Đề cương ôn thi tuyển sinh Sau đại học Trường ĐHSP Tp.HCM

1. Logic học và đối tượng nghiên cứu

1.1. Đối tượng nghiên cứu của Logic học

– Theo nghĩa rộng : Logic học tìm hiểu, nghiên cứu, vận dụng logic nói chung. Cụthểlà

nghiên cứu những tính tất yếu, bản chất, phổbiến của tưduy và của thực tếkhách quan.

– Theo nghĩa hẹp: logic học chỉnghiên cứu logic của tưduy : tìm hiểu, nghiên cứu, vận

dụng các qui luật và hình thức của tưduy.

Theo nghĩa hẹp logic học bao gồm : logic học hình thức và logic học biện chứng.

+ Logic học biện chứng : nghiên cứu sựhình thành và phát triển của tưduy, nghiên cứu

những hình thức phản ánh sựvật hiện tượng trong quá trình biến đổi và phát triển của

chúng.

+ Logic học hình thức : nghiên cứu những qui luật và hình thức cấu tạo chính xác của tư

duy.

Logic học hình thức không xem xét nội dung phản ánh của tưtưởng mà tập trung vào

cơcấu (hình thức) logic của tưtưởng.

Tóm lại: Logic học là khoa học nghiên cứu vềcác quy luật và hình thức của tưduy hướng

vào việc nhận thức đúng đắn hiện thực.

1.2. Nhiệm vụcơbản của LGH là

– Làm sáng tỏnhững điều kiện nhằm đạt tới tri thức chân thực

– Phân tích kết cấu của quá trình tưtưởng

– Vạch ra thao tác logic và phương pháp luận chuẩn xác.

