Đề cương ôn tập ngữ văn 11

docx7 trang | Chia sẻ: Thư2022 | Ngày: 14/04/2025 | Lượt xem: 7 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập ngữ văn 11, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP NGỮ VĂN 11
A. PHẦN ĐỌC –HIỂU: 
I. LÝ THUYẾT: 
 1. MỘT SỐ BIỆN PHÁP TU TỪ VÀ TÁC DỤNG:
* So sánh: đối chiếu sự vật này với sự vất khác có nét tương đồng nhằm tăng 
sức gợi hình gợi cảm.
* Ẩn dụ: Gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét 
tương đồng với chúng nhằm tăng sức gợi hình gợi cảm.
* Nhân hóa: cách gọi tả vật, đồ vật..v.v bằng những từ ngữ vốn dùng cho con 
người làm cho thế giới vật, đồ vật ... trở nên gần gũi biểu thị được những suy 
nghĩ tình cảm của con người.
* Hoán dụ: gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có 
mối quan hệ gần gũi với nó nhằm làm tăng sức gợi hinh, gợi cảm cho sự diễn 
đạt
* Nói quá: Biện pháp tu từ phóng đại mức độ, qui mô, tính chất của sự vật hiện 
tượng được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng tăng tính biểu cảm.
* Nói giảm, nói tránh: dùng cách diễn đạt tế nhị uyển chuyển tránh gây cảm 
giác phản cảm và tránh thô tục thiếu lịch sự.
* Điệp ngữ: lặp lại từ ngữ hoặc cả câu để làm nối bật ý gây cảm xúc mạnh.
* Chơi chữ: Cách lợi dụng đặc sắc về âm và về nghĩa của từ ngữ để tạo sắc thái 
dí dỏm hài hước. 
2. PHƯƠNG THỨC BIỂU ĐẠT
1. Tự sự : Là kể chuyện, nghĩa là dùng ngôn ngữ để kể một chuỗi sự việc, sự 
việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng tạo thành một kết thúc. Ngoài ra, người 
ta không chỉ chú trọng đến kể việc mà còn quan tâm đến việc khắc hoạ tính cách 
nhân vật và nêu lên những nhận thức sâu sắc, mới mẻ về bản chất của con người 
và cuộc sống.
2. Miêu tả: Là dùng ngôn ngữ mô tả sự vật làm cho người nghe, người đọc có 
thể hình dung được cụ thể sự vật, sự việc như đang hiện ra trước mắt hoặc nhận 
biết được thế giới nội tâm của con người.
3. Biểu cảm: Là dùng ngôn ngữ để bộc lộ tình cảm, cảm xúc của mình về thế 
giới xung quanh.
4. Nghị luận: Là phương thức chủ yếu được dùng để bàn bạc phải trái, đúng sai 
nhằm bộc lộ rõ chủ kiến, thái độ của người nói, người viết rồi dẫn dắt, thuyết 
phục người khác đồng tình với ý kiến của mình.
5. Thuyết minh: Là cung cấp, giới thiệu, giảng giải một cách chính xác và 
khách quan về một sự vật, hiện tượng nào đó có thật trong cuộc sống. Ví dụ một 
danh lam thắng cảnh, một vấn đề khoa học, một nhân vật lịch sử...
6. Hành chính - công vụ: Là phương thức dùng để giao tiếp giữa Nhà nước với 
nhân dân, giữa nhân dân với cơ quan Nhà nước, giữa cơ quan với cơ quan, giữa 
nước này và nước khác trên cơ sở pháp lí. 
 Ngữ văn 11 3. PHONG CÁCH NGÔN NGỮ:
* Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt: là phong cách (PC) được dùng trong giao 
tiếp sinh hoạt hàng ngày, thuộc hoàn cảnh giao tiếp không mang tính nghi thức. 
- Giao tiếp ở đây thường với tư cách cá nhân nhằm để trao đổi tư tưởng, tình 
cảm của mình với người thân, bạn bè, hàng xóm, đồng nghiệp, đồng hành...
- Gồm các dạng: Dạng nói (đối thoại, độc thoại); dạng viết (nhật kí, thư từ, hồi 
ức cá nhân).
