Giáo án lớp 5 - Học kỳ I - Tuần 17

I. Mục tiêu: Củng cố về 4 phép tính với số thập phân và giải toán về tỉ số phần trăm

- Rèn kĩ năng thực hiện 4 phép tính với số thập phân và giải toán.

- Giáo dục tính cẩn thận tự giác làm bài cho HS.

II. Chuẩn bị: vở BT toán - Tập 1

III. Các hoạt động dạy- học

 

doc7 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1404 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 5 - Học kỳ I - Tuần 17, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ên bảng làm bài.
- HS nhận xét bài trên bảng và nêu cách làm.
 Kết quả: 10; 16,8; 9,35
Bài 2: HS nêu cách tính từng biểu thức và làm vào vở. 2 HS lên bảng làm bài.
- HS nhận xét bài trên bảng, chữa bài.
 Đáp án: a) (75,6 - 21,7) : 4 + 22,82 x 2 = 53,9 : 4 + 22,82 x 2
 = 13,475 + 45,64
 = 59,115 
 b) 21,56 : (75,6 - 65,8) - 0,354 : 2 = 21,56 : 9,8 - 0,354 : 2
 = 2,2 - 0,177
 = 2,023
Bài 3: HS đọc bài tập và làm vào vở. 1 HS lên bảng làm bài.
- HS nhận xét, chữa bài trên bảng.
 Đáp số: a) 6,25% b) 9,03125 tấn
 Củng cố giải toán về tỉ số phần trăm.
Bài 4: HS đọc bài toán tự tính toán và khoanh vào câu trả lời đúng.
 Khoanh vào D.
Bài 5. (HS khá, giỏi) a) Một người bán hàng được lãi 15% giá bán. Hỏi người ấy được lãi bao nhiêu phần trăm giá mua?
b) Một cửa hàng bán gạo được lãi 25% giá mua. Hỏi cửa hàng được lãi bao nhiêu phần trăm giá bán?
Tiết 2
1. Hoạt động 1: Làm việc cả lớp
- GV ghi các bài tập lên bảng. HS đọc bài và làmvào vở.
- GV quan tâm giúp đỡ HS yếu làm bài.
Bài 1.Đặt tính rồi tính
 45,5 3 + 126,7 32,6 x 45 128,5 : 25
 216,38 - 95,7 37,2 x 2,34 1,215 : 0,6
Bài 2.Tìm x: 
 a) 1,23 + 0,45 - x = 0,06 b) 0,98 - 0,12 + x = 0,35
Bài 3. Một trại chăn nuôi có 840 con gà, bằng 52,5% tổng số gà vàvịt của trại. Hỏi trại đó nuôi bao nhiêu con vịt?
Bài 4. (HS khá, giỏi) a) Một cửa hàng mua 1kg đường giá 6000 đồng. Hỏi cửa hàng phải bán lại bao nhiêu tiền 1kg đường để được lãi 20% theo giá bán?
b) Cuối năm học, một cửa hàng hạ giá bán vở 20%. Hỏi với cùng một số tiền như cũ, một HS sẽ mua thêm được bao nhiêu phần trăm số vở?
2. Hoạt động 2: Chữa bài 
- Gọi 1 số HS lên bảng làm bài.
- HS nhận xét và chữa bài trên bảng.
- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
III. Củng cố, dặn dò: Gv nhận xét tiết học.
- HS về xem lại bài và ôn tập chuẩn bị KTĐK.
Tiếng việt
Luyện viết chính tả nghe - viết
I. Mục tiêu: HS nghe- viết đúng đoạn 1 bài Ngu Công xã Trịnh Tường.
- Làm bài tập chính tả phân biệt r/ d/ gi.
II. Các hoạt động dạy- học
A. Bài cũ: GV đọc cho HS viết một số từ ngữ bắt đầu bằng x/ s
 Ví dụ: xanh xanh, sắc sảo, xinh xắn,...
B. Bài mới
1. Hướng dẫn HS nghe - viết
