS khuyết tật
Điểm
Nhận xét
GV coi, chấm
( Ký và ghi rõ họ tên)
I/ Đọc thành tiếng: (5 điểm)
1, Phần đọc: (4 điểm)
- GV làm phiếu cho học sinh bốc thăm và đọc một bài tập đọc từ tuần 11 đến tuần 17.
- Bài học thuộc lòng học sinh không được cầm sách.Tốc độ đọc 80 tiếng/ phút.
Hướng dẫn cho điểm: - Đọc đúng tiếng, từ: 1 điểm
 	 - Biết ngắt, nghỉ hơi đúng dấu câu: 1 điểm
	 - Tốc độ đọc đạt yêu cầu: 1 điểm
	 - Bước đầu đọc diễn cảm: 1 điểm
2, Trả lời câu hỏi: (1 điểm)
	Học sinh trả lời một câu hỏi trong nội dung bài đọc.
II/ đọc thầm và làm bài tập: (5 điểm) - Thời gian: 30 phút
1, Bài

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_chat_luong_dinh_ki_cuoi_hoc_ky_i_mon_tieng_viet.doc
Giáo án liên quan