* Phong cách ngôn ngữ khoa học: PC khoa học là PC được dùng trong lĩnh 
vực nghiên cứu, học tập và phổ biến khoa học. Đây là PC ngôn ngữ đặc trưng 
cho các mục đích diễn đạt chuyên môn sâu. Khác với PC ngôn ngữ sinh hoạt, 
PC này chỉ tồn tại chủ yếu ở môi trường của những người làm khoa học (ngoại 
trừ dạng phổ cập khoa học).
- Gồm các dạng: KH chuyên sâu/ KH giáo khoa/ KH phổ cập
* Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật: là PC được dùng trong sáng tác văn 
chương. PC này là dạng tồn tại toàn vẹn và sáng chói nhất của ngôn ngữ toàn 
dân. PC văn chương không có giới hạn về đối tượng giao tiếp, không gian và 
thời gian giao tiếp.
* Phong cách ngôn ngữ chính luận: là PC được dùng trong lĩnh vực chính trị 
xã hội. Người giao tiếp ở PC này thường bày tỏ chính kiến, bộc lộ công khai 
quan điểm chính trị, tư tưởng của mình đối với những vấn đề thời sự nóng hổi 
của xã hội.
* Phong cách ngôn ngữ hành chính: là PC được dùng trong giao tiếp thuộc 
lĩnh vực hành chính. Ðấy là giao tiếp giữa Nhà nước với nhân dân, giữa nhân 
dân với cơ quan Nhà nước, giữa cơ quan với cơ quan, giữa nước này và nước 
khác.
- PC hành chính có hai chức năng: thông báo và sai khiến. Chức năng thông báo 
thể hiện rõ ở giấy tờ hành chính thông thường, ví dụ như: văn bằng, chứng chỉ 
các loại, giấy khai sinh, hoá đơn, hợp đồng... Chức năng sai khiến bộc lộ rõ 
trong các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản của cấp trên gởi cho cấp dưới, 
của nhà nước đối với nhân dân, của tập thể với các cá nhân.
* Phong cách ngôn ngữ báo chí: là PC được dùng trong lĩnh vực thông tin của 
xã hội về tất cả những vấn đề thời sự. 
II. LUYỆN TẬP:
1. Bài tập 1: 
 Đọc văn bản sau đây và trả lời câu hỏi 
 “Chưa chữ viết đã vẹn tròn tiếng nói
 Vầng trăng cao đêm cá lặn sao mờ
 Ôi tiếng Việt như đất cày , như lụa
 Óng tre ngà và mềm mại như tơ
 Tiếng tha thiết nói thường nghe như hát
 Kể mọi điều bằng ríu rít âm thanh
 Như gió nước không thể nào nắm bắt
 Dấu huyền trầm , dấu ngã chênh vênh”
 Ngữ văn 11 (Lưu Quang Vũ – Tiếng Việt)
Câu 1: Văn bản trên thuộc thể thơ nào?
Câu 2: Chỉ ra và phân tích biện pháp tu từ được sử dụng chủ yếu trong văn bản.
Câu 3: Văn bản thể hiện thái độ, tình cảm gì của tác giả đối với tiếng Việt.
Câu 4: Viết đoạn văn khoảng 6 – 8 câu, trình bày suy nghĩ của anh ( chị) về 
trách nhiệm giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt ở giới trẻ ngày nay.
2. Bài tập 2: 
 Đọc văn bản sau đây và trả lời câu hỏi:
 “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu 
của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi. 
Nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ to lớn , nó lướt qua mọi sự nguy 
hiểm, khó khăn , nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.”
 (Hồ Chí Minh)
Câu 1: Anh ( chị) hãy đặt tên cho đoạn trích.
Câu 2: Chỉ ra phép liên kết chủ yếu được sử dụng trong đoạn trên.
Câu 3: Đoạn trên viết theo phong cách ngôn ngữ nào? Đặc trưng?
Câu 4: Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật nào để thể hiện lòng yêu nước 
trong câu : “ Nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ to lớn , nó lướt qua 
mọi sự nguy hiểm, khó khăn , nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp 
nước.”
