Đề giao lưu học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2018-2019 - UBND huyện Nam Sách (Có đáp án)

Câu 2 (3,0 điểm)

 “Sống chậm lại, nghĩ khác đi và yêu thương nhiều hơn”. Suy nghĩ của em về lời nhắn trên với tuổi trẻ ngày nay.

Câu 3: ( 5điểm)

 Bi kịch lão Hạc – tình cha bất tử trong truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao.

 

doc8 trang | Chia sẻ: thúy anh | Ngày: 11/05/2023 | Lượt xem: 500 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề giao lưu học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2018-2019 - UBND huyện Nam Sách (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 UBND HUYỆN NAM SÁCH
ĐỀ GIAO LƯU HSG LỚP 8
MÔN: NGỮ VĂN
Năm học: 2018 - 2019
Thời gian làm bài: 150 phút
( Đề này gồm 03 câu, 01 trang)
Câu 1 (2,0 điểm)
 Trong bài thơ Đoàn thuyền đánh cá nhà thơ Huy Cận có viết :
 Biển cho ta cá như lòng mẹ,
 Nuôi lớn đời ta tự buổi nào. 
Hai câu thơ trên gợi cho em nhớ đến hai câu thơ nào trong bài thơ Quê hương của Tế Hanh ?
 Hãy chép lại và nêu cảm nhận của em về những câu thơ đó .
Câu 2 (3,0 điểm)
	“Sống chậm lại, nghĩ khác đi và yêu thương nhiều hơn”. Suy nghĩ của em về lời nhắn trên với tuổi trẻ ngày nay.
Câu 3: ( 5điểm)
 Bi kịch lão Hạc – tình cha bất tử trong truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao.
------------Hết----------
MA TRẬN
 Cấp độ
Chủ đề 
Nhận biết
(TL)
Thông hiểu
(TL)
Vận dụng
Cộng
Cấp độ thấp
(TL)
Cấp độ cao
(TL)
Đọc hiểu
 Chép lại câu thơ trong bài thơ Quê hương của Tế Hanh gợi nhớ đến câu thơ của Huy Cận
Cảm nhận về câu thơ của Tế Hanh
Số câu:
Số điểm: 
Tỉ lệ: 
1(a)
0,5
5%
1(b)
1.5
15%
Số câu:1
Số điểm: 2.0
Tỉ lệ:20%
Tập làm văn
1.Tạo lập văn bản nêu suy nghĩ về một vấn đề xã hội.(3.0đ)
2. Tạo lập văn bản phân tích Bi kịch lão Hạc – tình cha bất tử trong truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao.
(5.0đ)
Số câu:02
Số điểm: 8.0
Tỉ lệ:80%
Số câu:2
Số điểm: 8.0
Tỉ lệ:80%
Tổng
Số câu:
Số điểm: 
Tỉ lệ:
Số câu:1
Số điểm: 2.0
Tỉ lệ:20%
Số câu:02
Số điểm: 8.0
Tỉ lệ:80%
Số câu:03
Số điểm: 1.0
Tỉ lệ:100%
UBND HUYỆN NAM SÁCH
HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI GIAO LƯU HSG 
 LỚP 8
MÔN: NGỮ VĂN 
Năm học: 2018 - 2019
Câu
Đáp án
Điểm
Câu 1 
(2.0 điểm)
a. Mức tối đa:
* Về phương diện nội dung (1,5 điểm): 
 + Hai câu thơ của tác giả Huy Cận ca ngợi sự giàu có, trù phú của biển cả thiên nhiên và thể hiện lòng biết ơn sâu sắc của ngư dân đối với biển cả quê hương.
- Hai câu thơ gợi nhắc đến hai câu thơ đặc sắc trong bài thơ Quê hương của Tế Hanh là: 
 Nhờ ơn trời biển lặng cá đầy ghe,
 Những con cá tươi ngon thân bạc trắng.
+ Cảm nhận. về hai câu thơ:
- Hai câu thơ là lời cảm tạ chân thành thốt lên từ đáy lòng của người dân chài lưới với biển cả quê hương, đất trời đã che chở cho họ trong chuyến ra khơi đánh cá, biển cả thiên nhiên đã hào phóng ban phát cho họ trở vào bờ với cá đầy ghe thân tươi ngon bạc trắng. 
- Trong niềm vui trước thành quả lao động , người dân làng chài không quên thầm cảm ơn trời biển gợi cho ta thấy vẻ đẹp tâm hồn của họ . Đó là chiều sâu của những suy nghĩ , lo âu cho cuộc mưu sinh, là tấm lòng hồn hậu, chân thực của đạo lí Uống nước nhớ nguồn.
- Hai câu thơ là lời ca tràn đầy cảm xúc trong bài ca lao động đầy niềm say mê, hứng khởi của người dân làng chài gắn bó với biển cả quê hương trong tình yêu tha thiết.
* Về phương diện hình thức 
