Đề cương ôn tập thi học sinh giỏi môn Sinh học Lớp 9

I. Lý thuyết:

1. So sánh sự giống nhau và khác nhau về kết quả ở F1 và F2 trong di truyền trội hoàn toàn và không hoàn toàn. Những nguyên nhân nào dẫn đến sự giống nhau và khác nhau trong trường hợp lai một cặp tính trạng trội hoàn toàn hoặc không toàn. Cho ví dụ minh họa.

→ Trả lời:

* Giống nhau:

- Tỉ lệ kiểu gen F1¬, F2 giống nhau

- F1 đều đồng nhất về kiểu hình, F2 phân tính

* Khác nhau:

* Nguyên nhân giống nhau: Gen nằm trên NST, sự phân ly và tổ hợp của NST trong giảm phân dẫn đến sự phân ly và tổ hợp của các gen. Sự kết hợp ngẫu nhiên giữa các loại giao tử trong quá trình thụ tinh. Do đó F1 có 100% Aa và F2 có 1AA : 2Aa : 1aa

* Nguyên nhân khác nhau:

- Trong hiện tượng trội hoàn toàn, gen trội A lấn át hoàn toàn gen lặn a nên kiểu gen dị hợp Aa cũng biểu hiện kiểu hình trội như kiểu gen đồng hợp AA

- Trong hiện tượng trội không hoàn toàn, gen trội A không lấn át hoàn toàn gen lặn a nên kiểu gen dị hợp Aa biểu hiện kiểu hình trung gian

* Hs tự cho ví dụ:

2. Nếu không dùng phép lai phân tích có thể sử dụng thí nghiệm lai nào để xác định một cơ thể có kiểu hình trội là thể đồng hợp hay thể dị hợp được không? Cho ví dụ minh họa.

→ Trả lời:

 