3. Bài tập 3: 
 Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi:
 " (1) Thật vậy, Nguyễn Du, đại thi hào của dân tộc từng viết: “Sách vở 
đầy bốn vách/ Có mấy cũng không vừa”. Đáng tiếc, cuộc sống hiện nay dường 
như “cái đạo” đọc sách cũng dần phôi pha. Sách in nhiều nơi không bán được, 
nhiều nhà xuất bản đóng cửa vì thua lỗ, đặc biệt sách bị cạnh tranh khốc liệt bởi 
những phương tiện nghe nhìn như ti vi, Ipad, điện thoại Smart, và hệ thống sách 
báo điện tử trên Internet. Nhiều gia đình giàu có thay tủ sách bằng tủ ... rượu 
các loại. Các thư viện lớn của các thành phố hay của tỉnh cũng chỉ hoạt động 
cầm chừng, cố duy trì sự tồn tại.
...(2) Bỗng chợt nhớ khi xưa còn bé, với những quyển sách giấu trong áo, tôi có 
thể đọc sách khi chờ mẹ về, lúc nấu nồi cơm, lúc tha thẩn trong vườn, vắt vẻo 
trên cây, lúc chăn trâu, lúc chờ xe bus... Hay hình ảnh những công dân nước 
Nhật mỗi người một quyển sách trên tay lúc ngồi chờ tàu xe, xem hát, v.v... càng 
khiến chúng ta thêm yêu mến và khâm phục. Ngày nay, hình ảnh ấy đã bớt đi 
nhiều, thay vào đó là cái máy tính hay cái điện thoại di động. Song sách vẫn 
luôn cần thiết, không thể thiếu trong cuộc sống phẳng hiện nay...”
 (Trích “Suy nghĩ về đọc sách” – Trần Hoàng Vy, Báo Giáo dục & Thời đại, Thứ 
 hai ngày 13.4.2015)
Câu 1. Hãy ghi lại câu văn nêu khái quát chủ đề của đoạn trích trên. 
Câu 2. Trong đoạn (2), tác giả chủ yếu sử dụng thao tác lập luận nào? 
Câu 3. Hãy giải thích vì sao tác giả lại cho rằng: “cuộc sống hiện nay dường 
như “cái đạo” đọc sách cũng dần phôi pha”? 
 Ngữ văn 11 Câu 4. Anh/chị hãy nêu ít nhất 02 tác dụng của việc đọc sách. Trả lời trong 
khoảng 5-7 dòng. 
4. Bài tập 4: 
 Đọc đoạn thơ sau đây và trả lời các câu hỏi:
 Những mùa quả mẹ tôi hái được
 Mẹ vẫn trông vào tay mẹ vun trồng
 Những mùa quả lặn rồi lại mọc
 Như mặt trời, khi như mặt trăng
 Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên
 Còn những bí và bầu thì lớn xuống
 Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn
 Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi
 Và chúng tôi một thứ quả trên đời
 Bảy mươi tuổi mẹ mong chờ được hái
 Tôi hoảng sợ, ngày bàn tay mẹ mỏi
 Mình vẫn còn một thứ quả non xanh.
 (Thơ Việt Nam 1945 – 1985, NXB Văn học, Hà Nội, 1985)
Câu 1: Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên. 
Câu 2: Xác định 02 biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong bốn dòng đầu 
của đoạn thơ trên.
Câu 3: Nêu nội dung chính của đoạn thơ trên. 
Câu 4: Anh/chị hãy nhận xét tư tưởng của tác giả thể hiện trong hai dòng 
thơ: “Tôi hoảng sợ, ngày bàn tay mẹ mỏi/ Mình vẫn còn một thứ quả non xanh”. 
Trả lời trong khoảng 5-7 dòng. 
5. Bài tập 5: 
 Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi nêu ở dưới:
 "Tiếng trống thu không trên cái chòi của huyện nhỏ ; từng tiếng một vang 
ra để gọi buổi
chiều. Phương tây đỏ rực như lửa cháy và những đám mây ánh hồng như hòn 
than sắp tàn. Dãy tre làng trước mặt đen lại và cắt hình rõ rệt trên nền trời.
