Đề kiểm tra chất lượng cuối học kì I môn Khoa học Lớp 4 - Năm học 2018-2019 - Trường Tiểu học Thanh Quan (Có đáp án)

Câu 4. Trước khi bơi, chúng ta cần phải làm gì?

A. Vận động tay, chân cho ra mồ hôi C. Chuẩn bị quần áo.

B. Tập các bài thể dục khởi động. D. Chuẩn bị thức ăn.

Câu 5. Vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên là:

A. Hiện tượng nước bay hơi thành hơi nước, rồi từ hơi nước ngưng tụ thành nước xảy ra lặp đi lặp lại.

B. Hiện tượng nước bay hơi thành hơi nước.

C. Từ hơi nước ngưng tụ thành nước.

 

doc6 trang | Chia sẻ: thúy anh | Ngày: 11/05/2023 | Lượt xem: 258 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra chất lượng cuối học kì I môn Khoa học Lớp 4 - Năm học 2018-2019 - Trường Tiểu học Thanh Quan (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG TIỂU HỌC THANH QUANG
ĐỀ CHÍNH THỨC
Ngày kiểm tra:07 tháng 01 năm 2019
BÀI KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG 
CUỐI HỌC KÌ I - NĂM HỌC: 2018-2019
M«n: Khoa học - lớp 4
Thêi gian: 40 phót (Không kể thời gian giao đề)
Họ và tên học sinh:.. Lớp: 4
Điểm
Đánh giá, nhận xét của giáo viên
...
...
...
Phần A - Trắc nghiệm (6 điểm):
 * Khoanh tròn vào chữ A, B, C, D cái trước ý trả lời đúng hoặc làm theo yêu cầu các câu hỏi sau: 
Câu 1. Quá trình lấy thức ăn, nước uống, không khí từ môi trường xung quanh để tạo ra chất riêng cho cơ thể và thải những chất cặn bã ra môi trường được gọi chung là quá trình gì?
A. Quá trình trao đổi chất.	B. Quá trình hô hấp.
C. Quá trình tiêu hoá.	D. Quá trình tuần hoàn.
Câu 2. Để phòng tránh bệnh do thiếu chất dinh dưỡng, cần: 
A. Ăn nhiều thịt, cá	B. Ăn nhiều hoa quả
C. Ăn uống đủ chất, cân đối, hợp lí	D. Không ăn thịt, cá
Câu 3. Thực phẩm sạch và an toàn là: 
Thực phẩm giữ được chất dinh dưỡng.
Thực phẩm được nuôi trồng, bảo quản và chế biến hợp vệ sinh.
Thực phẩm không bị nhiễm khuẩn, hóa chất, không gây ngộ độc hoặc gây hại lâu dài cho sức khỏe cho người sử dụng.
Tất cả các ý trên.
Câu 4. Trước khi bơi, chúng ta cần phải làm gì?
A. Vận động tay, chân cho ra mồ hôi	C. Chuẩn bị quần áo.
B. Tập các bài thể dục khởi động.	D. Chuẩn bị thức ăn.
Câu 5. Vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên là:
Hiện tượng nước bay hơi thành hơi nước, rồi từ hơi nước ngưng tụ thành nước xảy ra lặp đi lặp lại. 
Hiện tượng nước bay hơi thành hơi nước.
Từ hơi nước ngưng tụ thành nước.
Câu 6. Quan sát nước lấy từ ao. Các sinh vật nào sau đây ta không thể nhìn thấy bằng mắt thường mà phải dùng kính hiểm vi thì mới nhìn thấy?
A. Cá con B. Tôm con C. Vi sinh vật D. Rong rêu 
Câu 7. Điền Đ vào ô trống trước ý đúng, điền S vào ô trống trước ý sai: Không khí và nước có những tính chất giống nhau là:
 Không màu, không mùi, không vị.
 Không có hình dạng nhất định.
 Không thể bị nén.
Câu 8. Nối thông tin ở cột A với thông tin ở cột B cho thích hợp:
A
B
Thiếu chất đạm
Mắt nhìn kém, có thể dẫn đến mù loà
Thiếu vi- ta- min A
Bị còi xương
Thiếu i-ốt
Bị suy dinh dưỡng
Thiếu vi- ta- min D
Cơ thể phát triển chậm, kém thông minh, bị bướu cổ
Phần B - Tự luận: (4 điểm)
Câu 9: a): Nêu điểm giống vá khác nhau về tính chất của nước và tính chất của không khí? 
b) Tại sao chúng ta phải tiết kiệm nước?
Câu 10: a) Nêu các bệnh lây qua đường tiêu hóa?
