Đề kiểm ra Lịch sử 6

I. Phần I: Trắc nghiệm khách quan (4 điểm).

1. Khúc Thừa Dụ dựng quyền tự chủ trong hoàn cảnh nào ?

A. Nhà Đường có loạn, chính quyền suy yếu.

B. Nhiều cuộc khởi nghĩa của nhân dân nổ ra, nhà Đường suy yếu.

C. Khúc Thừa Dụ được nhân dân ủng hộ.

D. Tiết độ sứ Độc Cô Tổn tàn bạo.

 

2. Nghệ thuật đặc sắc nhất của người Chăm là gì ?

A. Kiến trúc đền, tháp.

B. Các bức chạm nổi.

C. Nghệ thuật múa.

D. Kiến trúc chùa chiền.

 

3. Chủ trương xây dựng đất nước tự chủ theo đường lối "chính sự cốt chuọng khoan dung, giản dị, nhân dân đều được yên vui" là của ai ?

A. Khúc Thừa Dụ.

B. Khúc Hạo.

C. Khúc Thừa Mĩ.

D. Dương Đình Nghệ.

 

doc6 trang | Chia sẻ: giathuc10 | Lượt xem: 1197 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm ra Lịch sử 6, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đề kiểm ra lịch sử 6
I. Phần I: Trắc nghiệm khách quan (4 điểm).
1. Khúc Thừa Dụ dựng quyền tự chủ trong hoàn cảnh nào ?
A. Nhà Đường có loạn, chính quyền suy yếu.
B. Nhiều cuộc khởi nghĩa của nhân dân nổ ra, nhà Đường suy yếu.
C. Khúc Thừa Dụ được nhân dân ủng hộ.
D. Tiết độ sứ Độc Cô Tổn tàn bạo.
2. Nghệ thuật đặc sắc nhất của người Chăm là gì ?
A. Kiến trúc đền, tháp.
B. Các bức chạm nổi.
C. Nghệ thuật múa.
D. Kiến trúc chùa chiền.
3. Chủ trương xây dựng đất nước tự chủ theo đường lối "chính sự cốt chuọng khoan dung, giản dị, nhân dân đều được yên vui" là của ai ?
A. Khúc Thừa Dụ.
B. Khúc Hạo.
C. Khúc Thừa Mĩ.
D. Dương Đình Nghệ.
4. Sau hơn một ngàn năm bị phong kiến phương Bắc đo hộ, nhân dân ta vẫn giữ được các phong tục tập quán cổ truyền gì ?
A. Làm bánh chưng, bánh dầy.
B. Nhuộm răng, ăn trầu, xăm mình.
C. Lễ hội dân gian.
D. Cả ba câu trên đề đúng.
5. Từ Thanh Hoá, Ngô Quyền kéo quân ra Bắc nhằm mục đích gì ?
A. Lấy lại chức Tiết độ sứ.
B. Trị tên phản bội Kiều Công Tiễn.
C. Bảo vệ nền tự chủ đang được xây dựng của đất nước.
D. Cả B và C đúng.
6. Vì sao Kiều Công Tiễn cho người sang cầu cứu nhà Nam Hán ?
A. Kiều Công Tiễn sợ Ngô Quyền.
B. Kiều Công Tiễn biết mình không thể đối phó với Ngô Quyền.
C. Kiều Công Tiễn muốn giảng hoà với nhà Nam Hán.
D. Kiều Công Tiễn muốn vua Nam Hán công nhận mình là Tiết độ sứ.
7. Kế hoạch đánh giặc của Ngô Quyền độc đáo ở chỗ nào ?
A. Huy động quân dân đẵn hàng ngàn cây gỗ, đẽo nhọn bịt sắt đóng xuống lòng sông.
B. Tạo thành một trận đại cọc ngầm có quân mai phục.
C. Lợi dụng mực nước thuỷ triều lên để đánh giặc.
D. Cả A, B, C đều đúng.
8. Trận đánh trên sông Bạch Đằng diễn ra trong bao lâu ?
A. Một ngày.
B. Hai ngày.
C. Ba ngày.
D. Bốn ngày.
II. Phần II: Tự luận (6 điểm).
ý nghĩa lịch sử của chiến thắng Bạch Đằng năm 938 ?
đề kiểm ra lịch sử 7
I. Phần I: Trắc nghiệm khách quan (4 điểm).
1. Vào thế kỉ XVI, tình hình chính trị nước ta có những biến động như thế nào ?
