Đề khảo sát giữa học kì I môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2015-2016 - Phòng GD&ĐT Chí Linh (Có đáp án)

Câu 1(2điểm).

Cho đoạn văn sau:

 “ - Chàng đi chuyến này, thiếp chẳng dám mong đeo được ấn phong hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ, chỉ xin ngày về mang theo được hai chữ bình yên, thế là đủ rồi. Nhìn trăng soi thành cũ, lại sửa soạn áo rét, gửi người ải xa, trông liễu rủ bãi hoang , lại thổn thức tâm tình, thương người đất thú. Dù có thư tín ngàn hàng cũng không sợ có cánh hồng bay bổng.”

a. Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào? Của ai ?

b. Đoạn văn là lời của nhân vật nào ? Ý nghĩ, tình cảm của nhân vật được bộc lộ trong lời thoại đó?

Câu 2(3điểm).

Cho câu tục ngữ: “Lời chào cao hơn mâm cỗ”.

a. Câu tục ngữ trên có liên quan đến phương châm hội thoại nào?

b. Viết đoạn văn nghị luận (khoảng nửa trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của em về lời dạy từ câu tục ngữ đó.

 

docx4 trang | Chia sẻ: Khải Anh | Ngày: 28/04/2023 | Lượt xem: 441 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề khảo sát giữa học kì I môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2015-2016 - Phòng GD&ĐT Chí Linh (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND THỊ XÃ CHÍ LINH
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ KHẢO SÁT GIỮA HỌC KÌ I
MÔN NGỮ VĂN 9
Năm học 2015-2016
Thời gian làm bài: 90 phút
Câu 1(2điểm).
Cho đoạn văn sau: 
	“ - Chàng đi chuyến này, thiếp chẳng dám mong đeo được ấn phong hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ, chỉ xin ngày về mang theo được hai chữ bình yên, thế là đủ rồi.  Nhìn trăng soi thành cũ, lại sửa soạn áo rét, gửi người ải xa, trông liễu rủ bãi hoang , lại thổn thức tâm tình, thương người đất thú. Dù có thư tín ngàn hàng cũng không sợ có cánh hồng bay bổng.”
a. Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào? Của ai ? 
b. Đoạn văn là lời của nhân vật nào ? Ý nghĩ, tình cảm của nhân vật được bộc lộ trong lời thoại đó? 
Câu 2(3điểm).
Cho câu tục ngữ: “Lời chào cao hơn mâm cỗ”. 
a. Câu tục ngữ trên có liên quan đến phương châm hội thoại nào?
b. Viết đoạn văn nghị luận (khoảng nửa trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của em về lời dạy từ câu tục ngữ đó. 
Câu 3(5 điểm).
Phân tích đoạn thơ sau để làm rõ tâm trạng của nhân vật. 
Tà tà bóng ngả về tây,
Chị em thơ thẩn dan tay ra về.
Bước dần theo ngọn tiểu khê,
Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh.
Nao nao dòng nước uốn quanh,
Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang.
(Trích Cảnh ngày xuân – Ngữ văn 9, tập một, 
NXB Giáo dục Việt Nam, 2011)
------------------ Hết-----------------
UBND THỊ XÃ CHÍ LINH
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HƯỚNG DẪN CHẤM
KHẢO SÁT GIỮA HỌC KÌ I
MÔN NGỮ VĂN 9
Năm học 2015-2016
(Hướng dẫn chấm gồm 02 trang)
A. YÊU CẦU CHUNG:
- Giám khảo nắm được nội dung trình bày trong bài làm của học sinh để đánh giá được một cách khái quát, tránh đếm ý cho điểm. Vận dụng linh hoạt hướng dẫn chấm, nên sử dụng nhiều mức điểm một cách hợp lí; khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo.
- Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách nhưng phải đáp ứng các yêu cầu cơ bản của đề, diễn đạt tốt vẫn cho đủ điểm.
Lưu ý : điểm bài thi có thể lẻ đến 0,25 hoặc 0,75.
B. YÊU CẦU CỤ THỂ :
Câu
Nội dung
Điểm tối đa
Câu 1
*Mức tối đa:
a. Đoạn văn trích từ “Chuyện người con gái Nam Xương” của nhà văn Nguyễn Dữ.
0.5
b. Đoạn văn là lời của nhân vật Vũ Nương nói với Trương Sinh trước lúc chia tay chồng ra trận.
- Vũ Nương là người vợ yêu thương chồng, an ủi động viên chồng, vun vén gìn giữ hạnh phúc gia đình, không màng danh lợi, không ham vinh hoa phú quý
0.5
1.0
*Mức chưa tối đa: Chỉ đảm bảo được một số các yêu cầu trên (Giáo viên căn cứ vào mức tối đa để cho điểm cho phù hợp)