doc11 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 578 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập thi học sinh giỏi môn Sinh học Lớp 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 có kích thước lớn trở thành trứng có khả năng thụ tinh và 3 tế bào nhỏ hơn trở thành 3 thể cực bậc 2 không có khả năng thụ tinh và bị thoái hóa.
* So sánh (trong vở)
 8. Giải thích vì sao bộ NST đặc trưng của những loài sinh sản hữu tính lại được duy trì ổn định qua các thế hệ 
→ Trả lời:
Sinh sản hữu tính là sự sinh sản dựa vào hai quá trình giảm phân và thụ tinh
- Trong quá trình giảm phân: NST xảy ra nhân đôi 1 lần (ở kì trung gian I) và phân ly 2 lần (ở kì sau I, và kì sau II) dẫn đến tạo ra bộ NST đơn bội (n) trong các giao tử
- Trong thụ tinh: Khi 2 giao tử đực và cái kết hợp dẫn đến xảy ra sự tổ hợp của 2 bộ NST đơn bội (n) của 2 giao tử để tạo ra bộ NST 2n trong hợp tử 
Vậy sự kết hợp giữa hai quá trình giảm phân và thụ tinh giúp cho bộ NST đặc trưng của loài được ổn định qua các thế hệ cơ thể khác nhau
Ngoài ra nguyên phân còn tạo ra sự ổn định của bộ NST từ thế hệ tế bào này sang thế hệ tế bào khác của cùng một cơ thể ở loài sinh sản hữu tính
 → Tóm lại bộ NST đặc trưng của những loài sinh sản hữu tính được duy trì ổn định qua các thế hệ nhờ sự kết hợp của 3 quá trình: Nguyên phân, giảm phân, thụ tinh
9. Biến dị tổ xuất hiện phong phú ở những loài sinh sản hữu tính được giải thích trên cơ sở tế bào học nào?
→ Trả lời:
Biến dị tổ hợp xuất hiện phong phú ở những loài sinh sản hữu tính được giải thích dựa trên hoạt động của NST trong hai quá trình giảm phân và thụ tinh
- Trong giảm phân, sự phân ly độc lập của các NST mang gen tạo ra nhiều loại giao tử khác nhau về nguồn gốc
- Trong thụ tinh, xảy ra sự kết hợp ngẫu nhiên của các laọi giao tử đã tạo ra các hợp tử mang những tổ hợp NST khác nhau
Những hoạt động trên của NST đã làm xuất hiện nhiều biến dị tổ hợp, tạo nguồn nguyên liệu cho tiến hóa và chọn giống
10. Khi giảm phân và thụ tinh, trong tế bào của một loài giao phối, 2 cặp NST tương đồng kí hiệu là Aa và Bb sẽ cho ra các tổ hợp NST nào trong các giao tử và các hợp tử?
→ Trả lời:
- Sự phân ly độc lập của hai cặp NST tương đồng nói trên đã tạo ra các tổ hợp NST trong các giao tử: AB, Ab, aB, ab
- Sự kết hợp ngẫu nhiên của các loại giao tử nói trên trong thụ tinh đã tạo ra 9 kiểu tổ hợp NST khác nhau trong các hợp tử: AABB, Aabb, aaBB, aabb, AaBB, AABb, Aabb, aaBb và aabb
11. Nêu những điểm khác nhau giữa NST giới tính và NST thường
→ Trả lời:
NST thường
NST giới tính
- Có nhiều cặp
- Giống nhau giữa cá thể đực và cái
- Tồn tại thành từng cặp tương đồng
- Gen nằm trên NST thường quy định tính trạng thường
- Chỉ có 1 cặp
- Khác nhau giữa cá thể đực và cái
- Khi thì tương đồng (XX), khi thì không tương đồng (XY)
- Gen nằm trên NST giới tính quy định giới tính và quy định một số tính trạng thường liên kết với giới tính
12. Trình bày cơ chế sinh con trai, con gái ở người. Quan niệm cho rằng người mẹ quyết định việc sinh con trai hay con gái là đúng hay sai?
→ Trả lời:
* Cơ chế sinh con trai, con gái ở người:
Ở người tế bào 2n có 23 cặp NST trong đó có 22 cặp NST thường giống nhau giữa người nam và người nữ. Riêng ở cặp NST giới tính thì:
- Người nam chứa cặp XY không tương đồng
- Người nữ chứa cặp NST XX tương đồng
Cơ chế sinh con trai, con gái ở người do sự phân ly và tổ hợp của cặp NST giới tính trong quá trình phát sinh giao tử và thụ tinh
