Đề kiểm tra 45 phút - Số 2 - học kỳ I - môn hoá học 12 thời gian làm bài: 45 phút

Câu 1: Có bao nhiêu đồng phân cấu tạo amin có công thức phân tử C4H11N

A. 7. B. 10. C. 8. D. 9.

Câu 2: Glyxin có công thức phân tử là

A. CH2(NH2)COOH. B. CH3CH(NH2)COOH.

C. HOOCCH(NH2)CH2CH2COOH. D. C3H¬5(OH)3.

 

doc2 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 975 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra 45 phút - Số 2 - học kỳ I - môn hoá học 12 thời gian làm bài: 45 phút, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GD & ĐT HẢI PHÒNG
TRUNG TÂM GDTX AN DƯƠNG
Mã đề thi 358
ĐỀ KIỂM TRA 45’ - SỐ II - HỌC KỲ I - MÔN HOÁ HỌC 12
Thời gian làm bài: 45 phút 
(30 câu trắc nghiệm)
Câu 1: Có bao nhiêu đồng phân cấu tạo amin có công thức phân tử C4H11N
A. 7.	B. 10.	C. 8.	D. 9.
Câu 2: Glyxin có công thức phân tử là
A. CH2(NH2)COOH.	B. CH3CH(NH2)COOH.
C. HOOCCH(NH2)CH2CH2COOH.	D. C3H5(OH)3.
Câu 3: Các polime có khả năng lưu hóa là
A. Poliisopren;	B. Tất cả đều đúng	C. Cao su BuNa-S;	D. Cao su BuNa;
Câu 4: Để tổng hợp polime, người ta có thể sử dụng
A. Tất cả đều đúng.
B. Phản ứng trùng hợp.
C. Phản ứng trùng ngưng.
D. Phản ứng đồng trùng hợp hay phản ứng đồng trùng ngưng.
Câu 5: Tơ nilon 6,6 là
A. Polieste của axit ađipic và etylen glycol;
B. Poliamit của axit ε aminocaproic;
C. Poliamit của axit ađipic và hexametylenđiamin;
D. Hexacloxyclohexan;
Câu 6: Anilin (C6H5NH2) và phenol (C6H5OH) đều có phản ứng với
A. dd Br2.	B. dd HCl.	C. dd NaCl.	D. dd NaOH.
Câu 7: Để phân H2N-CH2-COOH, CH3COOH, H2N-(CH2)4CH(NH2)COOH người ta dùng
A. HCl.	B. Na.	C. quì tím.	D. NaOH.
Câu 8: Glyxin phản ứng được với các chất trong dãy nào sau đây
A. NaOH, NaNO3.	B. H2SO4 và KOH.	C. HCl, Na2SO4.	D. NaCl, NaOH.
Câu 9: Quá trình nhiều phân tử nhỏ (monome) kết hợp với nhau thành phân tử lớn (polime) đồng thời giải phóng những phân tử nước gọi là phản ứng
A. trùng hợp.	B. trùng ngưng.	C. nhiệt phân.	D. trao đổi.
Câu 10: Trong các polime sau đây
Bông (1); Tơ tằm (2); Len (3); Tơ visco (4); Tơ enang (5); Tơ axetat (6); Tơ nilon (7); Tơ capron (8)
Loại nào có nguồn gốc từ xenlulozơ?
A. (2), (4), (8).	B. (3), (5), (7).	C. (1), (4), (6).	D. (1), (3), (7).
Câu 11: Hãy cho biết polime nào sau đây có cấu trúc mạch phân nhánh.
A. Cao su Isopren	B. PVC	C. xenlulozơ.	D. amilopectin
Câu 12: Số liên kết peptit trong một đipeptit là
A. 1.	B. 3.	C. 2.	D. 0.
Câu 13: Một đoạn mạch PVC có khoảng 1000 mắt xích. Hãy xác định khối lượng của đoạn mạch đó.
A. 125000 đvC	B. 625000 đvC	C. 250000đvC.	D. 62500 đvC
Câu 14: Khối lượng phân tử trung bình của Xenlulozơ trong sợi gai là 590000đvC. Số gốc C6H10O5 trong phân tử xenlulozơ trên là:
A. 3773.	B. 3661	C. 2771	D. 3642
Câu 15: Hệ số trùng hợp của loại polietilen có khối lượng phân tử là 4984 đvC và của polisaccarit (C6H10O5)n có khối lượng phân tử 162000 đvC lần lượt là:
