Đề giới thiệu Olympic học sinh giỏi Lớp 5 - Năm học 2013-2014 (Có đáp án)
Câu 12: Trong các dụng cụ và thiết bị điện thường dùng, vật liệu cách điện được sử dụng nhiều nhất là gì?
A. sứ B. cao su C. thuỷ tinh D. nhựa
PHẦN II- TỰ LUẬN: 13 ĐIỂM
Câu 1(3 điểm): Lượng nước chứa trong quả dứa tươi là 20%. Bác Lan mua 250 kg dứa tươi và đem sấy khô thì khối lượng giảm đi 20 kg. Tìm tỉ số phần trăm lượng nước trong khối lượng dứa đã sấy khô?
ĐỀ GIỚI THIỆU OLYMPIC HỌC SINH GIỎI LỚP 5 Năm học 2013 – 2014 Thời gian làm bài: 70 phút ( Đề này gồm câu, 02 trang) ĐỀ BÀI PHẦN I- TRẮC NGHIỆM: 7 ĐIỂM A- MÔN TIẾNG VIỆT Câu 1: Dòng nào dưới đây chỉ toàn từ láy: A. dìu dịu, dịu dàng, buông xuống, chan chứa, đom đóm B. dìu dịu, vành vạnh, chan chứa, rì rào, lập loè C. dìu dịu, dịu dàng, lập loè, sức sống, rủ rỉ Câu 2: Các từ in đậm trong 2 câu sau có quan hệ với nhau như thế nào về nghĩa? Ngoài đồng, lúa chín vàng rực. Vầng trăng vàng ối đang từ từ nhô lên sau luỹ tre làng. A. từ đồng nghĩa B. từ đồng âm C. từ nhiều nghĩa Câu 3: Chủ ngữ trong câu “ Những chú gà nhỏ như những hòn tơ lăn tròn trên bãi cỏ.” là: A. những chú gà B. Những chú gà nhỏ C. Những chú gà nhỏ như những hòn tơ Câu 4: Câu văn: “ Dường như lũ chim cuốc mỏi miệng sau một mùa hè kêu ra rả và bây giờ muốn nghỉ ngơi cho lại sức.” Có các quan hệ từ là: A. như, và, sau B. dường như, và, cho C. như, và, cho B- MÔN TOÁN Câu 5: Cho 12 ha 300dam2 = ........dam2 . Số thích hợp điền vào chỗ chấm là: A. 123 B. 1203 C. 1230 D. 120 300 Câu 6: Cho biểu thức: A = 20,13 + 20,13 : ( 2013 – b) Để biểu thức A có giá trị lớn nhất thì b có giá trị là bao nhiêu? A. b = 0 B. b = 1 C. b = 2012 D. b = 2013 Câu 7: Trong hộp có 15 viên bi xanh và 16 viên bi đỏ. Không nhìn vào hộp, cần lấy ra ít nhất bao nhiêu viên bi để chắc chắn trong số bi lấy ra có ít nhất 5 viên bi đỏ và 3 viên bi xanh? A. lấy ra 8 viên bi B. lấy ra 20 viên bi C. lấy ra 19 viên bi D. lấy ra 20 viên bi Câu 8: Nếu cạnh của một hình lập phương tăng gấp rưỡi thì thể tích của hình lập phương đó tăng thêm bao nhiêu phần trăm? A. 150% B. 225% C. 237,5% D. 337,5% C- MÔN LỊCH SỬ Câu 9: Ta lấy địa điểm nào để làm mục tiêu mở màn chiến dịch Biên Giới thu - đông năm 1950 ? A. Thất Khê B. Đông Khê C. Cao Bằng D. Mạo Khê D- MÔN KHOA HỌC Câu 10: Sự giống nhau giữa các hợp kim của đồng là: A. dễ dát mỏng, dễ kéo thành sợi hơn so với đồng B. có thể dập và uốn thành bất cứ hình dạng nào C. đều có ánh kim và cứng hơn đồng. Đ- MÔN ĐỊA LÍ Câu 11: Dân cư nước ta phân bố như thế nào? A. Chỉ tập trung ở đồng bằng B. dân số sống ở thành thị, dân số sống ở nông thôn C. Thưa thớt ở miền núi, đồng bằng. E- KĨ NĂNG SỐNG Câu 12: Trong các dụng cụ và thiết bị điện thường dùng, vật liệu cách điện được sử dụng nhiều nhất là gì? A. sứ B. cao su C. thuỷ tinh D. nhựa PHẦN II- TỰ LUẬN: 13 ĐIỂM Câu 1(3 điểm): Lượng nước chứa trong quả dứa tươi là 20%. Bác Lan mua 250 kg dứa tươi và đem sấy khô thì khối lượng giảm đi 20 kg. Tìm tỉ số phần trăm lượng nước trong khối