a. Trong quá trình phát sinh giao tử:
Do sự phân ly của cặp NST giới tính dẫn đến:
- Nữ (XX) chỉ tạo một loại trứng duy nhất mang NST X
- Nam (XY) tạo hai loại tinh trùng với tỉ lệ ngang nhau là X và Y
b. Trong thụ tinh tạo hợp tử:
- Nếu trứng X kết hợp với tinh trùng X thì tạo hợp tử XX, phát triển thành con gái
- Nếu trứn X kết hợp với tinh trùng Y thì tạo hợp tử XY, phát triển thành con trai
Sơ đồ lai:
 Nữ	 Nam
P: 44A+XX	x	44A+XY
Gp: 22A+X	22A+X, 22A+Y
F: 	44A+XX → Con gái
	44A+XY → Con trai
* Quan niệm người mẹ quyết định việc sinh con trai hay con gái
Quan niệm này không đúng vì giới tính của con được hình thành do sự kết hợp ngẫu nhiên giữa các giao tử, trong đó mẹ chỉ duy nhất có 1 loại trứng mang X. Vì vậy giới tính của con phụ thuộc vào việc trứng kết hợp với tinh trùng mang X hay mang Y của bố
13. Tại sao trong cấu trúc dân số, tỉ lệ nam : nữ xấp xỉ là 1 : 1?
→ Trả lời:
Ở người, do người nam (XY) trong phát sinh giao tử có sự phân ly của cặp NST XY đã tạo ra 2 loại tinh trùng mang NST X và Y có số lượng ngang nhau. Qua thụ tinh, hai loại tinh trùng này kết hợp với một loại trứng duy nhất mang X ở người nữ nên tạo ra hai loại tổ hợp XX và XY với số lượng ngang nhau, có sức sống ngang nhau do đó trong cấu trúc dân số trên qui mô lớn, tỉ lệ nam : nữ xấp xỉ 1: 1
14. Thế nào là di truyền liên liên kết? Hiện tượng này đã bổ sung cho quy luật phân ly độc lập của Menđen như thế nào?
→ Trả lời:
- Di truyền liên kết là hiện tượng một nhóm tính trạng được di truyền cùng nhau, được quy định bởi các gen trên một NST cùng phân ly trong quá trình phân bào
- Di truyền liên kết bổ sung cho định luật phân ly độc lập của Menđen như sau: Định luật phân ly độc lập được Menđen phát hiện trên cơ sở các tính trạng do các gen qui định nó nằm trên các NST khác nhau, tức mỗi NST ông chỉ xét đến một gen. Nhưng trên thực tế, trong tế bào, số lượng gen luôn lớn hơn nhiều so với NST nên mỗi NST phải mang nhiều gen. Vì vậy ở cơ thể sinh vật hiện tượng di truyền liên kết là hiện tượng phổ biến
15. So sánh kết quả lai phân tích F1 trong 2 trường hợp di truyền độc lập và di truyền liên kết của 2 cặp tính trạng. Nêu ý nghĩa của truyền liên kết trong chọn giống
→ Trả lời:
1. So sánh kết quả lai phân tích F1
a. Giống nhau:
F1 dị hợp hai cặp gen lai phân tích đều tạo ra sự phân tính ở đời con lai
b. Khác nhau:
Di truyền liên kết
Di truyền độc lập
- 2 cặp gen tồn tại trên cùng một NST
- Các cặp gen liên kết khi giảm phân F1 tạo 2 loại giao tử
- Kết quả lai phân tích tạo 2 kiểu gen và 2 kiểu hình có tỉ lệ 1: 1
- Con không xuất hiện kiểu hình mới so với bố mẹ, tức không xuất hiện biến dị tổ hợp
- 2 cặp gen tồn tại trên 2 cặp NST
- Các cặp gen phân li độc lập và tổ hợp tự do F1 tạo ra 4 loại giao tử bằng nhau
- Kết quả lai phân tích tạo ra 4 kiểu gen và 4 kiểu hình có tỉ lệ 1: 1: 1: 1
- Con xuất hiện kiểu hình mới ngoài kiểu hình giống bố mẹ, tức xuất hiện biến dị tổ hợp
2. Ý nghĩa của di truyền liên kết trong chọn giống:
- Hạn chế xuất hiện biến dị tổ hợp
- Đảm bảo sự di truyền bền vững của từng nhóm tính trạng được quy định bởi các gen trên một NST. Nhờ đó trong chọn giống người ta có thể chọn được những nhóm tính trạng tốt đi kèm với nhau
16. Nêu những điểm khác nhau cơ bản giữa cấu trúc ARN và ADN?
→ Trả lời:
Cấu trúc ADN
Cấu trúc ARN
- Chiều dài, khối lượng phân tử rất lớn
- Là mạch kép
- Nguyên liệu xây dựng là các nu: A, T, G, X
