Đề cương ôn thi học kì I môn hóa học phần I: hóa học hữu cơ

a.Nêu khái niệm este. Viết công thức cấu tạo thu gọn các este:

-Este đơn chức, no, mạch hở. -Este đơn chức.

-Etyl axetat. -Metyl fomat.

-Vinyl axetat. -Metyl propionat.

-Metyl metacrylat.

pdf8 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1040 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn thi học kì I môn hóa học phần I: hóa học hữu cơ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m chức andehit. 
- Mantozơ: + CTPT: C12H22O11 
 + Đặc điểm cấu tạo: phân tử gồm 2 gốc glucozơ kết hợp với nhau; có nhiều nhóm OH kề 
nhau; có thể mở vòng tạo nhóm chức andehit. 
- Tinh bột: + CTPT: (C6H10O5)n 
 + Đặc điểm cấu tạo: phân tử gồm nhiều gốc  -glucozơ kết hợp với nhau; có 2 dạng phân tử 
là mạch không phân nhánh (amilozơ) và mạch phân nhánh (amilopectin). 
- Xenlulozơ: + CTPT: (C6H10O5)n 
 + CTCT: [C6H7O2(OH)3]n 
 + Đặc điểm cấu tạo: phân tử gồm nhiều gốc  -glucozơ kết hợp với nhau; mạch không phân 
nhánh. 
b. 2 C12H22O11 + Cu(OH)2 → (C12H21O11)2Cu + 2 H2O 
(saccarozơ, mantozơ) dung dịch xanh lam 
C12H22O11 + H2O 
0H , t C6H12O6 + C6H12O6 
Saccarozơ glucozơ fructozơ 
C12H22O11 + H2O 
0H , t 2 C6H12O6 
mantozơ glucozơ 
c. (C6H10O5)n + n H2O 
0H , t n C6H12O6 
Tinh bột  -glucozơ 
d. Viết phương trình phản ứng của xenlulozơ với axit nitric, phản ứng thủy phân. 
[C6H7O2(OH)3]n + 3n HNO3 
0
2 4H SO đ, t C6H7O2(ONO2)3]n + 3n H2O 
Xenlulozơ xenlulozơ trinitrat 
Đề cương ôn thi học kì I- Hóa học 12 - GV Nguyễn Văn Vũ – Trường THPT Võ Giữ  
Trang 4 
(C6H10O5)n + n H2O 
0H , t n C6H12O6 
Xenlulozơ  -glucozơ 
Chương 3. AMIN, AMINO AXIT, PROTEIN 
Câu 1: a. Nêu khái niệm amin. Viết công thức cấu tạo và gọi tên thay thế, xác định bậc các amin sau: 
- metyl amin. - etyl amin. 
- phenyl amin (anilin). - đimetyl amin. 
- trimetyl amin. - hexametylenđiamin. 
b. Viết các phương trình phản ứng của metyl amin, anilin (nếu có) với: H2O, HCl, nước brom. Nêu 3 cách phân 
biệt dung dịch metylamin và anilin. 
TRẢ LỜI 
a. Khái niệm amin: Khi thay thế nguyên tử H trong phân tử NH3 bằng gốc hiđrocacbon ta được amin. 
Tên gốc chức CTCT Tên thay thế Bậc amin 
metyl amin CH3NH2 metanamin 1 
etyl amin C2H5NH2 etanamin 1 
phenyl amin (anilin) C6H5NH2 benzenamin 1 
đimetyl amin (CH3)2NH N-metylmetanamin 2 
