Đề cương ôn tập học kỳ I môn Sinh học Lớp 9 - Năm học 2012-2013
Bài 2,3:
1/ Nội dung qui luật phân li: Trong quá trình phát sinh giao tử, mỗi nhân tố di truyền trong cặp nhân tố di truyền phân li về một giao tử và giữ nguyên bản chất như ở cơ thể thuần chủng P.
2/ Kết quả thí nghiệm lai 1 cặp tính trạng: Khi lai hai cơ thể bố mẹ khác nhau về 1 cặp tính trạng thuần chủng tương phản thì F1 đồng tính về tính trạng của bố hoặc mẹ, F2 có sự phân li theo tỉ lệ trung bình 3 trội: 1 lặn.
3/ Ý nghĩa của qui luật phân li Tính trạng trội thường là tính trạng có lợi. vì vậy trong chọn giống phát hiện tính trạng trội để tập hợp các gen trội quý vào 1 kiểu gen, tạo giống có ý nghĩa kinh tế.
4/ Nêu khái niệm về kiểu hình và kiểu gen? Cho thí dụ minh hoạ
Kiểu hình là tổ hợp các tính trạng của cơ thể.VD: Hạt vàng, thân cao, vỏ trơn,.
Kiểu gen là tổ hợp toàn bộ các gen trong tế bào cơ thể. VD: AA, Aa, aa,
5/ Lai phân tích:
- Là phép lai giữa cá thể mang tính trạng trội cần xác định kiểu gen với cá thể mang tính trạng lặn.
+ Nếu kết quả phép lai đồng tính thì cá thể mang tính trạng trội có kiểu gen đồng hợp (AA)
P: AA x aa Aa
+ Nếu kết quả phép lai phân tính theo tỉ lệ 1:1 thì cá thể mang tính trạng trội có kiểu gen dị hợp(Aa).
P: Aa x aa Aa : aa
- Mục đích của lai phân tích: để xác định được kiểu gen của cá thể mang tính trạng trội cần phải lai phân tích
Bài 4,5:
1/ Biến dị tổ hợp Chính sự phân li độc lập tự do của các cặp tính trạng đã đưa đến sự tổ hợp lại các tính trạng của P làm xuất hiện kiểu hình khác P, kiểu hình này được gọi là biến dị tổ hợp
- Biến dị tổ hợp xuất hiện ở hình thức sinh sản nào? Nó xuất hiện phong phú ở hình thức sinh sản hữu tính là do sự phối hợp của các quá trình NP, GP và thụ tinh
- Tại sao biến dị tổ hợp xuất hiện phong phú hơn ở sinh sản hữu tính so với sinh sản vô tính vì ở loài sinh sản hữu tính có sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các cặp tính trạng trong quá trình phát sinh giao tử và thụ tinh
- Ý nghĩa: Biến dị tổ hợp là một trong những nguồn nguyên liệu quan trọng đối với chọn giống và tiến hoá
2/ ♦ Nội dung của qui luật phân li độc lập: Các cặp của nhân tố di truyền đã phân li độc lập trong quá trình phát sinh giao tử
bậc 2 qua giảm phân II cho 1 thể cực thứ 2 (kích thước nhỏ) và 1 tế bào trứng (kích thước lớn), chỉ có 1 tế bào trứng tham gia quá trình thụ tinh - Kết quả: Từ 1noãn bậc1 giảm phân cho 3 thể cực và 1 tế bào trứng (n NST). - Tinh bào bậc 1 qua giảm phân cho 2 tinh bào bậc 2. - Mỗi tinh bào bậc 2 qua giảm phân cho 2 tinh tử, các tinh tử phát triển thành tinh trùng, đều tham gia quá trình thụ tinh - Kết quả: Từ 1 tinh bào bậc 1 qua giảm phân cho 4 tinh trùng (n NST). 