Chiều, chiều rồi. Một chiều êm ả như ru, văng vẳng tiếng ếch nhái kêu ran 
ngoài đồng ruộng
theo gió nhẹ đưa vào. Trong cửa hàng hơi tối muỗi đã bắt đầu vo ve. Liên ngồi 
yên lặng bên mấy quả thuốc sơn đen ; đôi mắt chị bóng tối ngập đầy dần và cái 
buồn của buổi chiều quê thấm thía vào tâm hồn ngây thơ của chị; Liên không 
hiểu sao, nhưng chị thấy lòng buồn man mác trước cái giờ khắc của ngày tàn"
 (Trích "Hai đứa trẻ" - Thạch Lam, SGK Ngữ văn 11 tập 1, NXBGD năm 2014)
Câu 1: Đoạn văn trên được viết theo phương thức nào là chính?
Câu 2: Nêu nội dung của đoạn văn?
Câu 3: Những đặc sắc về nghệ thuật trong đoạn văn? Tác dụng?
Câu 4: Vẻ đẹp văn phong Thạch Lam qua đoạn văn trên.
 Ngữ văn 11 6. Bài tập 6: 
 Đọc đoạn thơ sau đây và thực hiện các yêu cầu:
 Em trở về đúng nghĩa trái tim em
 Biết khao khát những điều anh mơ ước
 Biết xúc động qua nhiều nhận thức
 Biết yêu anh và biết được anh yêu
 Mùa thu nay sao bão mưa nhiều
 Những cửa sổ con tàu chẳng đóng
 Dải đồng hoang và đại ngàn tối sẫm
 Em lạc loài giữa sâu thẳm rừng anh
 (Trích Tự hát – Xuân Quỳnh)
Câu 1: Xác định 02 biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong đoạn thơ trên.
Câu 2: Nêu ý nghĩa của câu thơ Biết khao khát những điều anh mơ ước.
Câu 3: Trong khổ thơ thứ nhất, những từ ngữ nào nêu lên những trạng thái cảm 
xúc, tình cảm của nhân vật “em”?
Câu 4: Điều giãi bày gì trong hai khổ thơ trên đã gợi cho anh chị nhiều suy nghĩ 
nhất? Trả lời trong khoảng từ 3 – 4 câu.
7. Bài tập 7: 
 Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
 Thỉnh thoảng chúng ta vẫn thường gặp người cho mình quyền được phán 
xét người khác theo một định kiến có sẵn. Những người không bao giờ chấp 
nhận sự khác biệt. Đó không phải là điều tồi tệ nhất. Điều tồi tệ nhất là chúng ta 
chấp nhận buông mình vào tấm lưới định kiến đó. Cuộc sống của chúng ta nếu 
bị chi phối bởi định kiến của bản thân đã là điều rất tệ, nên nếu bị điều khiển 
bởi định kiến của những người khác hẳn còn tệ hơn nhiều. Sao ta không thôi sợ 
hãi và thử nghe theo chính mình?
 Thật ra, cuộc đời ai cũng có những lúc không biết nên làm thế nào mới 
phải. Khi ấy, ba tôi dạy rằng, ta chỉ cần nhớ nguyên tắc sống cơ bản, cực kì 
ngắn gọn: “Trước hết, hãy tôn trọng người khác. Rồi sau đó, nghe theo chính 
mình”. Hãy tôn trọng bởi cuộc đời là muôn mặt, và mỗi người có một cách sống 
riêng biệt. Chẳng có cách sống nào là cơ sở để đánh giá cách sống kia. John 
Mason có viết một cuốn sách với tựa đề “Bạn sinh ra là một nguyên bản, đừng 
chết như một bản sao”. [ ] Nó khiến tôi nhận ra rằng mỗi người đều là một 
nguyên bản, duy nhất, độc đáo và đáng tôn trọng.
 (Theo Phạm Lữ Ân, Nếu biết trăm năm là hữu hạn , NXB Văn học, 2015)
Câu 1: Xác định thao tác lập luận chính được sử dụng trong văn bản trên.
Câu 2: Anh/chị hiểu thế nào là “định kiến”?
Câu 3: Vì sao tác giả cho rằng: “Cuộc sống của chúng ta nếu bị chi phối bởi 
định kiến của bản thân đã là điều rất tệ, nên nếu bị điều khiển bởi định kiến của 
những người khác hẳn còn tệ hơn nhiều.”?
Câu 4: Anh/chị rút ra được bài học gì cho mình từ câu chuyện trên? Liên hệ 
thực tế.
