Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2010 môn thi: hóa học- Giáo dục thường xuyên

Cho biết khối lượng nguyên tử (theo u) của các nguyên tố là:

H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Fe = 56; S = 32; Al = 27; K = 39; Cl = 35,5; Ba = 137;

Ag = 108; Br = 80; Ca = 40; Mg = 24; Li = 7; Sr = 88.

Câu 1: Chất phản ứng được với dung dịch HCl và NaOH là

A. MgO. B. KOH. C. Cr2O3. D. CuO.

 

doc4 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 797 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2010 môn thi: hóa học- Giáo dục thường xuyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TTGDTX PHÚ LỘC
ĐỀ THI THỬ
(Đề thi có 03 trang)
KỲ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM 2010
Môn thi: HÓA HỌC- Giáo dục thường xuyên
Thời gian làm bài: 60 phút.
Mã đề thi 124
Họ, tên thí sinh:..........................................................................
Số báo danh:...............................................................................
Cho biết khối lượng nguyên tử (theo u) của các nguyên tố là:
H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Fe = 56; S = 32; Al = 27; K = 39; Cl = 35,5; Ba = 137; 
Ag = 108; Br = 80; Ca = 40; Mg = 24; Li = 7; Sr = 88.
Câu 1: Chất phản ứng được với dung dịch HCl và NaOH là
A. MgO.	B. KOH.	C. Cr2O3.	D. CuO.
Câu 2: Để làm mềm nước cứng tạm thời, ta có thể dùng dung dịch
A. Ca(OH)2.	B. HCl.	C. NaCl.	D. KNO3.
Câu 3: Nguyên tắc chung để điều chế kim loại là
A. oxi hóa ion kim loại thành nguyên tử.	B. khử ion kim loại thành nguyên tử.
C. cho ion kim loại tác dụng với axit.	D. cho ion kim loại tác dụng với bazơ.
Câu 4: Cho sơ đồ chuyển hoá: FeFeCl2Fe(OH)2 (mỗi mũi tên ứng với một phản ứng). Hai chất X, Y lần lượt là
A. Cl2, NaOH.	B. HCl, Mg(OH)2.	C. NaCl, Cu(OH)2.	D. HCl, NaOH.
Câu 5: Cho sơ đồ chuyển hóa sau: Glucozơ → X → Y → etyl axetat. X, Y lần lượt là
A. ancol etylic, axit fomic.	B. fructozơ, ancol metylic.
C. ancol etylic, andehit axetic.	D. ancol etylic, axit axetic.
Câu 6: Sản phẩm tạo thành có chất kết tủa khi dung dịch Na2CO3 tác dụng với dung dịch
A. CaCl2.	B. KOH.	C. NaNO3.	D. KCl.
Câu 7: Để khử ion Cu2+ trong dung dịch CuSO4 có thể dùng kim loại
A. Fe.	B. Na.	C. Ba.	D. K.
Câu 8: Để chứng minh amino axit là hợp chất lưỡng tính ta có thể dùng phản ứng của chất này lần lượt với
A. dung dịch KOH và CuO.	B. dung dịch HCl và dung dịch Na2SO4.
C. dung dịch KOH và dung dịch HCl.	D. dung dịch NaOH và dung dịch NH3.
Câu 9: Cấu hình electron của cation R+ có phân lớp ngoài cùng là 2p6. Nguyên tử R là