A. Nhà nước lê sơ thịnh đạt.
B. Nhà nước Lê sơ được thành lập.
C. Nhà nước phong kiến Lê sơ suy sụp, nhà Mạc thành lập.
D. Nhà Mạc bước vào giai đoạn thối nát.
2. Các cuộc chiến tranh phong kiến Nam - Bắc triều diễn ra vào thời gian nào ?
A. Thế kỉ XVI.
B. Thế kỉ XVII.
C. Thế kỉ XVIII.
D. Thế kỉ XI.
3. Vào thế kỉ XVII, ở nước ta diễn ra sự kiện lịch sử nào làm ảnh hưởng đến việc thống nhất đất nước ?
A. Chiến tranh phong kiến Nam - Bắc triều.
B. Các tập đoàn phong kiến Lê - Trịnh, Nguyễn phân tranh.
C. Chiến tranh Trịnh - Nguyễn.
D. Tất cả đều đúng.
4. Phong trào nôngn dân khởi nghĩa và lan rộng ở thế kỉ XVIII, tiêu biểu là phong trào nông dân Tây Sơn, là biểu hiện về vấn đề gì ?
A. Sự nổi loạn cát cứ ở địa phương.
B. Sự lớn mạnh của nông dân.
C. Sự khủng hoảng và suy sụp của chế độ phong kiến.
D. Sự xâm lược của các thế lực bên ngoài.
5. Triều đại Tây Sơn tồn tại trong thời gian nào ?
A. 1778 đến 1802.
B. 1779 đến 1800.
C. 1777 đến 1789.
D. 1776 đến 1804.
6. Nguyễn ánh đánh bại vương triều Tây Sơn vào thời gian nào ?
A. Năm 1801.
B. Năm 1802.
C. Năm 1804.
D. Năm 1805.
7. Chiến thắng Đống Đa đã quyết định đến số phận của quân xâm lược nào ?
A. Quân Minh.
B. Quân Thanh.
C. Quân Xiêm.
D. Quân Xiêm, Thanh.
8. Nhà bác học vĩ đại nhất của Việt Nam thế kỉ XVIII là ai ?
A. Lê Quý Đôn.
B. Lê Hữu Trác.
C. Lương Thế Vinh.
D. Phann Huy Chú.
II. Phần II: Tự luận (6 điểm).
Nhà Lý đã làm gì để củng cố quốc gia thống nhất ?
đề kiểm ra lịch sử 8
I. Phần I: Trắc nghiệm khách quan (4 điểm).
1. Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất, trong lĩnh vực nông nghiệp, thực dân Pháp đã áp dụng chính sách gì ?
A. Cướp đoạt ruộng đất.
B. Nhổ lúa trồng cây công nghiệp.
C. Thu tô nặng.
D. Lập đồn điền.
2. Trong công nghiệp, trước hết Pháp tập trung vào ngành gì ?
A. Sản xuất xi măng và gạch ngói.
B. Khai thác than và kim loại.
C. Chế biến gỗ và xay xát gạo.
D. Khai thác điện, nước.
3. Chính sách khai thác, bóc lột của thực dân Pháp đã làm cho nền kinh tế Việt Nam như thế nào ?
A. Tài nguyên thiên nhiên bị khai thác cùng kiệt.
B. Nông nghiệp kém phát triển.
C. Công nghiệp phát triển nhỏ giọt, thiếu hẳn một nền công nghiệp nặng.
D. Kinh tế Việt Nam cơ bản vẫn là nền sản xuất nhỏ, lạc hậu, phụ thuộc.
4. Mục đích của Pháp trong việc mở trường học ?
A. Phát triển nề giáo dục Việt Nam.
B. Khai minh nền văn hoá, giáo dục Việt Nam.
C. Do nhu cầu học tập của con em quan chức Pháp và để đào tạo người dân bản xứ phục vụ cho Pháp.
D. Do nhu cầu học tập của nhân dân ngày càng cao.
5. Vì sao giai cấp công nhân Việt Nam sớm có tinh thần đấu tranh mạnh mẽ ?
A. Vì họ bị bọn địa chủ phong kiến bóc lột tàn bạo.
B. Vì lương của họ quá ít ỏi.
C. Vì bị thực dân, phong kiến và tư sản bóc lột.