A. 178 và 2000	B. 178 và 1000	C. 187 và 100	D. 278 và 1000
Câu 16: Hãy cho biết polime nào sau đây là polime thiên nhiên?
A. cao su Isopren	B. cao su BuNa	C. nilon-6,6	D. amilozơ
Câu 17: Cho các amin sau: CH3NH2 (1); C2H5NH2 (2); (CH3)2NH (3); (CH3)3N (4); C6H5NH2 (5). Những amin bậc I là
A. (1), (2), (5).	B. (1), (2), (3).	C. (1), (3), (4).	D. (2), (4), (5).
Câu 18: Nhóm CO-NH là
A. nhóm hiđroxyl.	B. nhóm cacboxyl.	C. nhóm peptit.	D. nhóm cacbonyl.
Câu 19: Có thể điều chế PE bằng phản ứng trùng hợp monome sau
A. CH2-CHCl	B. CH2=CHOCOCH3	C. CH2=CH2;	D. CH2=CH-CH3
Câu 20: Trong số các loại tơ sau:
(1)[-NH-(CH2)6-NH-CO-(CH2)4-CO-]n (2) [-NH-(CH2)5-CO-]n 	(3) [C6H7O2(O-CO-CH3)3]n.
Tơ thuộc loại sợi poliamit là
A. (1) và (3)	B. (1) và (2)	C. (1), (2) và (3).	D. (2) và (3)
Câu 21: Trong các polime sau, polime có thể dùng làm chất dẻo
A. Nhựa PVC	B. Tất cả đều đúng	C. Nhựa PE	D. Thuỷ tinh hữu cơ
Câu 22: Cặp ancol và amin có cùng bậc
A. (C6H5)2NH và C6H5CH2OH.	B. C6H5NHCH3 và C6H5CH(OH)CH3.
C. (CH3)3COH và (CH3)3CNH2.	D. (CH3)2CHOH và (CH3)2CHNH2.
Câu 23: Đặc điểm cấu tạo của các monome tham gia phản ứng trùng hợp là
A. Phân tử phải có cấu tạo mạch nhánh
B. Phân tử phải có từ hai nhóm chức trở lên
C. Phân tử phải có cấu tạo mạch không nhánh
D. Phân tử phải có liên kết kép hoặc vòng không bền.
Câu 24: Cho các chất sau: 1- CH3OH, 2- HCl, 3- NaOH, 4- Na2SO4, 5- NaCl. Glyxin (CH2(NH2)COOH) phản ứng được với
A. 1, 2, 3.	B. 1, 3, 5.	C. 1, 2, 3, 4.	D. 1, 4, 5.
Câu 25: Để chứng minh aminoaxit là hợp chất lưỡng tính người ta có thể dùng phản ứng của chất này lần lượt với
A. dung dịch KOH và CuO.	B. dung dịch NaOH và dung dịch NH3.
C. dung dịch HCl và dung dịch Na2SO4.	D. dung dịch KOH và dung dịch HCl.
Câu 26: Polime có công thức [(-CO-(CH2)4-CO-NH-(CH2)6-NH-]n thuộc loại nào?
A. Tơ capron	B. Chất dẻo	C. Tơ nilon-6,6	D. Cao su
Câu 27: Trùng hợp 1 mol etilen ở điều kiện thích hợp thì thu được bao nhiêu gam PE?
A. 56 gam	B. 14 gam
C. Không xác định được	D. 28 gam
Câu 28: Khối lượng muối thu được khi cho 11,25 gam axit amino axetic (H2NCH2COOH) tác dụng hết với dung dịch axit HCl là (Cho C = 12, H = 1, O = 16, N = 14, Cl = 35,5) là
A. 11,15 gam.	B. 15,15 gam.	C. 10,15 gam.	D. 16,725 gam.
Câu 29: Cho 9 gam etylamin (C2H5NH2) tác dụng vừa đủ với axit HCl khối lượng muối thu được là (Cho C = 12, H = 1, N = 14, Cl = 35,5)
A. 0,85 gam.	B. 16,3 gam.	C. 8,1 gam.	D. 7,65 gam.
Câu 30: Cho các chất sau: C6H5NH2 (1); CH3NH2 (2); NH3 (3). Trật tự tăng dần tính bazơ (từ trái qua phải) là
A. (2), (3), (1).	B. (3), (2), (1).	C. (1), (3), (2).	D. (1), (2), (3).
-----------
CH
CH----------------------
Cho biết: C = 12, H = 1, O = 16, N = 14, Cl = 35,5, Na = 23, Br = 80
----------- HẾT ----------

File đính kèm:

  • docKT45_SO II_HKI_K12_358.doc