trimetyl amin (CH3)3N N,N-đimetylmetanamin 3 
hexametylenđiamin NH2[CH2]6NH2 hexan-1,6-điamin 1,1 
b. - Phương trình phản ứng của metyl amin, anilin (nếu có) với: H2O, HCl, nước brom. 
Với nước, chỉ có metylamin phản ứng: CH3NH2 + H2O  CH3NH3+ + OH– 
(metyl amin và các amin tan được trong nước tác dụng được với nước và làm xanh quỳ tím ẩm). 
Với HCl, cả 2 chất đều phản ứng: CH3NH2 + HCl → CH3NH3Cl 
 C6H5NH2 + HCl → C6H5NH3Cl 
Với nước brom, chỉ có anilin phản ứng: C6H5NH2 + 3 Br2 → C6H2Br3NH2 (trắng) + 3 HBr 
- Ba cách phân biệt dung dịch metyl amin và anilin: 
+ Cách 1: dùng nước, chất nào tan được tạo dung dịch trong suốt là metylamin. 
+ Cách 2: dùng quỳ tím (ẩm), chất nào làm quì tím hoá xanh là metylamin. 
+ Cách 3: dùng nước brom, chất nào tạo kết tủa trắng là anilin. 
Câu 2: 
a. Nêu khái niệm amino axit. Viết công thức cấu tạo, gọi tên thay thế, tên thường, kí hiệu (nếu có) các amino 
axit có tên bán hệ thống sau: 
- axit aminoaxetic. - axit  -aminopropionic. 
- axit  -aminoisovaleric. - axit  ,  -điaminocaproic. 
- axit  -aminoglutaric. - axit  -aminocaproic. 
- axit -aminoenantoic. 
b. Viết phương trình phản ứng của axit aminoaxetic với: NaOH, HCl, C2H5OH; Viết phương trình phản ứng 
trùng ngưng của axit  -aminocaproic. 
TRẢ LỜI 
a. - Khái niệm amino axit: là loại hợp chất hữu cơ tạp chức, phân tử chứa đồng thời nhóm amino (NH2) và nhóm 
cacboxyl (COOH). 
Tên bán hệ thống CTCT Tên thay thế Tên thường Kí hiệu 
axit aminoaxetic NH2CH2COOH Axit 2-aminoetanoic Glyxin Gly 
axit  -aminopropionic CH3CH(NH2)COOH Axit 2-aminopropanoic Alanin Ala 
axit  -aminoisovaleric CH3CH(CH3)CH(NH2)COOH Axit 2-amino-3-metylbutanoic Valin Val 
axit  ,  -điaminocaproic NH2[CH2]4CH(NH2)COOH Axit 2,6-điaminohexanoic lysin Lys 
axit  -aminoglutaric HOOC[CH2]2CH(NH2)COOH Axit 2-aminopentan-1,5-đioic Axit glutamic Glu 
axit  -aminocaproic NH2[CH2]5COOH Axit 6-aminohexanoic 
axit -aminoenantoic NH2[CH2]6COOH Axit 7-aminoheptanoic 
Đề cương ôn thi học kì I- Hóa học 12 - GV Nguyễn Văn Vũ – Trường THPT Võ Giữ  
Trang 5 
b. Phương trình phản ứng của axit aminoaxetic với: NaOH, HCl, C2H5OH: 
NH2CH2COOH + NaOH → NH2CH2COONa + H2O 
NH2CH2COOH + HCl → NH3ClCH2COOH hay HOOCCH2NH3Cl 
NH2CH2COOH + C2H5OH 
HCl khí NH2CH2COOC2H5 + H2O 
Phản ứng trùng ngưng của axit  -aminocaproic: 
       