3/ Vì sao bộ NST đặc trưng của những loài sinh sản hữu tính lại duy trí ổn định qua các thế hệ :vì do sự phối hợp của các quá trình NP, GP và thụ tinh đã duy trì ổn định bộ NST đặc trưng của những loài sinh sản hữu tính qua các thế hệ Bài 12: So sánh sự khác nhau giữa NST thường và NST giới tính ? NST giới tính NST thường - Thường tồn tại 1 cặp trong tế bào lưỡng bội. - Có thể tồn tại thành cặp tương đồng (XX) hoặc không tương đồng (XY) - Chủ yếu mang gen quy định đặc điểm giới tính của cơ thể. - Thường tồn tại với một số cặp lớn hơn 1 trong tế bào lưỡng bội (n – 1 cặp). - Luôn tồn tại thành cặp tương đồng. giống nhau ở cả giới đực và cái - Chỉ mang gen quy định tính trạng thường. Cơ chế xác định giới tính ở người : - Giới tính ở người được xác định trong quá trình thụ tinh. - Sự tự nhân đôi , phân li và tổ hợp của cặp NST giới tính trong các quá trình phát sinh giao tử và thụ tinh là cơ chế tế bào học của sự xác định giới tính . P : (44A+XX) ´ (44A+XY) 22A+X 22A+Y GP: 22A + X F1 : 44A+XX (Gái ) , 44A+XY (Trai) Sinh con trai hay con gái do người mẹ đúng hay sai ? tại sao Sinh con trai hay con gái do người mẹ là hoàn toàn sai, Vì: - Ở nữ qua giảm phân cho 1 loại trứng mang NST X - Ở nam qua giảm phân cho 2 loại tinh trùng mang NST X hoặc Y - Nếu tinh trùng X kết hợp với trứng sẽ tạo ra hợp tử mang NST XX -> phát triển thành con gái Nếu tinh trùng Y kết hợp với trứng sẽ tạo ra hợp tử mang NST XY -> phát triển thành con trai => Như vậy sinh con trai hay con gái do tinh trùng người bố quyết định Tại sao trong cấu trúc dân số, tỉ lệ nam/nữ xấp xỉ 1:1? Tỉ lệ nam: nữ xấp xỉ 1:1 do : sự phân li của các cặp NST XY trong quá trình phát sinh giao tử tạo ra hai loại tinh trùng mang NST X và Y có số lượng ngang nhau, qua thụ tinh của 2 loại tinh trùng này với trứng mang NST X sẽ tạo ra 2 loại tổ hợp XX và XY có số lượng ngang nhau T¹i sao con ngêi cã thÓ ®iÒu chØnh tØ lÖ ®ùc c¸i: c¸i ë vËt nu«i? §iÒu ®ã cã ý nghÜa g× trong thùc tiÔn? Nhờ nắm được cơ chế xác định giới tínhvà caùc yeáu toá ảnh hưởng tới sự phân hoá giới tính là do moâi tröôøng trong vaø beân ngoaøi cô theå. - MT beân trong: hooùc moân sinh duïc - MT beân ngoaøi: nhieät ñoä, aùnh saùng, thöùc aên, - ĐiÒu chØnh tØ lÖ ®ùc c¸i: c¸i có ý nghÜa g× trong thùc tiÔn lµm t¨ng hiÖu qu¶ kinh tÕ cao nhÊt cho con ngêi. Bài 13: Di truyền liên kết là hiện tượng một nhóm tính trạng được di truyền cùng nhau được quy định bởi các gen nằm trên cùng 1 NST, cùng phân li trong quá trình phân bào. Ý nghĩa của di truyền liên kết: Trong chọn giống người ta có thể chọn những nhóm tính trạng tốt luôn đi kèm với nhau Bài 15: Cấu tạo hoá học của phân tử AND - ADN được cấu tạo từ các nguyên tố C, H, O, N và P. - ADN thuộc loại đại phân tử , có kích thước lớn ( hàng trăm µ m) và khối lượng lớn ( hàng triệu, hàng chục triệu đvC ) - ADN được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân