Đề khảo sát chất lượng đầu năm môn Ngữ văn 8 - Năm học 2017-2018 (Có đáp án)

 Câu 1: ( 2 điểm)

 Cho đoạn văn sau:

“ Cô tôi chưa dứt câu, cổ họng tôi đã nghẹn ứ khóc không ra tiếng. Giá những cổ tục đã đày đoạ mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thuỷ tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi.”

 ( Ngữ văn 8 Tập 1)

a. Đoạn trên trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai ?

b. Chỉ ra biện pháp nghệ thuật trong đoạn văn?

c. Trình bày ngắn gọn nội dung của đoạn trích trên ?

Câu 2 : ( 2 điểm)

a. Trường từ vựng là gì?

b. Tìm các từ cùng trường từ vựng “ bóng đá”; “ trường học”; “ người ruột thịt”;

 “ động vật”

c. Tìm từ không cùng trường từ vựng “ dụng cụ đánh bắt thuỷ sản”: lưới, lồng, chài, vó, đơm, chuồng

 

doc4 trang | Chia sẻ: Khải Anh | Ngày: 28/04/2023 | Lượt xem: 299 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề khảo sát chất lượng đầu năm môn Ngữ văn 8 - Năm học 2017-2018 (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG 
ĐẦU NĂM NĂM HỌC 2017-2018
MÔN: NGỮ VĂN 8
(Thời gian làm bài 60 phút)
 Câu 1: ( 2 điểm)
 Cho đoạn văn sau:
“ Cô tôi chưa dứt câu, cổ họng tôi đã nghẹn ứ khóc không ra tiếng. Giá những cổ tục đã đày đoạ mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thuỷ tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi.”
 ( Ngữ văn 8 Tập 1)
Đoạn trên trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai ?
Chỉ ra biện pháp nghệ thuật trong đoạn văn?
Trình bày ngắn gọn nội dung của đoạn trích trên ?
Câu 2 : ( 2 điểm)
Trường từ vựng là gì?
Tìm các từ cùng trường từ vựng “ bóng đá”; “ trường học”; “ người ruột thịt”;
 “ động vật”
Tìm từ không cùng trường từ vựng “ dụng cụ đánh bắt thuỷ sản”: lưới, lồng, chài, vó, đơm, chuồng
Câu 3: (6,0 điểm).
Giải thích câu tục ngữ: 
 “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.
 . Hết
HƯỚNG DẪN CHẤM 
ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM
NĂM HỌC 2017-2018
 Môn: Ngữ văn 8
(Hướng dẫn chấm gồm 02 trang)
 A. YÊU CẦU CHUNG
 Hướng dẫn chấm dưới đây nêu khái quát nội dung cần đạt và biểu điểm mức tối đa. Khi chấm GV cần phải nắm được nội dung trình bày trong bài làm của học sinh để đánh giá chính xác, khái quát, tránh đếm ý cho điểm; vận dụng linh hoạt hướng dẫn chấm, sử dụng nhiều mức điểm hợp lí, khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo.
Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách khác nhau nhưng nếu đáp ứng được tốt các yêu cầu cơ bản của đề, diễn đạt tốt vẫn cho đủ điểm. 
 Lưu ý: Điểm bài thi có thể lẻ đến 0,25 và không làm tròn số.
 B. YÊU CẦU CỤ THỂ
Câu
Đáp án
Điểm
1
(2,0 đ)
1. Mức tối đa: 
* Về phương diện nội dung (1,75 điểm)
a. (0,5 điểm)
- Đoạn văn trích trong văn bản “Trong lòng mẹ” 
 0,25 đ
- Tác giả: Nguyên Hồng 
 0,25 đ
b. (0,5 điểm)
- Trong đoạn văn tác giả sử dụng nghệ thuật so sánh, động từ mạnh
0,5 đ
c. ( 1,0 điểm)
Đoạn văn nói lên tâm trạng đau khổ, phẫn uất đến tột độ của bé Hồng vì những thành kiến cổ hủ, lạc hậu của xã hội đã đày đoạ người mẹ tội nghiệp 
0,75 đ