pdf21 trang | Chia sẻ: honglan88 | Lượt xem: 2406 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề cương ôn thi tuyển sinh Sau đại học Trường ĐHSP Tp.HCM, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẬP CHƯƠNG 2 
1. Viết dưới dạng kí hiệu các phán đoán sau 
1) Mọi phụ nữ đều không yêu thích bóng đá. 
2) Một số giáo viên là cán bộ quản lí 
3) Tất cả thanh niên đều có lí tưởng cao đẹp 
4) Hầu hết cha mẹ không biết cách giáo dục con cái 
5) Một số vĩ nhân làm nên lịch sử 
6) Mọi lãnh tụ đều xuất thân từ nhu cầu lịch sử 
7) Một số cuộc xung đột không phải là chiến tranh 
8) Tất cả các cuộc chiến tranh phi nghĩa đều thất bại 
Đề cương ôn thi tuyển sinh Sau đại học Trường ĐHSP Tp.HCM 
10/21 
9) Hầu hết các loài cây đều ra hoa vào mùa xuân 
10) Cha mẹ nào mà chẳng thương con 
11) Một số người Mỹ không thích chiến tranh 
12) Mọi sự thành công không phải do may mắn ngẫu nhiên 
13) Đa phần sứ giả là người nước ngoài 
14) Một số quốc gia thuộc khối ASEAN 
15) Mọi công dân đều có quyền bình đẳng trước pháp luật 
16) Một số giáo viên không hiểu học sinh 
17) Đa số học sinh đạt thành tích học tập tốt 
18) Con người không tồn tại mãi mãi 
19) Một số ca sĩ hát rất hay 
20) Chẳng có học sinh nào thích đọc sách 
21) Có những học sinh không thích trực nhật 
22) Nhiều học sinh còn đi học trễ 
23) Tất cả giáo viên mầm non đều là nữ 
24) Rất nhiều người thích xem phim truyền hình nhiều tập. 
2. Phát biểu phán đoán mâu thuẫn của các phán đoán 1-8 
3. Phát biểu phán đoán đối chọi của các phán đoán 9-16 
4. Phát biểu phán đoán lệ thuộc của các phán đoán 17-24 
5. Xét quan hệ giữa các phán đoán sau đây 
a. Mọi kim loại đều dẫn điện – Một số kim loại không dẫn điện 
b. Hầu hết học viên là Đảng viên – Có những học viên không phải là Đảng viên 
c. Trong lớp ai cũng tập trung làm bài – Nhiều người trong lớp đang tập trung làm bài 
d. Mọi sử liệu đều chính xác – Tất cả tư liệu lịch sử không chính xác 
6. Dựa trên hình vuông logic xác định giá trị của các phán đoán. Biết rằng 
a. Phán đoán A có giá trị sai 
b. Phán đoán I có giá trị sai 
c. Phán đoán O có giá trị đúng 
d. Phán đoán E có giá trị đúng. 
7. Cho phán đoán “Một số trẻ em không thích đến trường” có giá trị đúng. Dựa trên hình vuông 
logic hãy phát biểu các phán đoán còn lại và xác định giá trị chân lí của các phán đoán đó. 
8. Vận dụng công thức De Morgan để biến đối các công thức sau đây : 
a. ~(P ^ ~Q) 
b. ~(~A v B) 
c. ~(R ^ (H v A)) 
9. Xác định giá trị của các công thức sau đây, biết rằng : P = đ, Q = s, R = đ 
b. (P ^ ~Q) v R 
c. (~R v ~ P) ^ Q 
d. (R ^ Q) v ~P 
e. (R + P) + ~Q 
f. Q + (~P v R) 
10. Viết dạng kí hiệu các phán đoán sau : với P = “Nó giỏi Văn”, Q = “Nó giỏi Toán”. 
a. Nó học giỏi cả hai môn 
b. Nó có học giỏi Toán đâu nhưng giỏi môn Văn 
c. Nó không giỏi Văn mà lại giỏi Toán 
d. Không phải nó không giỏi cả hai môn 
Đề cương ôn thi tuyển sinh Sau đại học Trường ĐHSP Tp.HCM 
11/21 
e. Nó chỉ giỏi một trong hai môn 
f. Nó vừa giỏi Toán lại vừa giỏi Văn 
g. Nó học giỏi ít nhất một môn. 
h. Nó không học giỏi ít nhất một môn. 
i. Không thể cho rằng nó hoặc giỏi Toán hoặc giỏi Văn. 
j. Chỉ khi giỏi Toán thì nó mới giỏi Văn. 
11. Phát biểu thành lời các kí hiệu sau đây 
a. ~(~P ^ ~Q) 
b. ~(P ⇒ ~Q) 
c. Q ⇒ ~(~P ^ ~Q) 
d. (P ⇒ Q) ^ (Q ⇒ P) 
12. Xác định giá trị của các phán đoán sau. Biết rằng P = đ, Q = s, R = đ 
a. (~P ⇒ Q) + (Q ^ R) 