mà đơn phân là các nuclêôtit (gồm 4 loại A, T, G, X). - Phân tử ADN có tính đa dạng và đặc thù là do thành phần, số lượng và trình tự sắp xếp của các loại nuclêôtit. - Trình tự sắp xếp khác nhau của 4 loại nuclêôtit tạo nên tính đa dạng của ADN. Cấu trúc không gian của phân tử AND - Phân tử ADN là một chuỗi xoắn kép, gồm 2 mạch đơn song song, xoắn đều quanh 1 trục theo chiều từ trái sang phải. - Mỗi vòng xoắn cao 34 angtơron gồm 10 cặp nuclêôtit, đường kính vòng xoắn là 20 angtơron. - Các nuclêôtit giữa 2 mạch liên kết bằng các liên kết hiđro tạo thành từng cặp A-T; G-X theo nguyên tắc bổ sung. Bài 16: ADN tự nhân đôi theo những nguyên tắc nào? - ADN tự nhân đôi diễn ra trong nhân tế bào, tại các NST ở kì trung gian. ♥ Quá trình tự nhân đôi: ( diễn biến ) + 2 mạch ADN tháo xoắn , tách nhau dần theo chiều dọc. + Các nuclêôtit trên 2 mạch ADN liên kết với nuclêôtit tự do trong môi trường nội bào theo NTBS. + 2 mạch mới của 2 ADN dần được hình thành dựa trên mạch khuôn của ADN mẹ và ngược chiều nhau. Bản chất của gen - Gen là 1 đoạn của phân tử ADN có chức năng di truyền xác định. - Bản chất hoá học của gen là ADN. - Chức năng: gen cấu trúc mang thông tin quy định cấu trúc của 1 loại prôtêin Chức năng của AND - ADN là nơi lưu trữ thông tin di truyền (thông tin về cấu trúc prôtêin). - ADN thực hiện sự truyền đạt thông tin di truyền qua thế hệ tế bào và cơ thể. - Hệ quả của nguyên tắc bổ sung: + Do tính chất bổ sung của 2 mạch nên khi biết trình tự đơn phân của 1 mạch có thể suy ra trình tự đơn phân của mạch còn lại + Tỉ lệ các loại đơn phân của ADN: A = T ; G = X A+ G = T + X (A+ G) : (T + X) = 1. Bài 17: . Cấu tạo của ARN - ARN cấu tạo từ các nguyên tố: C, H, O, N và P. - ARN thuộc đại phân tử (kích thước và khối lượng nhỏ hơn ADN). - ARN cấu tạo theo nguyên tắc đa phân mà đơn phân cũng là các nuclêôtit , gồm 4 loại : A, U, G, X ( liên kết tạo thành 1 chuỗi xoắn đơn) . Chức năng của ARN - ARN thông tin (mARN) truyền đạt thông tin quy định cấu trúc prôtêin. - ARN vận chuyển (tARN) vận chuyển axit amin để tổng hợp prôtêin. - ARN ribôxôm (rARN) là thành phần cấu tạo nên ribôxôm. ARN được tổng hợp theo nguyên tắc nào? - Quá trình tổng hợp ARN diễn ra trong nhân tế bào, tại NST vào kì trung gian. - Quá trình tổng hợp ARN + Gen tháo xoắn, tách dần 2 mạch đơn. + Các nuclêôtit trên mạch khuôn vừa tách ra liên kết với nuclêôtit tự do trong môi trường nội bào theo nguyên tắc bổ sung + Khi tổng hợp xong ARN tách khỏi gen rời nhân đi ra tế bào chất. Mối quan hệ giữa gen và ARN: trình tự các nuclêôtit trên mạch khuôn của gen quy định trình tự các nuclêôtit trên ARN. Sự khác nhau ADN và ARN Cấu tạo của ADN Cấu tạo của ARN - Có cấu trúc hai mạch song song và xoắn lại với nhau - Chỉ có một mạch đơn - Có