Đề kiểm tra 45 phút văn bản học kì I môn Ngữ văn 8 - Trường THCS Phả Lại (Có đáp án)
Câu 2: Đoạn trích “Trong lòng mẹ” của Nguyên Hồng chủ yếu trình bày tâm địa độc ác của người cô bé Hồng.
A. Đúng B. Sai
Câu 3: Điền từ còn thiếu để hoàn chỉnh một giá trị nội dung của truyện ngắn “Lão Hạc” của nhà văn Nam Cao?
Truyện ngắn “Lão Hạc” đã thể hiện một cách chân thực, cảm động số phận đau thương của người nông dân trong xã hội cũ và.của họ.
Câu 4.Các tác phẩm truyện kí: Tôi đi học, Trong lòng me, Tức nước vỡ bờ , Lão Hạc được viết vào thời kì nào?
A.1930-1945 B. 1945-1954
C.1954-1975 D. Sau 1975
Câu 5: Trong truyện “Cô bé bán diêm”, mộng tưởng nào không hiện lên sau những lần quẹt diêm của cô bé?
A. Lò sưởi bằng sắt có những hình nổi bằng đồng bóng nhoáng.
B. Cây thông Nô- en được trang trí lộng lẫy.
C. Ngôi nhà xinh xắn có dây trường xuân bao quanh.
D. Người bà và cảnh hai bà cháu bay lên trời.
VĂN 8 Tên chủ đề (nội dung, chương) Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng ở mức cao hơn Cộng TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL Chủ đề 1: Truyện kí Việt Nam - Nhớ tên tác giả, đặc trưng sáng tác của tác giả. - Hoàn cảnh sáng tác. -Nhớ nhân vật chính. Viết bài văn nêu suy nghĩ về số phận và phẩm chất của nhân vật, liên hệ. Số câu Số điểm Tỉ lệ % 4 1.75 17.5 1 5 50 5 6.75 67.5 Chủ đề 2: Văn học nước ngoài - Nhớ chi tiết trong văn bản. - Hiểu giá trị của chi tiết, hình ảnh đặc sắc. - Hiểu nội dung bức thông điệp Số câu Số điểm Tỉ lệ % 1 0.25 2.5 1 3 30 2 3.25 32.5 Tổng số câu Tổng số điểm Tỉ lệ % 5 2 20% 1 3 30% 1 5 50% 7 10 100% UBND THỊ XÃ CHÍ LINH TRƯỜNG THCS PHẢ LẠI ĐỀ KIỂM TRA 45 PHÚT VĂN BẢN HỌC KÌ I MÔN NGỮ VĂN 8 Thời gian làm bài: 45 phút (Đề này gồm 7 câu, 2 trang) Người ra đề: Phạm Thị Hoài Chức vụ: Giáo viên. Trường : THCS Phả Lại Điện thoại:01276816167 Email: hoaidungnamhuong@gmail.com Phần I: Trắc nghiệm (2 điểm): Câu 1: Nối A với B để được nhận xét đúng: A B 1.Thanh Tịnh a. Cây bút nhân đạo thống thiết. Nhà văn của những người cùng khổ, của phụ nữ và trẻ em 2. Nguyên Hồng b. Cây bút lãng mạn giàu chất thơ, nhẹ nhàng bâng khuâng. 3. Ngô Tất Tố c. Cây bút chân thực, giàu tính triết lí, thấm đượm một tinh thần nhân đạo sâu xa. 4. Nam Cao d. Cây bút hiện thực sắc sảo. Nhà văn của nông dân và nông dân Việt Nam. Câu 2: Đoạn trích “Trong lòng mẹ” của Nguyên Hồng chủ yếu trình bày tâm địa độc ác của người cô bé Hồng. A. Đúng B. Sai Câu 3: Điền từ còn thiếu để hoàn chỉnh một giá trị nội dung của truyện ngắn “Lão Hạc” của nhà văn Nam Cao? Truyện ngắn “Lão Hạc” đã thể hiện một cách chân thực, cảm động số phận đau thương của người nông dân trong xã hội cũ và................................................của họ. Câu 4.Các tác phẩm truyện kí: Tôi đi học, Trong lòng me, Tức nước vỡ bờ , Lão Hạc được viết vào thời kì nào? A.1930-1945 B. 1945-1954 C.1954-1975 D. Sau 1975 Câu 5: Trong truyện “Cô bé bán diêm”, mộng tưởng nào không hiện lên sau những lần quẹt diêm của cô bé? A. Lò sưởi bằng sắt có những hình nổi bằng đồng bóng nhoáng. B. Cây thông Nô- en được trang trí lộng lẫy. C. Ngôi nhà xinh xắn có dây trường xuân bao quanh. D. Người bà và cảnh hai bà cháu bay lên trời. Phần II: Tự luận (8 điểm): Câu 1 (3 điểm): Giải thích vì sao chiếc lá thường xuân do cụ Bơ-men vẽ trong truyện ngắn “Chiếc lá cuối cùng” của O. Hen–ri lại được coi là một kiệt tác? Câu 2 (5 điểm) : Viết một bài văn ngắn suy nghĩ của em về số phận và phẩm chất của người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám qua hình tượng nhân vật chị Dậu trong đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” của nhà văn Ngô Tất Tố. ----------------------- Hết ----------------------- UBND THỊ XÃ CHÍ LINH TRƯỜNG THCS PHẢ LẠI HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA 45 PHÚT