b. (Q ⇔ R) ⇒ (~P v Q) 
c. ~(P ^ Q) + (R ^ ~Q) 
d. ~(R + P) v (Q ⇒ R) 
13. Xác định giá trị của các phán đoán sau 
a. (~P v P) + (P ^ ~P) 
b. (~Q + Q) ⇒ (Q ⇔ ~Q) 
c. R ⇔ (~R ⇒ R) 
d. (S v (S ^ ~S)) ^ (~S ⇒ S) 
14. Phát biểu các phán đoán sau dưới dạng điều kiện cần hoặc điều kiện đủ 
a. Muốn qua sông phải luỵ đò 
b. Nếu vi phạm nội quy thì bài thi bị huỷ bỏ 
c. Chỉ khi có tài thì mới được việc 
d. Hễ cố gắng thì thành công 
e. Tôi đi xem đá bóng khi có giấy mời 
f. Cô ấy chỉ đi xem phim khi có giấy mời 
g. Anh không đến họp kịp trừ phi đi máy bay. 
15. Xác định giá trị của phán đoán A, biết rằng B = đ, C = s 
a. A ⇒ C = s A ⇒ C = đ 
b. A v C = s A v C = đ 
c. A ^ B = s A ^ B = đ 
d. A + C = s A + C = đ 
e. A ⇔ C = s A ⇔ C = đ 
f. (A ^ ~B) ⇒ C = đ 
g. (A ^ B) v C = đ 
h. (C ^ B) ⇒ A = đ 
i. (A v C) ⇒ B = đ 
j. (~A ^ B) ⇒ C = s 
16. Dùng bảng chân trị để chứng minh các công thức đẳng trị sau 
a. P ⇒ (Q ^ R) = (P ⇒ Q) ^ (P ⇒ R) 
b. (A ^ B) ⇒ C = A ⇒ (B ⇒ C) 
Đề cương ôn thi tuyển sinh Sau đại học Trường ĐHSP Tp.HCM 
12/21 
CHƯƠNG 3 : CÁC QUY LUẬT CƠ BẢN CỦA TƯ DUY 
1. Luật đồng nhất : Luật đồng nhất xuất phát từ tính tương đối ổn định của các sự vật hiện 
tượng trong thế giới khách quan và được phát biểu như sau: “Mọi tư tưởng phản ánh cùng một đối 
tượng, trong cùng một quan hệ thì phải đồng nhất với chính nó”. Mỗi sự vật hiện tượng trong không 
gian, thời gian xác định là chính nó. 
– Công thức: A = A hoặc A ⇒ A 
– Yêu cầu: 
1. Trong quá trình lập luận, một khái niệm, một phán đoán, một suy luận nào đó phải 
được dùng theo cùng một nghĩa, luận đề phải được giữ nguyên. 
2. Không đánh tráo đối tượng của tư tưởng 
3. Không đánh tráo ngôn ngữ diễn đạt tư tưởng 
4. Tư tưởng tái tạo phải đồng nhất với tư tưởng ban đầu 
– Tác dụng: 
1. Giúp tư duy xác định và nhất quán. 
2. Tránh hiện tượng “bất đồng ngôn ngữ”, ngộ biện hay ngụy biện. 
– Lưu ý: 
1. Tính đồng nhất luôn gắn liền với sự khác biệt và tương đối do vật chất luôn vận động 
và phát triển. Vì vậy tư tưởng phản ánh sự vật hiện tượng ở những không gian, thời 
gian khác nhau thì không nhất thiết phải đồng nhất. 
2. Các sự vật hiện tượng trong hiện thưc khách quan đều có những quan hệ nhất định, 
nhưng nếu chúng không có tất cả những đặc tính tiêu biểu thì chúng không đồng nhất 
với nhau. (anh với em, nước với ly) 
3. Các sự vật hiện tượng trong hiện thực khách quan luôn vận động biến đổi nhưng khi 
chưa biếin đổi hẳn về chất thì nó vẫn là nó (sâu→bướm) 
4. Trong lòng mỗi sự vật bao giờ hàm chứa những mâu thuẫn nội tại, nhưng đó là hai 
mặt đối lập trong một thể thống nhất. 
2. Luật phi mâu thuẫn 
– Nội dung : Hai phán đoán mâu thuẫn không thể cùng đúng. 
– Công thức : ~P(P ^ ~P) 
– Yêu cầu : 
+ Không thể vừa khẳng định vừa phủ định một tư tưởng. 
+ Không thể khẳng định một tư tưởng rồi lại phủ định hệ quả của sự khẳng định đó. 
+ Không được đồng thời khẳng định hai yếu tố loại trừ nhau ở cùng một sự việc đang 
xem xét. 
3. Luật bài trung 
– Nội dung: Trong hai phán đoán mâu thuẫn nhau phải có một phán đoán chân thực, một 
phán đoán giả dối, chứ không có khả năng thứ ba. Hai phán đoán mâu thuẫn không thể 
cùng sai. 
– Công thức: P + ~P 
– Yêu cầu: 
+ Xác định tính chân thực hay giả dối của một tư tưởng đã định hình. 
Đề cương ôn thi tuyển sinh Sau đại học Trường ĐHSP Tp.HCM 
13/21 
+ Xác định phán đoán đúng trong hai phán đoán mâu thuẫn nhau. 