o
2 2 5 2 5 2n
tn H N [CH ] COOH NH [CH ] CO + nH O
Câu 3: 
a. Nêu khái niệm peptit, liên kết peptit, nhóm peptit. Nêu cách nhận biết peptit có từ 2 liên kết peptit trở lên. 
b. Viết công thức cấu tạo peptit có tên Alanylglyxinvalin (Ala-Gly-Val). 
c. Viết công thức cấu tạo thu gọn và tên của các aminoaxit sinh ra khi thủy phân hoàn toàn tripeptit Ala-Gly-Val. 
TRẢ LỜI 
a. - Peptit: là loại chất hữu cơ chứ từ 2 đến 50 gốc  -aminoaxit liên kết với nhau bởi liên kết peptit. 
- Liên kết peptit: là liên kết –CO-NH- giữa hai đơn vị  -aminoaxit. 
- Nhóm peptit: nhóm –CO-NH- giữa hai đơn vị  -aminoaxit. 
- Cách nhận biết peptit có từ 2 liên kết peptit trở lên: dùng pư với Cu(OH)2/OH– tạo hợp chất màu tím (p.ứng 
màu biure). 
b. Công thức cấu tạo peptit có tên Alanylglyxinvalin (Ala-Gly-Val): 
NH2CH(CH3)-CO-NH-CH2-CO-NH-CH-COOH 
 ׀ 
 CH(CH3)2 
c. Công thức cấu tạo thu gọn và tên của các aminoaxit sinh ra khi thủy phân hoàn toàn tripeptit Ala-Gly-Val: 
CH3CH(NH2)COOH hay NH2CH(CH3)COOH axit  -aminopropionic (Alanin) 
NH2CH2COOH axit aminoaxetic (Glyxin) 
CH3CH(CH3)CH(NH2)COOH hay NH2-CH-COOH axit  -aminoisovaleric (Valin) 
 ׀ 
 CH(CH3)2 
Câu 4: 
a. Nêu khái niệm protein; Nêu điểm khác nhau về cấu tạo của protein với polipeptit; Nêu điểm khác nhau về cấu 
tạo của protein đơn giản và protein phức tạp. 
b. Hãy cho biết sản phẩm của phản ứng thủy phân protein. 
c. Nêu các cách nhận biết protein. 
TRẢ LỜI 
a. - Protein: là những peptit cao phân tử, có phân tử khối từ vài chục nghìn đến vài triệu. 
- Điểm khác nhau giữa protein và polipeptit: polipeptit chỉ có từ 11 đến 50 gốc  -aminoaxit còn protein thì số 
gốc  -aminoaxit nhiều hơn; protein ngoài các gốc  -aminoaxit còn có thể có thành phần phi protein. 
- Điểm khác nhau giữa protein đơn giản và protein phức tạp: protein đơn giản chỉ chứa các gốc  -aminoaxit còn 
protein phức tạp ngoài các gốc  -aminoaxit còn có thành phần phi protein như axit nucleic, chất béo,  
b. Sản phẩm của phản ứng thủy phân protein: protein thủy phân (trong môi trường axit hoặc kiềm hoặc enzim) 
sinh ra các chuổi polipeptit và cuối cùng thành các  -aminoaxit (tương tự như polipeptit). 
c. Các cách nhận biết protein: 
- Đun nóng (hoặc cho vào axit hoặc bazơ hoặc một số muối): protein sẽ bị đông tụ. 
- Cho phản ứng với Cu(OH)2 (phản ứng màu biure): tạo hợp chất có màu tím. 
Câu 5: 
a. Nêu khái niệm enzim. Nêu đặc điểm của xác tác enzim. 
b. Nêu khái niệm axit nucleic. Axit nucleic thường tồn tại dưới dạng kết hợp với protein gọi là nucleoprotein, có 
2 loại axit nucleic, đó là những loại nào? 
TRẢ LỜI 
a. - Enzim: là những chất hầu hết có bản chất protein, có khả năng xúc tác cho các quá trình hóa học, đặc biệt 
trong cơ thể sinh vật. 
Đề cương ôn thi học kì I- Hóa học 12 - GV Nguyễn Văn Vũ – Trường THPT Võ Giữ  
Trang 6 
- Đặc điểm của xác tác enzim: hoạt động xúc tác enzim có tính chọn lọc rất cao; tốc độ p.ứng nhờ xúc tác enzim 