VĂN BẢN HỌC KÌ I MÔN NGỮ VĂN 8 (Hướng dẫn chấm gồm 02 trang) Phần I: Trắc nghiệm (2 điêm): Câu 1 : - Mức tối đa: Kết nối đúng đáp án, được 1 điểm 1-b; 2-a; 3-d; 4-c - Mức chưa tối đa: Chỉ kết nối đúng từ một đến ba đáp án (mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm) - Mức không đạt: Kết nối sai hoàn toàn hoặc không làm. Câu 2 : - Mức tối đa: Chọn đúng đáp án B, được 0,25 điểm - Mức không đạt: trả lời sai hoặc không có câu trả lời Câu 3 : -Mức tối đa: điền: phẩm chất cao quý tiềm tàng, được 0,25 điểm -Mức không đạt: trả lời sai hoặc không có câu trả lời Câu 4 : - Mức tối đa: Chọn đúng đáp án A , được 0,25 điểm - Mức không đạt: trả lời sai hoặc không có câu trả lời Câu 5 : - Mức tối đa: Chọn đúng đáp án C , được 0,25 điểm - Mức không đạt: trả lời sai hoặc không có câu trả lời B. Phần tự luận: Câu 1( 3 điểm): a Mức tối đa: *Về phương diện nội dung (2.75 điểm): Học sinh đảm bảo được các ý: - Chiếc lá thường xuân mà cụ Bơ- men đã vẽ trên bức tường trong đêm mưa rét chính là một kiệt tác, vì : + Chiếc lá giống y như thật...( 0,25điểm) + Chiếc lá ấy đã đem lại niềm tin, khơi dậy sự sống trong tâm hồn con người, cứu sống được Giôn –xi.( 0,75điểm) + Chiếc lá ấy không chỉ vẽ bằng bút lông, bột màu, tài năng mà còn bằng tình thương bao la và lòng hi sinh cao cả của người hoạ sĩ già Bơ-men.( 0,75điểm) + Qua hình tượng chiếc lá cuối cùng ta hiểu được mục đích sáng tạo của nghệ thuật chân chính: thầm lặng, hi sinh vì con người.( 1 điểm) *Về phương diện hình thức (0.25 điểm): - Diễn đạt rõ ràng, lưu loát, giàu hình ảnh, giàu cảm xúc - Không mắc lối dùng từ, lỗi chính tả b. Mức chưa tối đa: Chỉ đảm bảo được một trong các yêu cầu về nội dung và hình thức nêu trên c. Mức không đạt: không làm bài hoặc làm lạc đề Câu 2 (5 điểm): a. Mức tối đa: * Về nội dung (4 điểm): đảm bảo các ý cơ bản về nội dung như sau: a. Mở bài : Giới thiệu nhân vật chị Dậu( 0,5 điểm) b. Thân bài ( 3 điểm): Cần đảm bảo các ý sau: - Chị Dậu là hình tượng tiêu biểu cho số phận đau khổ, bi thảm của người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng 8 (0.75điểm): + Chị rơi vào tình cảnh điêu đứng: nghèo khổ, bị bóc lột sưu thuế; chồng bị đánh đập và được trả về trong tình trạng sống dở chết dở, có thể bị đánh, bắt lại bất cứ lúc nào. - Chị Dậu là hình tượng tiêu biểu cho phẩm chất tốt đẹp của người nông dân trước Cách mạng tháng 8 (1.5 điểm): + Chị là người vợ giàu tình yêu thương chồng: chăm sóc chồng, ân cần, nhẹ nhàng, an ủi, vỗ về... + Là người phụ nữ thông minh sắc sảo, có tính cách mạnh mẽ, tư thế hiên ngang dũng cảm, đặc biệt ở chị tiềm tàng một sức sống mãnh liệt, tinh thần bất khuất chống lại cường quyền, áp bức (nêu dẫn chứng và phân tích) - Suy nghĩ của bản thân về nhân vật chị Dậu nói riêng và người nông dân VN lúc bấy giờ nói chung (0.75 điểm) + Hiểu và cảm thông với số phận đau khổ bi thảm của người nông dân. + Yêu quý, cảm phục trước vẻ đẹp tâm hồn của họ. Liên hệ với người nông dân ngày nay. c. Kết bài ( 0,5 điểm): Khẳng định vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật chị Dậu nói riêng và của người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám nói chung. Khẳng đinh giá trị của tác phẩm . *Về hình thức và các tiêu chí khác (1 điểm): - Bài viết đảm bảo bố cục ba phần theo cấu trúc của một bài văn, vận dụng tốt các phương pháp làm bài văn phát biểu cảm nghĩ. - Bài viết không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu, diễn dạt - Lời văn mạch lạc, trong sáng, từ ngữ giàu hình ảnh, giàu cảm xúc. b. Mức chưa tối đa: Chưa đảm bảo đầy đủ các yêu cầu về nội dung và hình thức nêu trên c. Mức không đạt: không làm bài hoặc làm lạc đề ----------------------- Hết -----------------------
File đính kèm:
- de_kiem_tra_45_phut_van_ban_hoc_ki_i_mon_ngu_van_8_truong_th.doc