* Về phương diện hình thức (0,25 điểm): 
Trình bày sáng sủa, không mắc lỗi chính tả, các ý trong đoạn sắp xếp hợp lí.
2. Mức chưa tối đa: Nêu chưa đủ ý, trình bày bẩn.
3. Mức không đạt: Trả lời sai hoặc không trả lời.
2
(2,0 đ)
1. Mức tối đa: 
 * Về phương diện nội dung (1,75 điểm): 
a. (0,5điểm)
Trường từ vựng là tập hợp của những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa
0, 5 đ
b. (1,0 điểm)
- Trường bóng đá: cầu thủ, thủ môn, trọng tài
0,25 đ
- Trường trường học: thầy cô, bạn bè, dạy, học.
0,25 đ
- Trường ruột thịt: ông bà, bố mẹ, cô, dì.
0,25 đ
 - Trường động vật: trâu, bò, dê.
0,25 đ
c. (0,25)
- Từ không cùng trường từ vựng dụng cụ đánh bắt thuỷ sản là:lồng, chuồng
0,25 đ
* Về phương diện hình thức (0,25 điểm): 
Trình bày sáng sủa, không mắc lỗi chính tả.
2. Mức chưa tối đa: Chưa nêu đầy đủ đáp án trên.
3. Mức không đạt: Trả lời sai hoặc không trả lời.
3
(6,0 đ)
1. Mức tối đa: 
* Về phương diện nội dung (5,0 điểm):
Học sinh có thể lựa chọn cách trình bày khác nhau nhưng phải đảm bảo các yêu cầu sau:
a.Mở bài (0,5 điểm)
- Dẫn dắt, giới thiệu: Lòng biết ơn từ xưa đến nay vốn là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta.
- Trích dẫn câu tục ngữ.
0,5 đ
b.Thân bài (4,0 điểm)
- Giải thích câu tục ngữ: 
 + Nghĩa đen: Ăn trái cây ngon ngọt nhớ ơn người có công trồng cây và chăm sóc.
 + Nghĩa bóng: Được hưởng thành quả do người khác tạo dựng phải biết ơn người làm ra nó.
 Câu tục ngữ thể hiện lối sống ân nghĩa thủy chung tốt đẹp của con người.
1,0 đ
- Tại sao phải có lòng biết ơn?
 + Tất cả những của cải từ vật chất đến tinh thần không tự nhiên mà có, người được thừa hưởng phải tỏ lòng biết ơn (dẫn chứng).
 + Sống ân nghĩa là truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
 + Là phẩm chất của mỗi người.
 + Làm cuộc sống thêm tốt đẹp, hạnh phúc,...
1,0 đ
- Làm thế nào để trở thành người sống có lòng biết ơn? 
 + Sống có lòng biết ơn là phẩm chất tốt đẹp nhưng không tự nhiên mà có. Nó đòi hỏi mỗi chúng ta phải biết rèn luyện từ lời nói đến việc làm.
 + Biết sống hiếu thảo với ông bà, cha mẹ; biết ơn thầy cô giáo; biết ơn các anh hùng liệt sĩ; ...
1,0 đ
- Bàn bạc, mở rộng: 
 + Chúng ta phải bày tỏ lòng biết ơn bằng việc sử dụng thành quả hợp lí và phải biết tạo ra thành quả mới.
 + Trân trọng ca ngợi những người sống có lòng biết ơn.
 + Phê phán những kẻ vong ân:
 Ăn cháo đá bát, qua cầu rút ván, ... 
1,0 đ
c.Kết bài (0,5 điểm)
- Khẳng định câu tục ngữ là một lời khuyên, một bài học quý báu cho mỗi người.
0,25 đ
- Liên hệ với bản thân.
0,25 đ
* Về hình thức và các tiêu chí khác: (1,0 điểm)
- Viết đúng kiểu bài nghị luận giải thích 
- Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu, diễn đạt...
- Lời văn mạch lạc, trong sáng, từ ngữ giàu hình ảnh, dẫn chứng phù hợp, có tính biểu cảm. 
b. Mức chưa tối đa: Chưa đảm bảo yêu cầu về hình thức nêu trên.
 (Giáo viên linh hoạt trong cách cho điểm)
c. Mức không đạt: Không làm bài hoặc làm lạc đề

File đính kèm:

  • docde_khao_sat_chat_luong_dau_nam_mon_ngu_van_8_nam_hoc_2017_20.doc
Giáo án liên quan