- 1HS đọc đoạn 1 bài Ngu Công xã Trịnh Tường. GV hỏi: Ông Lìn đã làm gì để đưa được nước về thôn? (ông lần mò cả tháng trong rừng tìm nguồn nước; cùng vợ và con đào suốt một năm trời...)
- HS tìm 1 số từ ngữ dễ viết sai chính tả. GV đọc cho HS luyện viết.
 Ví dụ: ông Lìn,, Trịnh Tường, Bát Xát, lào Cai, ngoằn ngoèo,, Phù Lìn, Phìn Ngan, nguồn nước, xuyên đồi,...
- GV đọc cho HS viết bài. Đọc cho HS soát lỗi.
- GV chấm một số bài nhận xét và chữa lỗi HS viết sai nhiều.
2. Làm bài tập chính tả
- GV ghi bài tập lên bảng, HS làm vào vở.
- Gọi 3 HS lên bảng thi tìm từ.
- Cả lớp và GV nhận xét.
Bài tâp: Tìm một số từ ghép hoặc từ láy bắt đầu bằng r/ d/ gi.
 Ví dụ: rì rào, giục giã, dịu dàng,...
C. Củng cố, dặn dò: GV nhận xét tiết học, thu vở chấm.
Thứ ba ngày 13 tháng 12 năm 2011
Tiếng việt
Ôn tập về cấu tạo từ
I. Mục tiêu: Củng cố kiến thức về cấu tạo từ (Từ đơn, từ phức, các kiểu từ phức; từ đồng nghĩa, từ nhiều nghĩa, từ đồng âm.
- HS biết vận dụng các kiến thức đã học để làm các bài tập.
II. Các hoạt động dạy- học
A. Bài cũ: Chúng ta đã học những kiểu từ nào?
B. Ôn tập
1. Hoạt động 1: Làm việc cả lớp
- GV ghi các bài tập lên bảng. HS làm vào vở. 
- GV quan sát, giúp đỡ HS làm bài.
Bài 1: Xếp các từ in đậm trong khổ thơ vào bảng phân loại dưới đây:
Mầm non mắt lim dim
Cố nhìn qua kẽ lá
Thấy mây bay hối hả
Thấy lất phất mưa phùn
Rào rào trận lá tuôn
Rải mây vàng mặt đất
Rừng cây trông thưa thớt
Như chỉ cột với cành...
Từ đơn
Từ ghép
Từ láy
Bài 2: Tìm các từ đồng nghĩa với từ: hối hả, tuôn, thưa thớt.
- Đặt câu với mỗi từ vừa tìm được.
Bài 3 (HS khá, giỏi). Viết một đoạn văn ngắn tả một cơn mưa rào trong dố có sử dụng một số từ láy, từ ghép. (Ví dụ: rào rào, hối hả, mặt đất,...)
2.Hoạt động 2: Chữa bài
- Gọi 1 số HS lên bảng làm bài
- HS nhận xét, chữa bài trên bảng
C.Củng cố, dặn dò: GV nhận xét tiết học. Dặn HS về ôn bài.
__________________________________
Tiếng việt
Kể chuyện đã nghe, đã đọc
 Đề bài: Kể lại một câu chuyện đã nghe hay đã đọc nói về những người đã góp sức mình chống lại dói nghèo, lạc hậu, vì hạnh phúc của nhân dân.
I. Mục tiêu: Biết tìm và kể lại 1 câu chuyện đã nghe hay đã đọc với yêu cầu của đề bài.
- Biết trao đổi với các bạn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện.
II. Chuẩn bị: 1 câu chuyện nói về những người đã góp sức mình chống lại đói nghèo, lạc hậu.
III. Các hoạt động dạy - học
1. Hướng dẫn HS kể chuyện.
a) Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu của đề.
- Gv ghi đề bài lên bảng, gọi 1 HS đọc đề bài; GV gạch dưới các từ cần chú ý: đã nghe, đã đọc, chống lại đói nghèo, lạc hậu,vì hạnh phúc.
- 1 số HS gới thiệu câu chuyện định kể.