 -Trình bày dưới dạng đoạn văn cảm nhận.
 + Không sai lỗi diễn đạt, lỗi chính tả. Dùng từ chính xác.
+ Lời văn mạch lạc trong sáng, từ ngữ giàu hình ảnh, dẫn chứng phong phú, sát hợp, có tính biểu cảm .
b. Mức chưa tối đa: 
-Chỉ đảm bảo được một trong các nội dung về nội dung và hình thức trên.
c. Mức không đạt: 
-Không làm bài hoặc lạc đề.
0.5
1.5
0.5
0.5
0.5
0.5
0,25 -1,75
0
Câu 2
(3.0 điểm)
a. Mức tối đa:
* Về nội dung: (2,75 điểm)
+ Đảm bảo hệ thống ý luận điểm của bài viết.
+ Biết sáng tạo, lý giải ý kiến, quan điểm được nêu ra ở đề bài.
+ Có dấu ấn cá nhân trong phần lập luận, kiến giải hành động .
+ Học sinh có thể kết cấu bài làm theo nhiều cách khác nhau miễn là làm sáng tỏ vấn đề, thuyết phục người đọc. Bài viết của HS đảm bảo các ý cơ bản về nội dung như sau
a. Mở bài: 
 - Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: lối sống tích cực và cần thiết cho mỗi người trong cuộc sống hiện nay và trích dẫn câu nói “Sống chậm lại, nghĩ khác đi và yêu thương nhiều hơn”.
b. Thân bài: 
- Giải thích, chứng minh 
+ Sống chậm không phải là lãng phí thời gian mà là sống một cách kĩ lưỡng để cảm nhận những điều tốt đẹp trong cuộc sống, để nghĩ về cuộc sống và người xung quanh nhiều hơn; cho ta khoảng lặng để rút ra kinh nghiệm từ những thất bại và hi vọng cho tương lai; để lấy lại cân bằng trong cuộc sống, giúp tâm hồn mỗi người tuổi trẻ trở nên thâm trầm, sâu sắc, chín chắn và trưởng thành hơn.
+ Nghĩ khác đi: biết cách nhìn nhận, đánh giá, lựa chọn những lối đi riêng, có thể hiểu là những lối suy nghĩ tích cực, vượt lên trên hoàn cảnh khó khăn để không rơi vào chán nản tuyệt vọng, giúp con người có thêm nghị lực, tự tin.
+ Yêu thương nhiều hơn: biết sống vị tha, bao dung, biết nghĩ, biết quan tâm chăm sóc và hướng tới người khác nhiều hơn.
+ Ý nghĩa câu nói: khuyên con người xây dựng lối sống tốt đẹp, tích cực, nhân ái.
 - Bàn bạc mở rộng : 
+ Sống chậm không phải là chậm chạp, lạc hậu; không nên đánh đồng sống chậm là trái nghịch với lối sống hết mình, sống một cách tận độ, sống sao cho có ý nghĩa nhất.
+ Nghĩ khác không phải là những cách suy nghĩ, cách nhìn lập dị, quái đản, “bệnh hoạn” mà phải là những suy nghĩ đem lại sự sống cho bản thân, có sắc thái tích cực và có ích, đem lại những điều ý nghĩa, lớn lao cho cuộc sống, xã hội. 
+ Yêu thương nhiều hơn: cho đi nhiều hơn thì ta lại được nhận về nhiều hơn.
+ Phê phán lối sống thực dụng, cá nhân, cơ hội, sống thử, sống gấp, thờ ơ, vô cảm trong một bộ phận tuổi trẻ hiện nay. 
+ Giải pháp xây dựng lối sống đẹp và tích cực 
c. Kết bài:
- Bài học nhận thức và hành động: thấy được ý nghĩa của việc sống chậm, nghĩ khác đi, yêu thương nhiều hơn; đề xuất phương hướng phấn đấu, rèn luyện của bản thân
*Về hình thức và các tiêu chí khác :
+ Bài viết đảm bảo bố cục ba phần: Mở, Thân , Kết
+ Bài viết không sai lỗi diễn đạt, lỗi chính tả. Dùng từ chính xác.
+ Lời văn mạch lạc trong sáng, từ ngữ giàu hình ảnh, dẫn chứng phong phú, sát hợp, có tính biểu cảm .
+ Lập luận lôgíc và chặt chẽ. 
b. Mức chưa tối đa: 
- Chưa đảm bảo đầy đủ các yêu cầu về nội dung và hình thức nêu trên (Giáo viên linh hoạt trong cách cho điểm)
c. Mức không đạt: 
- Không làm bài hoặc làm lạc đề.
0.5
 1.75
0.5
0.5
0.5
0.25
0.5
0.5
0.25
0.5
0.25
0,25 – 2,75
0 
Câu 3
(5 điểm)
a. Mức tối đa:
* Về nội dung: (4,0 điểm):
+ Đảm bảo hệ thống luận điểm của bài viết.