A. Li.	B. Mg.	C. K.	D. Na.
Câu 10: Cho 5,88 gam anilin tác dụng với dung dịch brom, sau phản ứng thu được 13,2 gam kết tủa 2,4,6-tribrom anilin. Khối lượng brom đã phản ứng là
A. 7,26 gam.	B. 9,6 gam.	C. 19,2 gam.	D. 28,8 gam.
Câu 11: Hoà tan 10g hỗn hợp bột Fe và Fe2O3 bằng một lượng dung dịch HCl vừa đủ thu được 1,12 lít hidro ( đktc) . Phần trăm theo khối lượng của Fe và Fe2O3 trong hỗn hợp ban đầu lần lượt là
A. 50%, 50%.	B. 10%, 90%.	C. 20%, 80%.	D. 28%, 72%.
Câu 12: Tính chất hoá học chung của hợp chất sắt (II) là
A. không có tính khử, cũng không có tính oxi hoá.
B. tính oxi hoá.
C. tính khử.
D. vừa có tính khử, vừa có tính oxi hoá.
Câu 13: Đun nóng dung dịch chứa m gam glucozơ với dung dịch AgNO3/NH3 (dư) thu được 32,4 gam Ag. Gía trị của m là
A. 27 gam.	B. 2,7gam.	C. 54 gam.	D. 40,5 gam.
Câu 14: Thuốc thử để phân biệt glucozơ và fructozơ là
A. Cu(OH)2.	B. Na.	C. nước brom.	D. AgNO3/NH3.
Câu 15: : Trong số các loại tơ sau: 	
(1) [-NH-(CH2)6-NH-OC-(CH2)4-CO-]n 
(2) [-NH-(CH2)5-CO-]n.	
(3) [C6H7O2(OOC-CH3)3]n . 
Tơ thuộc loại poliamit là
A. (1), (2).	B. (1), (3).	C. (2), (3).	D. (1), (2), (3).
Câu 16: Hiđroxit có tính chất lưỡng tính là
A. Cu(OH)2.	B. Al(OH)3.	C. Fe(OH)3.	D. Mg(OH)2.
Câu 17: Thể tích khí clo (đktc) cần dùng để phản ứng hoàn toàn với 5,4 gam Al là
A. 8,96 lít.	B. 3,36 lít.	C. 2,24 lít.	D. 6,72lít.
Câu 18: Chất thuộc loại polisaccarit là
A. glucozơ.	B. saccarozơ.	C. fructozơ.	D. tinh bột.
Câu 19: Crom(III) oxit ( Cr2O3) không phản ứng với dung dịch
A. NaOH.	B. NaCl.	C. HNO3.	D. H2SO4.
Câu 20: Kim loại Fe không phản ứng với dung dịch
A. HCl.	B. HNO3 đặc, nguội.	C. H2SO4 đặc, nóng.	D. H2SO4 loãng.
Câu 21: Thuốc thử để nhận biết 3 dung dịch NaCl, MgCl2, AlCl3 đựng trong các lọ mất nhãn là
A. NaOH.	B. Br2.	C. AgNO3.	D. BaCl2.
Câu 22: Cho dãy các kim loại: Na, Mg, Fe, Al. Kim loại có tính khử yếu nhất trong dãy là
A. Mg.	B. Al.	C. Fe.	D. Na.
Câu 23: Khi xà phòng hóa triolein ta thu được sản phẩm là
A. C17H33COONa và glixerol.	B. C15H31COONa và etanol.
C. C17H35COOH và glixerol.	D. C15H31COONa và glixerol.
Câu 24: Chất phản ứng với dung dịch NaOH là
A. C6H5NH2.	B. C6H12O6.	C. CH3COOCH3.	D. C12H22O11.
Câu 25: Đun nóng este HCOOC2H5 với một lượng vừa đủ dung dịch NaOH, sản phẩm thu được là
A. CH3COONa và CH3OH.	B. HCOONa và C2H5OH.
C. HCOONa và CH3OH.	D. C2H5ONa và HCOOH.
Câu 26: Chất tham gia phản ứng trùng ngưng tạo polime là
A. CH3COOH.	B. CH2=CH-CH3.	C. H2NCH2COOH.	D. CH2=CH-COOH.