 Ví dụ: Tôi sẽ kể câu chuyện Pa- xtơ và em bé. Đây là một câu chuyện nói về tấm lòng nhân hậu, yêu thương con người hết mực của bác sĩ Pa- xtơ đã khiến ông cống hiến được cho loài người một phát minh khoa học lớn lao.
b) HS thực hành kể chuyện, trao đổi ý nghĩa câu chuyện.
- HS kể chuyện theo cặp và trao đổi ý nghĩa câu chuyện.
- Gọi 1 số HS thi kể trước lớp.
- Mỗi HS kể xong đều nói ý nghĩa câu chuyện.
- Cả lớp và GV nhận xét chọn bạn kể hay nhất.
2. Củng cố, dặn dò: GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về kể câu chuyện cho người khác nghe. 
_______________________________
Toán
Luyện tập chung
I. Mục tiêu Củng cố cách chuyển hỗn số về số thập phân, cách tìm thành phần chưa biết trong phép nhân và giải toán về tỉ số phần trăm.
- Rèn kĩ năng thực hiện các phép tính và giải toán.
- Giáo dục HS tính cẩn thận tự giác làm bài.
II. Chuẩn bị: vở BT toán - Tập 1
III. Các hoạt động dạy - học
A. Bài cũ: Nêu cách giải bài toán về tỉ số phần trăm.
B. Luyện tập
- HS làm các bài tập trong vở BTT- Tr 101.
-GV quan sát giúp đỡ HS làm bài.
Bài 1: HS nêu yêu cầu của bài tập. GV hỏi: Muốn chuyển hỗn số về số thập phân ta làm thế nào? (chuyển phần phân số về số TP rồi cộng với phần nguyên).
- 1 HS khá, giỏi lên bảng làm bài.
- HS nhận xét, chữa bài trên bảng.
 Kết quả: 1,5; 2,6; 3,25; 3,28
Bài 2: HS nêu cách làm và làm vào vở. 1 HS lên bảng làm bài.
- HS nhận xét và chữa bài.
x x 1,2 - 3,45 = 4,68
 x x 1,2 = 4,68 + 3,45
 x x 1,2 = 8,13
 x = 8,13 : 1,2
 x = 6,775
Bài 3: 1 HS đọc BT. HS làm bài vào vở.
- 1 HS lên bảng làm bài. HS nhận xét bài trên bảng và chữa bài.
 Đáp số: 445 kg
C. Củng cố, dặn dò: GV nhận xét tiết học.
- Về ôn bài chuẩn bị KTĐK.
Thứ sáu ngày 16 tháng 12 năm 2011
Toán
Luyện tập về hình tam giác
I. Mục tiêu: HS nhận biết đặc điểm của hình tam giác có 3 cạnh, 3 góc, 3 đỉnh.
- Phân biệt được ba dạng tam giác (phân loại theo góc); Nhận biết đáy và đường cao 
của hình tam giác.
II. Chuẩn bị: Vở BTTV- Tập 1, ê ke.
III. Các hoạt động dạy - học
A. Bài cũ: Nêu các đặc diểm của hình tam giác.
- Nêu đặc điểm đường cao của hình tam giác.
B. Luyện tập
- HS làm các bài tập trong vở bài tập toán- Tr104- 105.
- GV hướng dẫn HS làm các bài tập.
Bài 1: HS dùng ê ke kiểm tra các góc và ghi vào vở.
- Gọi HS trả lời, HS khác nhận xét.
 + Hình tam giác ABC có 2 góc nhọn (đỉnh A và đỉnh C); 1góc tù đỉnh B.
 + Hình tam giác DEG có 2 góc nhọn đỉnh D và đỉnh G; 1 góc vuông đỉnh E.
Bài 2: HS dùng ê ke vẽ đường cao của mỗi hình tam giác ứng với đáy MN
- HS nêu cách vẽ đường cao.
- GV vẽ sẵn 3 hình tam giá như trong SGK lên bảng. Gọi 3 HS lên bảng vẽ.
- HS khác nhận xét.