8. Bài tập 8: 
 Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
 Ngữ văn 11 Trên mạng xã hội, mỗi người là một ông bầu của chính mình trong cuộc 
xây dựng cho mình một hình ảnh cá nhân. Chúng ta đã trở nên kỳ quặc mà 
không hề biết. Hãy hình dung cách đây mười năm, trong một buổi họp lớp, một 
người bỗng nhiên liên tiếp quẳng ảnh con cái, ảnh dã ngoại công ty, ảnh con 
mèo, ảnh bữa nhậu, ảnh lái ô tô, ảnh hai bàn chân mình, ảnh mình trong buồng 
tắm lên bàn – chắc hẳn người đó sẽ nhận được những ánh mắt ái ngại (...)
 Chiếc smartphone đã trở thành một ô cửa nhỏ dẫn người ta thoát khỏi sự 
buồn chán của bản thân, và cái rung nhẹ báo tin có thông báo mới của nó bao 
giờ cũng đầy hứa hẹn. Nhưng càng kết nối, càng online, thì cái đám đông rộn 
ràng kia lại càng làm chúng ta cô đơn hơn. Chỗ này một cái like, chỗ kia một 
cái mặt cười, khắp nơi là những câu nói cụt lủn, phần lớn các tương tác trên 
mạng hời hợt và vội vã. Càng bận rộn để giao tiếp nhiều thì chúng ta lại càng 
không có gì để nói trong mỗi giao tiếp. Ngược với cảm giác đầy đặn, được 
bồi đắp khi chúng ta đứng trước thiên nhiên hay một tác phẩm nghệ thuật lớn, 
trên mạng xã hội ta bị xáo trộn, bứt dứt, và ghen tị với cuộc sống của người 
khác như một người đói khát nhìn một bữa tiệc linh đình qua cửa sổ mà không 
thể bỏ đi. Đêm khuya, khi các chấm xanh trên danh sách friend dần dần tắt, 
người ta cuộn lên cuộn xuống cái news feed để hòng tìm một status bị bỏ sót, 
một cứu rỗi kéo dài vài giây, một cái nhìn qua lỗ khóa vào cuộc sống của một 
người xa lạ, để làm tê liệt cảm giác trống rỗng.
 (Trích Bức xúc không làm ta vô can, Đặng Hoàng Giang, tr. 76 - 77 NXB Hội 
 Nhà văn, 2016)
Câu 1. Đoạn trích trên bàn về ảnh hưởng của mạng xã hội đến đời sống tinh 
thần hay vật chất?
Câu 2. Theo tác giả, chiếc smartphone đem đến cho con người những lợi ích và 
tổn hại gì?
Câu 3. Tại sao tác giả cho rằng, những trải nghiệm trên mạng xã hội sẽ "ngược 
với cảm giác đầy đặn, được bồi đắp khi chúng ta đứng trước thiên nhiên hay 
một tác phẩm nghệ thuật lớn"?
Câu 4. Qua những cảnh báo trong đoạn trích, anh/chị rút ra bài học gì?
B. PHẦN LÀM VĂN: 
1. Đề 1: 
 Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau:
 Sóng gợn Tràng Giang buồn điệp điệp,
 Con thuyền xuôi mái nước song song,
 Thuyền về nước lại sầu trăm ngả;
 Củi một cành khô lạc mấy dòng.
 Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu,
 Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều.
 Nắng xuống, trời lên sâu chót vót;
 Sông dài trời rộng bến cô liêu.
 (Trích Tràng Giang - Huy Cận, Ngữ văn 11, tập 2, NXB Giáo dục, Tr29)
 Ngữ văn 11 2. Đề 2: 
Phân tích đoạn thơ sau:
 "Tôi muốn tắt nắng đi
 Cho màu đừng nhạt mất;
 Tôi muốn buộc gió lại
 Cho hương đừng bay đi.
 Của ong bướm này đây tuần tháng mật;
 Này đây hoa của đồng nội xanh rì;
 Này đây lá của cành tơ phơ phất;
 Của yến anh này đây khúc tình si;
 Và này đây ánh sáng chớp hàng mi,
 Mỗi buổi sớm, thần Vui hằng gõ cửa;
 Tháng riêng ngon như một cặp môi gần;
 Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa:
 Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân."
 (Vội vàng- Xuân Diệu)
 Ngữ văn 11

File đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_ngu_van_11.docx
Giáo án liên quan