Câu 27: Cho 6,85 gam kim loại X thuộc nhóm IIA vào nước, thu được 1,12 lít khí H2 (đktc). Kim loại X là
A. Ca.	B. Mg.	C. Sr.	D. Ba.
Câu 28: Nhựa phenolfomandehit được điều chế bằng cách đun nóng phenol (dư) với dung dịch
A. CH3COOH trong môi trường axit.	B. CH3CHO trong môi trường axit.
C. HCOOH trong môi trường axit.	D. HCHO trong môi trường axit.
Câu 29: Cho dãy các chất khí : CO, SO2, CO2, H2S, NO2. Số chất trong dãy gây ô nhiễm không khí là
A. 3.	B. 2.	C. 4.	D. 5.
Câu 30: Dãy gồm các kim loại được xếp theo thứ tự tính khử tăng dần từ trái sang phải là
A. Fe, Al, Mg.	B. Fe, Mg, Al.	C. Mg, Fe, Al.	D. Al, Mg, Fe.
Câu 31: Số đồng phân amin có công thức phân tử C3H9N là
A. 2.	B. 4.	C. 3.	D. 5.
Câu 32: Kim loại không tác dụng với HNO3 đặc, nóng là
A. Al.	B. Fe.	C. Au.	D. Ag.
Câu 33: Saccarozơ, xenlulozơ và tinh bột đều có phản ứng
A. tráng gương.	B. với dung dịch NaCl.
C. màu iôt.	D. thủy phân trong môi trường axit.
Câu 34: Chất vừa tác dụng với dung dịch HCl và NaOH là
A. AlCl3.	B. NaHCO3.	C. Fe(OH)3.	D. Mg(OH)2.
Câu 35: Kim loại bị phá hủy trong môi trường kiềm là
A. Cu.	B. Al.	C. Mg.	D. Fe.
Câu 36: Để phân biệt 3 dung dịch H2NCH2COOH, CH3COOH và C2H5NH2 chỉ cần dùng một thuốc thử là
A. dung dịch HCl.	B. natri kim loại.	C. quỳ tím.	D. dung dịch NaOH.
Câu 37: Một hợp chất của crom có khả năng làm bốc cháy S, C, P, C2H5OH khi tiếp xúc với nó. Hợp chất đó là
A. CrO3.	B. Cr2O3.	C. Cr(OH)3.	D. Cr2(SO4)3.
Câu 38: Số electron lớp ngoài cùng của các nguyên tử kim loại thuộc nhóm IA là
A. 2.	B. 3.	C. 4.	D. 1.
Câu 39: Công thức cấu tạo của alanin là
A. H2N-CH2-COOH.	B. C6H5NH2.
C. H2N-CH2-CH2-COOH.	D. CH3-CH(NH2)-COOH.
Câu 40: Thủy phân một este no, đơn chức thu được một axit X và ancol metylic. Để trung hòa 4,44 gam axit X cần 60 ml dung dịch NaOH 1M. Công thức của este đó là
A. C2H5COOCH3.	B. CH3COOCH3.	C. C3H7COOCH3.	D. HCOOCH3.
-----------------------------------------------
----------- HẾT ----------
 	 Học sinh lớp 12 Trung Tâm GDTX Phú Lộc, Thừa Thiên Huế
 ĐÁP ÁN THI THỬ MÔN HÓA HỌC LẦN 2.
CÂU
MÃ ĐỀ THI
124
245
376
412
1
C
C
A
A
2
A
B
D
C
3
B
B
A
B
4
D
C
B
D
5
D
D
A
D
6
A
A
A
A
7
A
B
B
B
8
C
D
C
C
9
D
A
C
D
10
C
A
B
C
11
D
A
B
D
12
C
A
A
D
13
A
C
D
A
14
C
A
D
C
15
A
A
C
C
16
B
D
D
B
17
D
D
D
D
18
D
B
A
D
19
B
B
C
B
20
B
D
D
A
21
A
C
D
A
22
C
A
B
C
23
A
B
B
A
24
C
C
C
C
25
B
C
D
B
26
C
D
D
C
27
D
C
D
D
28
D
D
A
D
29
D
B
B
D
30
A
B
B
A
31
B
B
C
B
32
C
D
D
A
33
D
B
D
D
34
B
C
C
B
35
B
C
A
B
36
C
A
C
C
37
A
C
A
C
38
D
A
B
A
39
D
D
C
D
40
A
D
C
A

File đính kèm:

  • docDe thi TNTHPT Mon Hoa hoc.doc