rất lớn. 
b. - Axit nucleic: là polieste của axit photphoric và pentozơ, mỗi pentozơ lại liên kết với một bazơ nitơ. 
- Axit nucleic thường tồn tại dưới dạng kết hợp với protein gọi là nucleoprotein, có 2 loại axit nucleic, đó là 
AND và ARN. 
Chương 4. POLIME VÀ VẬT LIỆU POLIME 
Câu 1: 
a. Nêu khái niệm polime. Thế nào là polime trùng hợp, polime trùng ngưng, polime thiên nhiên, polime tổng 
hợp, polime bán tổng hợp? Cho ví dụ từng loại. 
b. Cho ví dụ về polime có mạch không phân nhánh, mạch phân nhánh, mạch mạng không gian. 
c. Nêu đặc điểm và cho ví dụ về phản ứng phân cắt mạch polime, phản ứng giữ nguyên mạch polime, phản ứng 
tăng mạch polime, phản ứng khâu mạch polime. 
d. Thế nào là phản ứng trùng hợp? Nêu điều kiện cần để monome tham gia phản ứng trùng hợp. 
e. Thế nào là phản ứng trùng ngưng? Nêu điều kiện cần để monome tham gia phản ứng trùng ngưng. 
TRẢ LỜI 
a. - Polime: là những hợp chất có phân tử khối rất lớn do nhiều đơn vị cơ sở (gọi là mắt xích) liên kết với nhau 
tạo nên. 
- Polime trùng hợp: là polime tổng hợp, được điều chế bằng phản ứng trùng hợp. Ví dụ: PE, PVC,  
- Polime trùng ngưng: là polime tổng hợp, được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng. Ví dụ: Nilon-6,6;  
- Polime thiên nhiên: polime có sẵn trong thiên nhiên. Ví dụ: tinh bột, xenlulozơ, cao su thiên nhiên. 
- Polime tổng hợp: do con người tổng hợp. Ví dụ: PE, PVC, nilon-6, nilon-6,6. 
- Polime bán tổng hợp: polime thiên nhiên được chế biến một phần. Ví dụ: tơ visco, tơ axetat. 
b. - Ví dụ về polime có mạch không phân nhánh: amilozơ. 
- Ví dụ về polime có mạch phân nhánh: amilopectin, glicogen. 
- Ví dụ về polime có mạch mạng không gian: cao su lưu hóa, nhựa bakelit. 
c. - Phản ứng phân cắt mạch polime: phản ứng làm ngắn mạch polime hoặc chuyển polime từ mạch mạng không 
gian sang mạch phân nhánh, mạch không phân nhánh hoặc phản ứng làm mạch phân nhánh sang mạch không phân 
nhánh. 
Ví dụ: phản ứng thủy phân nhóm chức nội mạch (thủy phân tinh bột, xenlulozơ, poliamit, polipeptit, protein), 
phản ứng oxihoá cắt mạch. 
- Phản ứng giữ nguyên mạch polime: phản ứng không làm thay đổi mạch polime. 
Ví dụ: phản ứng thủy phân nhóm chức ngoại mạch, phản ứng cộng vào liên kết đôi. 
- Phản ứng tăng mạch polime: phản ứng nối các mạch polime với nhau. 
Ví dụ: phản ứng lưu hóa cao su, phản ứng chuyển nhựa rezol thành nhựa rezit. 
- Phản ứng khâu mạch polime: phản ứng nối các mạch polime với nhau thành mạng không gian. Ví dụ: pư lưu 
hóa cao su. 
d. - Phản ứng trùng hợp: là quá trình kết hợp nhiều phân tử nhỏ (monome) giống nhau hay tương tự nhau thành 
phân tử lớn (polime). 
- Điều kiện cần để monome tham gia phản ứng trùng hợp: trong phân tử phải có liên kết bội hoặc mạch vòng 
kém bền. 
e. - Phản ứng trùng ngưng: là quá tr

File đính kèm:

  • pdfDe cuong on tap hoc ky 1 Hoa hoc 12.pdf
Giáo án liên quan