4. Luật có lý do đầy đủ 
– Nội dung: Tất cả những gì tồn tại đều có lí do để tồn tại. Một tư tưởng chỉ được xem là 
chân thực khi có đủ lí do làm căn cứ. 
– Yêu cầu: 
+ Xác định giá trị cho một ý nghĩ định hình. 
+ Đưa ra đủ căn cứ của sự xác định đó. 
– Tác dụng: tránh tư duy phi logic, mê tín, dị đoan (tin không căn cứ). 
BÀI TẬP CHƯƠNG 3 
1. Các phát biểu sau đây thể hiện quy luật gì ? 
a. Hai phán đoán phủ định nhau nếu phán đoán này đúng thì phán đoán kia sai và ngược lại. 
b. Không bao giờ một phán đoán và phủ định của phán đoán đó là đồng thời cùng sai. 
c. Một sự vật là chính nó. 
d. Một sự vật không thể vừa là nó vừa không phải là nó. 
e. Một sự vật hoặc có hoặc không chứ không thể có trường hợp thứ ba. 
f. Hai tư tưởng trái ngược nhau không cùng đúng. 
g. Hai tư tưởng trái ngược nhau không cùng đúng không cùng sai. 
h. Mọi tư tưởng chân thật đều phải được chứng minh. 
i. Một tư tưởng không thể đồng thời có hai giá trị logic trái ngược nhau. 
j. Tư tuởng “Có thương thì nói là thương. Không thương thì nói một đường cho xong.” bị chi 
phối bởi quy luật gì? 
k. Trong nội dung bản án chỉ có thể kết luận hoặc một bị cáo phạm tội, hoặc là bị cáo không 
phạm tội chứ không thể đưa ra kết luạn trung gian nào khác. 
l. Ông X khẳng định: “Mọi hành vi nguy hiểm cho xã hội đều là tội phạm.” Ông Y không đồng 
ý và cho rằng: “Không phải mọi hành vi nguy hiểm cho xã hội đều là tội phạm”. Có nghĩa là 
“Một số hành vi nguy hiểm cho xã hội nhưng không là tội phạm”. Ông Y đã đưa ra những 
chứng cứ để chứng minh rằng ý kiến của mình là đúng, do đó, buộc ông X phải thừa nhận 
khẳng định của mình là sai. Như vậy thao tác tư duy của ông Y dựa trên quy luật nào của tư 
duy ? 
2. Xét xem các đoạn văn bản sau đây vi phạm quy lụât cơ bản nào của tư duy: 
a. Một diễn giả nói với người nghe: “ở đời có luật bù trừ. Khi người ta mù một mắt thì mắt kia 
trông sáng hơn, khi người ta điếc 1 tai thì tai kia nghe rõ hơn”. Nghe vậy, có người kêu lên: 
“ Hoàn toàn đúng, tôi thấy khi người ta cụt một chân thì rõ ràng chân kia dài hơn!” 
b. () ta không cần danh vọng, Mala, Mi hãy thuyết những điều đó với những kẻ hám danh 
vọng. () Thành đạt, danh tiếng, danh dự và vinh quang chỉ là sự hư ảo. Sự thắng lợi của kẻ 
này là thất bại của người kia. Đây là đội quân của mi, quỷ dữ. Người hèn kém không thể 
khắc phục được chúng, nhưng nếu khắc phục được người ấy sẽ ngộ chánh đẳng an lạc. Ta 
trải cơ mạn xa để chiến đấu với người đây. Ta thà chết vinh trong trận chiến, còn hơn sống 
nhục trong đầu hàng.” 
c. Để cải tiến việc dạy học phải loại bỏ dần hình thức giảng dạy sau đây: 
– Kiểu dạy độc thoại 
– Kiểu đọc, chép 
Đề cương ôn thi tuyển sinh Sau đại học Trường ĐHSP Tp.HCM 
14/21 
– Giảm số giờ lý thuyết 
– Tăng cường hơn nữa số tiết và hình thức dạy học tích cực như: thảo luận, ngoại khoá, 
thực hành, luyện tập  
d.  Socrate cho rằng nhận thức là tiền đề của đạo đức. Nếu một người nào đó không hiểu biết 
về nghĩa vụ, về bổn phận thì người đó làm sao có đạo đức được ? Nói như socrate cũng 
đúng. Thế nhưng trong thiên hạ không phải không có những nhà bác học tài ba nhưng đạo 
đức lại chẳng ra gì đó sao ? Trong đời chẳng thiếu gì chuyên gia nọ chuyên gia kia nhưng 
phẩm chất đạo đức thì chẳng “chuyên gia” chút nào ! ... Cứ cho rằng xã hội bây giờ là xã hội 
“nhiều chuyện” đi nữa, thế nhưng c

File đính kèm:

  • pdflogic_hoc.pdf