b) Cách phòng bệnh lây qua đường tiêu hóa?
----------------------Hết-------------------
Hä vµ tªn gi¸o viªn coi
1/............................................................
2/............................................................
Hä vµ tªn gi¸o viªn chÊm
1/............................................................
2/............................................................
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA CUỐI KÌ I NĂM HỌC 2018-2019
MÔN: KHOA HỌC - LỚP 4
Câu
1
2
3
4
5
6
7
Đáp án
A
C
D
B
A
C
Đ-Đ-S
Điểm
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
1
Câu 8: (2 điểm) Nối đúng 1 ý được 0,5 điểm
A
B
Thiếu chất đạm
Mắt nhìn kém, có thể dẫn đến mù loà.
Thiếu vi- ta- min A
Bị còi xương.
Thiếu i-ốt
Bị suy dinh dưỡng
Thiếu vi- ta- min D
Cơ thể phát triển chậm, kém thông minh, bị bướu cổ.
Câu 9: (2 điểm)
+ Điểm giống: Trong suốt không màu, không mùi, không vị, không có hình dạng nhất định.
+ Điểm khác nhau: 
- Nước chảy từ trên cao xuống và lan ra mọi phía. Nước thấm qua một số vật và hòa tan một số chất.
- Không khí có thể bị nén lại hoặc bị giãn ra.
+ Chúng ta phải tiết kiệm nước vì: Nước sạch không phải tự nhiên mà có. Phải tốn nhiều công sức, tiền của mới có nước sạch để dùng. Vì vậy, không được lãng phí nước. Tiết kiệm nước là để dành tiền cho mình và cũng để có nước cho nhiều người khác được dùng.
Câu 10: (2 điểm) 
+ Mét sè bÖnh l©y qua ®­êng tiªu ho¸ th­êng gÆp lµ: tiªu ch¶y, t¶, lÞ, 
+ Cách phòng: Giữ vệ sinh ăng uống( Thực hiện ăn sạch, uống sạch, ăn thức ăn nấu chín, uống nước đun sôi. Không ăn thức ăn ôi thiu, chưa chín, không uống nước lã).
- Giữ vệ sinh cá nhân: Rửa sạch tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh.
- Giữ vệ sinh môi trường. Thường xuyên quét don vệ sinh sạch sẽ, vứt rác đúng nơi quy định, diệt ruồi, tuyên truyền để mọi người có ý thức giữ vệ sinh chung.
Lưu ý: 
- Điểm toàn bài không cho điểm thập phân, lẻ 0,5 điểm làm tròn thành 1 điểm.
- Tổ chuyên môn chấm mẫu, thống nhất biểu điểm trước khi chấm.
TRƯỜNG TIỂU HỌC THANH QUANG
ĐỀ CHÍNH THỨC
Ngày kiểm tra: 07 tháng 01 năm 2019
BÀI KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG 
CUỐI HỌC KÌ I - NĂM HỌC: 2018-2019
M«n: Lịch sử và Địa lí - lớp 4
Thêi gian: 40 phót (Không kể thời gian giao đề)
Họ và tên học sinh:.. Lớp: 4
Điểm
Đánh giá, nhận xét của giáo viên
...
...
...
Phần A - Trắc nghiệm (6 điểm):
 * Khoanh tròn vào chữ A, B, C cái trước ý trả lời đúng hoặc làm theo yêu cầu các câu hỏi dưới đây: 
Câu 1(0,5 điểm . Khoảng 700 năm TCN, nhà nước đầu tiên của nước ta đã ra đời có tên là:
 A. Văn Lang B. Âu Lạc
 C. Đại Việt 
Câu 2(1 điểm). Điền từ thích hợp vào chỗ ......cho phù hợp:
 Dãy Hoàng Liên Sơn có đỉnh ..............................................cao nhất nước ta và được gọi là “ ............................” của Tổ quốc.
Câu 3(1 điểm). Ngô Quyền đã dùng kế gì để đánh giặc?
Cắm cọc gỗ đầu nhọn xuống nơi hiểm yếu ở sông Bạch Đằng.
Dùng tàu thủy để đánh giặc.
Cắm cọc gỗ đầu nhọn xuống nơi hiểm yếu ở sông Bạch Đằng. Lợi dụng thủy triều lên xuống nhử cho giặc vào bãi cọc rồi đánh tan quân xâm lược. 
Câu 4(0,5 điểm) 
a) Vị vua nào gắn với chơi trò" đánh trận cờ lau" và "dẹp loạn 12 sứ quân"?