- Trong nu là đường đềôxiribôzơ (C5H10O4)
- Trong ADN có chứa T
- Liên kết hóa trị trên mạch đơn là liên kết giữa đường C5H10O4 của nu này với phân tử H3PO4 của nu bên cạnh, là liên kết khá bền vững
- Chiều dài, khối lượng phân tử rất bé
- Là mạch đơn
- Nguyên liệu xây dựng là các nu: A, U, G, X
- Trong nu là đường ribôzơ (C5H10O5)
- Trong ADN có chứa U là dẫn xuất của T
- Liên kết hóa trị trên mạch ARN là liên kết giữa đường C5H10O5 của nu này với phân tử H3PO4 của nu bên cạnh, là liên kết kém bền vững
17. Thể 3 nhiễm và thể 1 nhiễm là gì? Giải thích cơ chế tạo ra thể 3 nhiễm và thể 1 nhiễm, lập sơ đồ minh họa? Nêu hậu quả của hiện tượng dị bội thể.
→ Trả lời:
1. Khái niệm về thể 3 nhiễm và thể 1 nhiễm:
Thể 3 nhiễm và thể 1 nhiễm là những thể dị bội chỉ xảy ra trên 1 cặp NST trong tế bào
Bình thường, trong tế bào sinh dưỡng, mỗi cặp NST luôn có 2 chiếc. Nhưng nếu có một cặp NST nào đó thừa 1 chiếc tức là cặp này trở thành 3 chiếc thì đó là thể 3 nhiễm. Ngược lại nếu có 1 cặp NST nào đó thiếu 1 chiếc, tức cặp này chỉ còn 1 chiếc NST thì đó là thể 1 nhiễm. Như vậy:
- Thể 3 nhiễm là thể mà trong tế bào thừa 1 NST ở một cặp nào đó, kí hiệu NST là 2n + 1
- Thể 1 nhiễm là thể mà trong tế bào thiếu 1 NST ở một cặp nào đó, kí hiệu NST là 2n – 1
2. Cơ chế tạo thể 3 nhiễm, thể 1 nhiễm và sơ đồ minh họa:
Trong quá trình phát sinh giao tử, có một cặp NST của tế bào sinh giao tử không phân ly (các cặp NST còn lại phân ly bình thường) tạo ra 2 loại giao tử: loại chứa cả 2 NST của cặp đó (giao tử n + 1) và loại giao tử không chứa NST của cặp đó (giao tử n – 1). Hai loại giao tử này kết hợp với giao tử bình thường n trong thụ tinh tạo ra hợp tử 3 nhiễm (2n + 1) và hợp tử 1 nhiễm (2n – 1)
Sơ đồ minh họa: SGK
3. Hậu quả của hiện tượng dị bội thể:
Dị bội thể thường gây tác hại cho bản thân cơ thể sinh vật tạo ra các bệnh hiểm nghèo, làm giảm sức sống cơ thể và có thể gây chết.
Thí dụ:
- Dị bội thể trên NST số 21 tạo ra thể 2n + 1 thừa 1 NST số 21 gây bệnh Đao ở người
- Dị bội thể trên NST giới tính ở người tạo ra thể 2n – 1 ở người nữ thiếu 1 NST giới tính X (thể XO) gây bệnh Tớcnơ
18. Thể đa bội là gì? Giải thích nguyên nhân và cơ chế tạo thành thể đa bội
→ Trả lời:
1. Thể đa bội: là cơ thể mà trong tế bào sinh dưỡng có số NST là bội số của n và lớn hơn 2n
2. Nguyên nhân và cơ chế hình thành thể đa bội:
a. Nguyên nhân:
- Nguyên nhân bên trong: Do rối loạn trong các quá trình trao đổi chất, sinh lí, sinh hóa của tế bào
- Nguyên nhân bên ngoài: Do ảnh hưởng của các tác nhân lí, hóa, tia phóng xạ, tia tử ngoại, sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, các loại hóa chất
b. Cơ chế hình thành thể đa bội:
Các nguyên nhân nói trên dẫn đến không hình thành thoi vô sắc trong quá trình phân bào (nguyên phân hoặc giảm phân) làm cho toàn bộ NST không phân ly được.
- Trong nguyên phân: Tất cả các NST nhân đôi nhưng không phân ly (do thoi vô sắc không hình thành). Kết quả là làm cho bộ NST trong các tế bào con tăng gấp đôi: 2n→4n
- Trong giảm phân: Tất cả các NST nhân đôi nhưng không phân ly trong giảm phân (do thoi vô sắc không hình thành), kết quả là tạo ra các giao tử 2n. Sự thụ tinh giữa giao tử 2n này với giao tử bình thường n sẽ tạo hợp tử 3n, còn nếu giao tử 2n này kết hợp với giao tử 2n sẽ tạo hợp tử 4n
19. Có thể nhận biết các thể đa bội bằng mắt thường thông qua những dấu h

File đính kèm:

  • docTai lieu on thi HSG Sinh THCS.doc