lượng dứa đã sấy khô? Câu 2( 3 điểm): Cho hình thang ABCD có đáy AB = đáy CD. Hai đường chéo AC và BD cắt nhau tại O. Biết diện tích tam giác AOD là 15,6 cm2. Tính diện tích hình thang ABCD? ( HS không phải vẽ hình vào bài làm) K A B H O D C Câu 3(7 điểm): Cô giáo em Hiền như cô Tấm Giọng cô đầm ấm Như lời mẹ ru. Dựa vào ý thơ trên và bằng tất cả lòng kính trọng, biết ơn sâu sắc của mình, hãy viết bài văn ngắn tả lại cô giáo của em. ----------Hết--------- HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI OLYMPIC HSG LỚP 5 Năm học 2013 - 2014 ( Hướng dẫn chấm gồm 02 trang) I- PHẦN TRẮC NGHIỆM: 7 ĐIỂM: Mỗi đáp án đúng: 0,5 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 ĐA B A C B B C D C B C B D II- PHẦN TỰ LUẬN: 13 ĐIỂM Câu 1( 3 điểm): Lượng nước chứa trong 250 kilôgam dứa tươi là: 1 điểm 250 : 100 x 20 = 50 (kg) Khối lượng dứa sau khi đã sấy khô là 0,5 điểm 250 – 20 = 230 ( kg) Lượng nước còn lại trong 230 kg dứa đã sấy khô là: 0,75 điểm 50 – 20 = 30 ( kg) Tỉ sô phần trăm của lượng nước trong khối lượng dứa đã sấy khô là: 0,5 điểm 30 : 230 = 0,1304... 0,1304 = 13,04 % Đáp số: 13,04 % 0,25 điểm Câu 2(3 điểm) * Xét 2 tam giác ABD và BDC có: - Đáy AB = đáy BC - Chiều cao đều bằng chiều cao của hình thang ABCD Vậy SABD = SBDC 0,75 điểm * Xét tam giác ABD và BDC có: - SABD = SBDC - Chung đáy BD . Vậy chiều cao AH = chiều cao CK 0,5 điểm * Xét 2 tam giác AOD và ODC có: - Chung đáy DO - Chiều cao AH = chiều cao CK Vậy SAOD = SODC Do đó, diện tích tam giác ODC là: 15,6 x 3 = 46,8 ( cm2) 0,5 điểm Diện tích tam giác ADC là: 15,6 + 46,8 = 62,4 9 (cm2) 0,25 điểm * Xét tam giác ABC và ADC có: - Đáy AB = đáy CD - Chiều cao đều bằng chiều cao của hình thang Vậy SABC = SAOC = 62,4 : 3 = 20,8 ( cm2) 0,5 điểm Diện tích hình thang ABCD là: 62,4 + 20,8 = 83,2 (cm2) 0,5 điểm Đáp số : 83,2 cm2 Câu 3(7 điểm): HS biết tả một cô giáo mình yêu quý sao cho nội dung bám sát các chi tiết mà khổ thơ nêu ra. Cụ thể là: - Viết được bài văn ngắn bố cục rõ ràng, tả đúng đối tượng, kiểu bài. 0,5 điểm - Mở bài: Giới thiệu được cô giáo em định tả ( cô giáo nào, từng dạy em năm học lớp mấy?..) 1 điểm - Thân bài: + Tả được vài nét về hình dáng của cô để làm bật vẻ ngoài hiền hậu, dịu dàng như cô Tấm ( thể hiện qua ánh mắt, nụ cười) 2 điểm + Tả được tính tình của cô, nổi bật qua các chi tiết: 2,5 điểm * Cô hiền hậu như một cô Tấm trong câu chuyện cổ tích xưa ( thể hiện qua việc giảng dạy giáo dục HS): Ví dụ: *.Ân cần dạy bảo, nhắc nhở nhẹ nhàng mỗi khi chúng em mắc lỗi, chăm lo, sát sao với từng thành viên trong lớpNhiều lúc, cảm nhận mẹ như một cô Tấm trong quả thị bước ra *.Đặc biệt có giọng giảng hấp dẫn lớp lớp học trò mà mỗi khi nhắc đến cô, học trò đều thấy thích thú; lời giảng đưa em đến vớiliên tưởng: đầm ấm như lời mẹ ru con, như muốn nhắn nhủ con - Kết bài: Cảm nghĩ của em về cô và bày tỏ lòng kính trọng, biết ơn đối với cô. 1 điểm ----------- Hết------------
File đính kèm:
- de_gioi_thieu_olympic_hoc_sinh_gioi_lop_5_nam_hoc_2013_2014.doc