Bài 3: HS tự vẽ vào vở. GV quan sát, hướng dẫn HS yếu cách vẽ.
- GV vẽ sẵn các hình lên bảng. 4 HS lên bảng vẽ theo yêu câu của BT.
- HS nhận xét.
Bài 4: HS làm vào vở. Gọi HS trả lời.
 Đáp án: a) 32 ô vuông b) 16 ô vuông c) Gấp 2 lần d) Bằng 1/ 2
C. Củng cố, dặn dò: GV nhận xét tiết học
- Dặn HS về ôn bài chuẩn bị kiểm tra.
____________________________________
Tiếng việt
Ôn tập về câu
I. Mục tiêu: Củng cố kiến thức về câu hỏi, câu kể, câu cảm, câu cầu khiến.
- Củng cố kiến thức về các kiểu câu kể (Ai làm gì?, Ai thế nào?, Ai là gì?); biết xác định CN- VN, trạng ngữ trong từng câu.
- HS biết tìm các loại câu, kiểu câu đó trong đoạn văn hoặc trong một câu chuyện.
II. Các hoạt động dạy - học
A. Bài cũ: Chúng ta đã được học những loại câu nào; kiểu câu kể nào?
B. Bài mới
1. Hoạt động 1: Làm việc cả lớp
- GV ghi bài tập lên bảng. HS đọc xác định yêu cầu và làm vào vở.
- GV quan tâm, giúp đỡ HS yếu.
Bài 1. Đọc mẩu chuyện vui sau đây và thực hiện nhiệm vụ nêu dưới mẩu chuyện.
 Một hôm, hai người bạn chia tay nhau. Tình bạn của họ thật là thắm thiết. Nhưng
họ lại quá bủn xỉn. Bịn rịn mãi nhưng họ vẫn chẳng nói được câu nào. Cuối cùng, người ở lại đành nói trước: 
 - Tớ nhớ cậu vô cùng! Đưa cho tớ cái nhẫn! Khi nào nhớ cậu, tớ sẽ ngắm nó kĩ. Cái nhẫn sẽ là vật kỉ niệm giữa chúng ta.
 Người đi xa đáp lại ngay: 
 - Việc gì mà phiền phức quá vậy? Khi nào nhớ tớ, cậu chỉ cần nhìn ngón tay. Nó sẽ nhắc cậu về cái ngày mà cậu định xin cái nhẫn nhưng tớ không cho!
a) Tìm trong mẩu chuyện trên:
- Một câu kể
- Một câu cảm
- Một câu hỏi
- Một câu khiến
b) Tìm trong mẩu truyện trên:
- Một câu kể kiểu "Ai làm gì?"
- Một câu kể kiểu "Ai là gì?"
- Một câu kể kiểu "Ai thế nào?"
Bài 2: Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong các câu trên.
2. Hoạt động 2: Chữa bài.
- Gọi 2 HS lên bảng chữa bài. HS khác nhận xét bổ sung.
- GV nhận xét chốt lại lời giải đúng.
3. Củng cố, dặn dò: GV nhận xét giờ học. 
- Dặn HS về ôn lại bài.
 Ngày tháng 12 năm 2011
 (Họ, tên và chữ kí của người duyệt)
Toán
 Luyện tập giải toán về tỉ số phần trăm
I. Mục tiêu: Luyện tập , củng cố cách giải toán về tỉ số phần trăm.
- Vận dụng các kiến thức đã học để làm các bài tập.
- Giáo dục HS tính cẩn thận tự giác làm bài.
II. Các hoạt động dạy - học
1. Hoạt động 1: Làm việc cá nhân
- GV ghi các bài tập lên bảng. HS làm bài vào vở.
- GV quan tâm giúp đỡ HS yếu.
Bài 1. Viết giá trị thích hợp của x vào ô trống, biết 75% giá trị củax là các số đo có trong bảng:
75% của x
12,3l
15,75m
12,9 tấn
0,36 ha
x
Bài 2. Tính bằng cách thuận tiện nhất:
 a) 9,87 - 4,35 - 1,6

File đính kèm:

  • docCopy of Tuan 17.doc
Giáo án liên quan