Đề giao lưu Olympic môn Lịch sử Lớp 8 - Trường THCS Nam Sách (Có đáp án)

Câu 1 (2,0 điểm).

Vì sao cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ? Từ những hậu quả mà chiến tranh thế giới thứ hai đã gây ra đối với nhân loại em cần rút ra nhiệm vụ gì cho bản thân?

Câu 2 (2,0 điểm).

Tại sao nói từ năm 1858-1884 là quá trình triều đình Huế đi từ đầu hàng từng bước đến đầu hàng hoàn toàn thực dân Pháp.

 

doc4 trang | Chia sẻ: thúy anh | Ngày: 11/05/2023 | Lượt xem: 555 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề giao lưu Olympic môn Lịch sử Lớp 8 - Trường THCS Nam Sách (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD& ĐT NAM SÁCH
TRƯỜNG THCS
ĐỀ GIAO LƯU OLYMPIC LỚP 8
MÔN: LỊCH SỬ
Thời gian làm bài: 120 phút
(không kể thời gian giao đề)
Câu 1 (2,0 điểm).
Vì sao cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ? Từ những hậu quả mà chiến tranh thế giới thứ hai đã gây ra đối với nhân loại em cần rút ra nhiệm vụ gì cho bản thân?
Câu 2 (2,0 điểm).
Tại sao nói từ năm 1858-1884 là quá trình triều đình Huế đi từ đầu hàng từng bước đến đầu hàng hoàn toàn thực dân Pháp.
Câu 3 (2,0 điểm).
a. Phong trào Cần vương nổ ra và phát triển như thế nào? Hãy kể tên các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu của phong trào Cần vương diễn ra ở nước ta cuối thế kỉ XIX.
b. Khởi nghĩa Yên Thế có những đặc điểm gì khác so với các cuộc khởi nghĩa của phong trào Cần vương?
Câu 4 (2,0 điểm).
Nêu tên các nhà cải cách cuối thế kỉ XIX và nội dung chính trong các đề nghị cải cách của họ? Những đề nghị cải cách đó có được thực hiện không? Vì sao?
Câu 5 (2,0 điểm).
Trình bày chính sách về kinh tế của thực dân Pháp trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897-1914) ở Việt Nam? Chính sách đó tác động như thế nào đến nền kinh tế và xã hội của nước ta cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX?
-------------------- Hết --------------------
PHÒNG GD&ĐT NAM SÁCH
TRƯỜNG THCS
HƯỚNG DẪN CHẤM 
ĐỀ GIAO LƯU OLYMPIC LỚP 8
MÔN: LỊCH SỬ
Câu 1 (2,0 điểm) Học sinh cần trình bày được những vấn đề cơ bản sau:
ĐÁP ÁN
ĐIỂM
*Nguyên nhân
- Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, những mâu thuẫn về quyền lợi, về thị trường và thuộc đia lại tiếp tục nảy sinh giữa các nước đế quốc.
0,25
Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929- 1933 làm cho những mâu thuẫn đó thêm sâu sắc, dẫn tới việc chế độ phát xít được thiết lập ở Italia, Đức và Nhật Bản với ý đồ gây chiến tranh để chia lại thị trường thế giới.
0,25
Giữa các nước đế quốc dần dần hình thành hai khối đối địch nhau: Khối Anh, Pháp, Mĩ và khối Italia, Đức, Nhật Bản.
0,25
Hai khối này mâu thuẫn gay gắt với nhau về thị trường, thuộc địa, nhưng đều coi Liên Xô là kẻ thù cần tiêu diệt. 
0,25
Khối Anh, Pháp, Mĩ thực hiện đường lối thỏa hiệp, nhượng bộ nhằm làm cho khối phát xít chĩa mũi nhọn chiến tranh về phía Liên Xô.