D. Vì họ đòi cải thiện điều kiện làm việc và sinh hoạt.
6. Cùng với sự phát triển đô thị,, các tầng lớp, giai cấp mới đã xuất hiện là gì ?
A. Những người buôn bán, chủ doanh nghiệp.
B. Tư sản, tiểu tư sản, công nhân.
C. Những nhà thầu khoán, địa lí.
D. Chủ xí nghiệp, chủ hãng buôn bán.
7. ý nghĩa quan trọng nhất của những tư tưởng cải cách cuối thế kỉ XIX ?
A. Gây được tiếng vang lớn.
B. Phản ánh một nhu cầu thực tại khách qua của xã hội.
C. Tấn công vào những tư tưởng lỗi thời, bảo thủ.
D. Góp phần vào sự chuẩn bị cho sự ra đời của phong trào duy tân đầu thế kỉ XIX.
8. Điểm mới của xu hướng cứu nước đầu thế kỉ XX là gì ?
A. Củng cố chế độ phong kiến Việt Nam, không lệ thuộc Pháp.
B. Đưa đất nước phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa.
C. Học tập Nhật Bản, đẩy mạnh công cuộc vận động yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản.
D. Yêu cầu nhà vua thực hiện cải cách duy tân đất nước.
II. Phần II: Tự luận (6 điểm).
Nêu chính sách của thực dân Pháp trong các ngành nông nghiêp, công nghiệp, thương nghiệp. Em có nhận xét gì về nền kinh tế Việt Nam đầu thế kỉ XIX ?
đề kiểm ra lịch sử 9
I. Phần I: Trắc nghiệm khách quan (4 điểm).
1. Sự kiện nào đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của cách mạng miền Nam ?
A. Cuộc nổi dậy ở Vĩnh Thạnh.
B. Phong trào "Đồng Khởi".
C. Đại hội III của Đảng.
D. Chiến thắng ấp Bắc.
2. Về mặt ngoại giao, cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân đã buộc Mĩ phải làm gì ?
A. Chấp nhận thất bại.
B. Ngừng bắn phá miền Bắc.
C. Chấp nhận đàm phán.
D. Kí Hiệp định Pari.
3. Địa danh bị Mĩ bắn phá nhiều nhất trong cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ nhất là ở đâu ?
A. Nghệ An.
B. Thanh Hoá.
C. Quảng Ninh.
D. Quảng Bình.
4. Mở đầu cuộc tiến công chiến lược năm 1972, quân ta đánh vào đâu ?
A. Quảng Trị.
B. Tây Nguyên.
C. Quảng Trị, Tây Nguyên.
D. Đông Nam Bộ.
5. Cuộc tiến công chiến lược năm 1972 đã giáng đòn nặng nề vào chiến lược chiến tranh nào của Mĩ ?
A. Chiến tranh đặc biệt.
B. Việt Nam hoá chiến tranh.
C. Đông Dương hoá chiến tranh.
D. Chiến tranh cục bộ.
6. Kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam được Bộ Chính trị Trung ương Đảng đề ra vào thời gian nào ?
A. Cuối năm 1974.
B. Đầu năm 1974.
C. Cuối năm 1974 đầu năm 1975.
D. Năm năm 1975.
7. Trận then chốt mở màn cho cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 diễn ra ở đâu ?
A. Buôn Ma Thuột.
B. Đà Nẵng.
C. Phan Rang.
D. Xuân Lộc
8. Nguyễn Văn Thiệu tuyên bố từ chức Tổng thống vào thời gian nào ?
A. Ngày 26/4/1975.
B. Ngày 18/5/1975.
C. Ngày 28/4/1975.
D. Ngày 21/4/1975
II. Phần II: Tự luận (6 điểm).
Nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước ?

File đính kèm:

  • docSu 9 Hieu.doc
Giáo án liên quan