*Mức không đạt: Không làm bài hoặc viết những nội dung không liên quan yêu cầu trên.
Câu 2
*Mức tối đa:
1. Về kĩ năng: 
- Biết viết đoạn văn nghị luận xã hội.
- Bài làm rõ ràng; lập luận chặt chẽ, mạch lạc; dẫn chứng phù hợp; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
2.Về kiến thức: Học sinh nhớ được kiến thức về phương châm hội thoại, hiểu đúng ý nghĩa của câu tục ngữ.
a. Câu tục ngữ liên quan đến phương châm lịch sự.
0.5
b. Học sinh có thể có nhiều cách diễn đạt khác nhau, song cần đảm bảo các ý sau: 
Câu tục ngữ khẳng định ý nghĩa quan trọng của lời chào nói riêng và của thái độ lễ phép tôn trọng con người nói chung.
- Giải thích: Mâm cỗ tượng trưng cho sự cao sang quý giá (đánh giá của người xưa) xong lời chào còn có ý nghĩa sang trọng hơn nữa. 
0.5
- Phân tích và chứng minh: 
+ Lời chào giúp con người gần gũi nhau hơn, lời chào lễ phép, chân tình thể hiện thái độ tôn kính đối với người bề trên, thân thiện cởi mở đối với người xung quanh. 
+ Người nhận được lời chào như đón nhận tình cảm chân thành sự gắn bó thân thiết của những con người sống trong cộng đồng. 
+ Chào hỏi lễ phép, đúng mực cũng là một cách cho và nhận, làm dày thêm tình cảm trong đời sống.
Câu tục ngữ ngàn đời xưa đến nay vẫn nguyên giá trị. Điều đó cần được giữ gìn và phát triển. 
2.0
*Mức chưa tối đa: Chỉ đảm bảo được một số các yêu cầu về kỹ năng và kiến thức nêu trên.
*Mức không đạt: Bỏ giấy trắng hoặc viết những điều không liên quan đến yêu cầu của đề bài.
Câu 3
*Mức tối đa: 
1. Về kĩ năng: 
 - Biết cách làm bài văn Nghị luận văn học, thể hiện được năng lực cảm thụ về đoạn thơ; dẫn chứng phù hợp, chính xác, lập luận thuyết phục, hành văn lưu loát, có cảm xúc.
 - Bố cục hợp lí, rõ ràng; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
2. Về kiến thức: Trên cơ sở nắm vững kiến thức về đoạn thơ cần làm rõ các ý cơ bản sau:
1. Khái quát chung về tác giả, tác phẩm, giới thiệu vấn đề cần nghị luận. 
0.5
2. Phân tích bức tranh tâm trạng: 
 - Ngòi bút tả cảnh của Nguyễn Du rất khéo trong diễn tả tâm trạng nhân vật Thúy Kiều thật tinh tế, tự nhiên. 
+ Hội đã hết, ngày đã tàn nhịp thơ không còn rộn ràng, giục giã mà trái lại thật chậm rãi, khoan thai. Dòng suối uốn khúc, cây cầu nhỏ bắc ngang, cành liễu thướt tha trong bóng chiều nhạt tạo đường nét xinh xắn, nên thơ, bức tranh buổi chiều xuân đẹp êm đềm, thanh dịu.
+ Cảnh ở đây nhuốm màu tâm trạng, cảnh nói hộ lòng người: “thơ thẩn, bước dần, lần xem,...” Tâm sự như lắng lại trong bóng tà dương. Phút dịu êm của cảnh vật tạm lấp dần khoảng trống rất khó vơi nguôi trong nỗi buồn đầy tiếc nuối về một ngày vui sắp tàn. 
+ Từ láy tượng hình “thanh thanh, nao nao, nho nhỏ”gợi lên sự nhạt nhoà của cảnh vật và sự rung động của lòng người khi hội tan. “Nao nao” – một tâm trạng khó tả, một nỗi buồn man mác, bâng khuâng, vừa là dư âm của cái đã qua, vừa là sự lấy đà chuyển sang một tâm trạng mới. Cảnh đẹp buổi chiều hoàng hôn cũng ngầm dự báo số phận - đoạn trường mà cuộc đời Kiều sắp phải trải qua. 
1.0
1.0
1.0
3. Đánh giá: 
Đoạn thơ đặc sắc trong việc sử dụng một loạt các từ láy miêu tả tâm trạng, nhịp thơ chậm dần, mọi cảnh vật đều nhẹ nhàng, không gian tĩnh lặng. Sáu câu thơ không chỉ là bức tranh thiên nhiên mà còn là bức tranh tâm trạng. Mỗi biểu hiện của cảnh phù hợp với từng trạng thái của tình. Cảnh đẹp êm dịu, thanh nhẹ; lòng người bâng khuâng, lưu luyến. Đó cũng là thành công trong bút pháp tả cảnh ngụ tình đặc sắc. Ngòi bút của Nguyễn Du chứa chan giá trị nhân đạo sâu sắc.
1.5
*Mức chưa tối đa: Chỉ đảm bảo được một số các yêu cầu về kỹ năng và kiến thức nêu trên.
*Mức không đạt: Bỏ giấy trắng hoặc viết những điều không liên quan đến yêu cầu của đề bài.

File đính kèm:

  • docxde_khao_sat_giua_hoc_ki_i_mon_ngu_van_lop_9_nam_hoc_2015_201.docx
Giáo án liên quan