 	A. Ngô Quyền B. Đinh Bộ Lĩnh C. Quang Trung 
 b) ( 0,5 điểm)Nhà Lý dời đô ra Thăng Long vào năm nào? 
 	A. Năm 1009 B. Năm 2010 C. Năm 1010 
Câu 5(0,5 điểm). Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống trong các ý sau:
 Trung du Bắc Bộ là một vùng ?
 Núi với các đỉnh nhọn, sườn thoải.
 Đồi với các đỉnh nhọn, sườn thoải.
 Đồi với các đỉnh tròn, sườn thoải.
Câu 6( 1 điểm). Khí hậu Tây Nguyên có mấy mùa ?đó là mùa nào ?
Có hai mùa là mùa mưa và mùa khô.
Có ba mùa là mùa mưa, mùa khô, mùa đông.
Có bốn mùa là mùa mưa, mùa hè, mùa xuân, mùa khô.
Câu 7 ( 1 điểm). Hãy nối ý ở cột A với ý ở cột B sao cho thích hợp?
 A B
1. Nhà Trần đã lập ra Hà đê sứ 
a. dân cư đông đúc nhất nước ta.
2. Dân tộc Dao cư trú 
b. Khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
3. Đồng bằng Bắc Bộ là nơi
c. để trông coi việc đắp đê và bảo vệ đê.
4. Năm 40 xảy ra
d. Ở Hoàng Liên Sơn.	
Câu 8( 0,5 điểm). Đồng bằng Bắc Bộ là vựa lúa:
            A. Lớn thứ nhất.                   B. Lớn thứ hai.                  C. Lớn thứ ba.
Phần B - Tự luận: (4 điểm)
Câu 9 (1,5 điểm ). Chiến thắng Bạch Đằng có ý nghĩa như thế nào đối với nước ta thời bấy giờ?
Câu 10: a) (2 điểm ). Nêu nhưng điều kiện cho thấy Hà Nội là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học hàng đầu của nước ta?
 b) ( 0,5điểm) . Kể tên một số nghề thủ công của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ?
----------------------Hết-------------------
Hä vµ tªn gi¸o viªn coi
1/............................................................
2/............................................................
Hä vµ tªn gi¸o viªn chÊm
1/............................................................
2/............................................................
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I NĂM HỌC 2018-2019
MÔN: LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ - LỚP 4
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
A
Phan-xi-păng
“nóc nhà”
C
a) B
b) 1010
S, S, Đ
A
1-c; 2-d; 3-a; 4-b
B
Điểm
0,5
0,5
1
1
0,5
1
1
0,5
Câu 9. ( 1,5 điểm) Chiến thắng Bạch Đằng và Ngô Quyền xưng vương đã chấm dứt hoàn toàn thời kì hơn một nghìn năm dân ta sống dưới ách đô hộ của phong kiến phương Bắc và mở ra thời kì độc lập lâu dài cho dân tộc.
Câu 10: 
a) (2 điểm) - Hà Nội là thủ đô của nước ta. Là nơi làm việc của các cơ quan lãnh đạo cao nhất của nước ta.
- Hà Nội có nhiều nhà máy sản xuất nhiều sản phẩm phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu, có nhiều trung tâm thương mại, giao dịch trong và ngoài nước, có nhiều chợ lớn, nhiều siêu thị, hệ thống ngân hàng, bưu điện,
- Hà Nội là nơi tập trung nhiều viện nghiên cứu, trường đại học, bảo tàng, có Quốc Tử Giám ở Hà Nội là trường đại học đầu tiên của nước ta
b) (0,5 điểm) Một số nghề thủ công của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ là 
( từ 3 nghề trở lên) Lụa Vạn Phúc, gốm sứ Bát Tràng, gốm Chu Đậu, đồ gỗ ở Đồng Kị. chiếu cói Kim Sơn, chạm bạc Đồng Sâm ;
Lưu ý: 
- Điểm toàn bài không cho điểm thập phân, lẻ 0,5 điểm làm tròn thành 1 điểm.
- Tổ chuyên môn chấm mẫu, thống nhất biểu điểm trước khi chấm.

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_chat_luong_cuoi_hoc_ki_i_mon_khoa_hoc_lop_4_nam.doc
Giáo án liên quan