0,25
Sau khi thôn tính Áo và Tiệp Khắc, 1/9/1939 Đức tấn công Ba Lan. Anh, Pháp tuyên chiến với Đức. Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ.
0,25
*Nhiệm vụ của bản thân:
-Học tập tốt
0,25
-Tuyên truyền cho một thế giới hòa bình, phản đối chiến tranh
0,25
Câu 2 (2 điểm) Học sinh cần trình bày được những vấn đề cơ bản sau:
- Năm 1858 khi Thực dân Pháp xâm lược nước ta, triều đình Nguyễn chống trả một cách yếu ớt, không tập hợp được sức mạnh của toàn dân tộc...
0,25
- Năm 1860 phần lớn quân Pháp bị điều động sang chiến trường Châu Âu và Trung Quốc, nhưng nhà Nguyễn đã không biết tận dụng thời cơ...
0,25
- Năm 1861, quân Pháp mở cuộc tấn công đồn Chí Hoà, quân triều đình thất thủ...nhà Nguyễn để bảo vệ quyền lợi của mình đã kí với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất 1862 nhượng cho Pháp nhiều quyền lợi...
0,25
- Năm 1873 khi Pháp đánh ra Bắc Kì lần I, chúng đã vấp phải sự kháng cự quyết liệt của nhân dân ta. Trận Cầu Giấy ngày 21.12.1873 đã khiến chỉ huy giặc là Gác-ni-ê phải bỏ mạng... Ngày 15.3.1874 Triều đình Nguyễn kí với pháp Hiệp ước Giáp Tuất tiếp tục nhân nhượng với Pháp..
0,25
- Năm 1882 khi Pháp đánh ra Bắc Kì lần II, chúng đã vấp phải sự kháng cự quyết liệt của nhân dân ta. Trận Cầu Giấy ngày19.5.1883 đã khiến chỉ huy giặc là Ri-vi-e phải bỏ mạng...
0,25
- Ngày 25.8.1883 Triều đình Nguyễn kí với Pháp Hiệp ước Hác-măng tiếp tục nhân nhượng với Pháp...
0,25
- Ngày 6.6.1884 Triều đình Nguyễn kí với Pháp Hiệp ước Pa-tơ-nốt. Nội dung cơ bản giống hiệp ước Hắc măng, chấp nhận đầu hàng hoàn toàn Thực dân Pháp...
0,25
- Hiêp ước Pa-tơ-nốt chấm dứt sự tồn tại của triều đại phong kiến nhà Nguyễn với tư cách là một quốc gia độc lập, thay vào đó là chế độ thuộc địa, nửa phong kiến.
0,25
Câu 3 (2,0 điểm) Học sinh cần trình bày được những vấn đề cơ bản sau:
Nội dung
Điểm
Phong trào Cần vương bùng nổ
-Ngày 13/7/1885, nhân danh vua Hàm Nghi, Tôn Thất Thuyết ra chiếu Cần vương, kêu gọi văn thân , sĩ phu và nhân dân dứng lên giúp vua cứu nước. Từ đó,một phong trào yêu nước chống Pháp đã diễn ra sôi nổi trong cả nước - phong trào Cần vương .
0,25
-Phong trào phát triển qua 2 giai đoạn:
+Giai đoạn 1( 1885-1888): Phong trào bùng nổ và lan rộng khắp cả nước, nhất là ở Bắc kì, Trung kì.
0,25
+Giai đoạn 2( 1888-1896): Phong trào quy tụ trong những cuộc khởi nghĩa lớn, có quy mô và trình độ tổ chức cao hơn.
0,25
- Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu: + Khởi nghĩa Ba Đình (1886-1887)
 + Khởi nghĩa Bãi Sậy (1883-1892)
 + Khởi nghĩa Hương Khê (1885-1895)
0,25
b, Khởi nghĩa Yên Thế có những đặc điểm khác so với các cuộc khởi nghĩa của phong trào Cần vương: 
- Lãnh đạo: Các thủ lĩnh địa phương xuất thân từ nông dân, ít chịu ảnh hưởng của tư tưởng phong kiến, không có sự gắn bó chặt chẽ với khẩu hiệu Cần vương...