+ Biết sáng tạo, phân tích các luận điểm rõ ràng, có dẫn chứng tiêu biểu và phù hợp
+ Có dấu ấn cá nhân trong phần lập luận, đánh giá.
+ Bài viết của HS đảm bảo các ý cơ bản về nội dung như sau:
a. Mở bài: 
- Giới thiệu được tác giả, tác phẩm và nhân vật Lão Hạc.
 b. Thân bài: (3.0 điểm) 
 -  Nỗi đau tột cùng của lão Hạc đồng thời ẩn sâu trong trái tim con người ấy là lòng yêu thương của một  người  cha. (1.5 điểm) 
 + Cuộc đời bi thảm của lão Hạc là chuỗi bi kịch bất hạnh của một lão nông nghèo khổ: Vợ chết, con trai bỏ đi làm phu đồn điền, lão sống một mình với con chó vàng. Nhưng rồi sự túng quẩn, tuổi già càng đe dọa lão. Sau trận ốm nặng  kéo dài, lão yếu đi. Lão quyết định bán cậu Vàng rồi ăn bả chó mà tự vẫn. 
+ Lão Hạc có lòng  thương con vô hạn: Biết con buồn vì không có tiền để cưới vợ “lão thương con lắm”. Lão  đau lòng  khi con phẫn chí  đi làm đồn điền cao su. Thương con nhưng lão đành bất lực trước cuộc đời và số phận của đứa con trai duy nhất. Lão luôn mang tâm trạng “mắc tội” với con . Lão giữ gìn tài sản cho con. Bán cậu Vàng cũng là vì nghĩ đến tương lai của  con trai mà không muốn bán cũng là cậu Vàng là hình ảnh kỉ niệm của đứa con trai .
 => Tình yêu thương con vô bờ của lão thật cảm động và đáng trân trọng biết bao .
 - Bi kịch của sự nghèo khó không thể đem lại hạnh phúc cho con  lão Hạc sẵn sàng hi sinh tất cả những gì  lão có cho con, ngay cả tính mạng của bản thân mình. Và  chính trong bi kịch ấy tình cha càng thiêng  liêng  bất tử . (1.5 điểm) 
+ Lão Hạc đã quyết định bán cậu Vàng – báu vật của lão. Một quyết định không dễ dàng. Còn gì đau đớn hơn khi cậu Vàng là nguồn an ủi duy nhất của lão trong những năm tháng tuổi già sống cô đơn thui thủi một mình. Trong tình thế phải lựa chọn lão đã chọn đứa con trai mà lão rất yêu thương                   
+ Bán cậu Vàng lão đã  phải chấp nhận đối mặt với “cái chết về tinh thần”. Lão vô cùng ăn năn day dứt. Cảm giác ân hận theo đuổi dày vò lão tạo nên đột biến trên gương mặt, dáng vẻ: “Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu của lão ngoẹo về một bên và cái miệng của lão mếu như  con nít. Lão hu hu khóc. Các từ tượng hình “co rúm lại”, xô lại”, “ngoẹo về một bên” và từ tượng thanh “hu hu” gợi nét mặt thân hình và tâm trạng của lão hiện lên thật thê thảm. Làm một việc vì tình thương con nhưng người  cha ấy vẫn luôn tự dằn vặt đau khổ như vừa  phạm một lỗi lớn. 
=> Lão đúng  là người nặng tình nặng nghĩa, thủy chung, trung thực.
c. Kết bài:
- Khái quát, tóm lược toàn bộ nội dung trình bày ở phần thân bài. Nêu ra ý nghĩa của hình tượng lão Hạc trong cuộc sống: Lão Hạc là hình tượng bất hủ ngợi ca về tình cảm phụ tử thiêng liêng cao đẹp .
* Về hình thức và các tiêu chí khác : 
+ Bài viết đảm bảo bố cục ba phần;
+ Bài viết không sai lỗi diễn đạt, lỗi chính tả. Lời văn mạch lạc trong sáng, từ ngữ giàu hình ảnh, có tính biểu cảm.
+ Lập luận chặt chẽ và lôgíc.
+ Có sự sáng tạo trong lối viết khi phân tích.
b. Mức chưa tối đa: 
 -Bài viết chưa đảm bảo đầy đủ các yêu cầu về nội dung và hình thức nêu trên (Giáo viên linh hoạt trong cách cho điểm từ 0,25 – 4,75 điểm).
c. Mức không đạt:0 điểm
- Không làm bài hoặc làm lạc đề.
0.5
3.0
0.5
1.0
0.5
1.0
0.5
1.0
0,25 – 4,75 
0
:
------------Hết----------

File đính kèm:

  • docde_giao_luu_hoc_sinh_gioi_mon_ngu_van_lop_8_nam_hoc_2018_201.doc
Giáo án liên quan