0,25
- Mục đích: Đánh Pháp để bảo vệ làng xóm quê hương, không hưởng ứng chiếu Cần vương.
0,25
- Thời gian tồn tại: Khởi nghĩa nổ ra trước phong trào Cần vương và kéo dài hơn.
0,25
- Lực lương tham gia: Nông dân nghèo phiêu tán.
0,25
Câu 4 (2,0 điểm) Học sinh cần trình bày được những vấn đề cơ bản sau:
Ý
Nội dung
Điểm
1
Các nhà cải cách cuối thế kỉ XIX và nội dung chính trong các đề nghị cải cách của họ.
- Năm 1868, Trần Đình Túc và Nguyễn Huy Tế xin mở của biển Trà Lí( Nam Định).
0,25
Đinh Văn Điền xin đẩy mạnh khai khẩn ruộng hoang và khai mỏ, phát triển buôn bán, chấn chính quốc phòng.
0,25
- Từ năm 1863 đến năm 1871 Nguyễn Trường Tộ kiên trì gửi lên triều đình 30 bản điều trần, đề cập đến một loạt các vấn đề như chấn chỉnh bộ máy quan lại, phát triển công thương nghiệp và tài chính, mở rộng ngoại giao, cải tổ giáo dục...
0,5
- Vào các năm 1877 và 1882, Nguyễn Lộ Trạch dâng hai bản “Thời vụ sách” lên vua Tự Đức, đề nghị chấn hưng dân khí, khai thông dân trí, bảo vệ đất nước.
0,25
2
Những đề nghị cải cách đó không được thực hiện.Vì 
0,25
- Các đề nghị cải cách còn mang tính chất lẻ tẻ, rời rạc, chưa xuất phát từ những cơ sở bên trong, chưa giải quyết được 2 mâu thuẫn cơ bản của xã hội Việt Nam lúc đó: mâu thuẫn dân tộc và mâu thuẫn giai cấp.
0,25
- Nhà Nguyễn bảo thủ nên đã không chấp nhận những thay đổi và từ chối mọi cải cách, kể cả những cải cách có khả năng thực hiện được.
0,25
Câu 5 (2,0 điểm). 
Ý
Nội dung
Điểm
1
* Chính sách về kinh tế
- Nông nghiệp: Pháp đẩy mạnh cướp đoạt ruộng đất, lập đồn điền.
0,25
- Công nghiệp: tập trung khai thác than và kim loại. Ngoài ra, Pháp đầu tư vào một số ngành khác như xi măng, điện, chế biến gỗ...
0,25
- Thương nghiệp: Pháp độc chiếm thị trường Việt Nam, hàng hoá của Pháp nhập vào Việt Nam chỉ bị đánh thuế rất nhẹ hoặc miễn thuế, đánh thuế cao hàng hoá các nước khác. 
0,25
- Giao thông vận tải: xây dựng hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt để tăng cường bóc lột kinh tế và phục vụ mục đích quân sự.
0,25
- Đề ra các loại thuế mới bên cạnh các loại thuế cũ, nặng nhất là thuế muối, thuế rượu, thuế thuốc phiện.
0,25
2
* Tác động về kinh tế
- Tích cực: Những mầm mống của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa được du nhập vào Việt Nam, tiến bộ hơn so với quan hệ sản xuất phong kiến
0,25
-Tiêu cực: Tài nguyên thiên nhiên bị cạn kiệt, nền kinh tế phát triển què quặt, thiếu hẳn công nghiệp nặng.Nền kinh tế Việt Nam cơ bản vẫn là nền sản xuất nhỏ lạc hậu, phụ thuộc vào nền kinh tế Pháp.
0,25
*Tác động về xã hội
Ngoài 2 giai cấp cũ là địa chủ phong kiến và nông dân, xuất hiện các giai cấp, tầng lớp mới: tư sản, tiểu tư sản, công nhân.
0,25

File đính kèm:

  • docde_giao_luu_olympic_mon_lich_su_lop_8_truong_thcs_nam_sach_c.doc