chứa loại nuclêôtít timin T mà không có uraxin U - Chứa uraxin mà không có ti min - Có liên kết hydrô theo nguyên tắc bổ sung giữa các nuclêôtít trên 2 mạch -Không có liên kết hydrô -Có kích thước và khối lượng lớn hơn ARN - Có kích thước và khối lượng nhỏ hơn ADN Bài 18: Cấu trúc của prôtêin - Prôtêin là chất hữu cơ gồm các nguyên tố: C, H, O... - Prôtêin thuộc loại đại phân tử.Có khối lượng và kích thước lớn ( đạt hàng triệu đvC, dài 0,1 micromet ) - Prôtêin cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, bao gồm hành trăm đơn phân mà đơn phân là các axit amin gồm khoảng 20 loại axit amin khác nhau. - Trình tự sắp xếp khác nhau của hơn 20 loại aa đã tạo nên tính đa dạng của prôtêin Tính đa dạng và đặc thù của prôtêin do yếu tố nào qui định: Do số lượng , thành phần và trình tự sắp xếp khác nhau của các axit amin ,ngoài ra còn bởi cấu trúc khôpng gian , số chuổi axit amin Vì sao prôtêin có vai trò quan trọng đối với tế bào và cơ thể: ( chức năng prôtêin) Vì prôtêin có nhiều chức năng quan trọng như Prôtêin là thành phần cấu tạo của chất nguyên sinh, xây dựng các bào quan, màng sinh chất - Chức năng xúc tác và điều hoà các quá trình trao đổi chất( emzim và hoocmôn) - Bảo vệ cơ thể( kháng thể ), vận chuyển, cung cấp năng lượng ...cho hoạt động sống của tb và cơ thể.... liên quan đến toàn bộ hoạt động sống của tế bào, biểu hiện thành các tính trạng của cơ thể. Bài 19: Mối quan hệ giữa gen, ARN , prôtêin và tính trạng + ADN (gen) là khuôn mẫu để tổng hợp mARN. + mARN là khuôn mẫu để tổng hợp chuỗi aa cấu tạo nên prôtêin. + Prôtêin tham gia cấu trúc và hoạt động sinh lí của tế bào " biểu hiện thành tính trạng cơ thể. Bản chất mối liên hệ gen và tính trạng: + Trình tự các nuclêôtit trong ADN (gen) quy định trình tự các nuclêôtit trong mARN, thông qua đó quy định trình tự các aa trong chuỗi aa cấu tạo thành prôtêin và biểu hiện thành tính trạng. NTBS được biểu hiện trong mối quan hệ: Gen mARN Prôtêin Gen mARN: A – U , T – A , G – X , X – G mARN Prôtêin : A – U , G – X Sự hình thành chuỗi aa: + mARN rời khỏi nhân ra chất tế bào để tổng hợp chuỗi aa. + Các tARN một đầu gắn với 1 aa, đầu kia mang bộ 3 đối mã vào ribôxôm khớp với mARN theo nguyên tắc bổ sung A – U; G – X để đặt aa vào đúng vị trí. + Khi ribôxôm dịch 1 nấc trên mARN (mỗi nấc ứng với 3 nuclêôtit) thì 1 aa được nối tiếp + Khi ribôxôm dịch chuyển hết chiều dài của mARN thì chuỗi aa được tổng hợp xong. Bài 21: Đột biến gen là gì ? Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen liên quan tới một hoặc một số cặp nuclêôtit. Vd: ♦ ĐBG làm mất khả năng tổng hợp dịp lục ở cây mạ, bò 6 chân, ♦ Do nhiễm chất độc màu da cam gây đột biến gen đẫn đến biến đổi kiểu hình ở người cụt hai tay bẩm sinh, tạo mai vàng 150 cánh, Nguyên nhân phát sinh đột biến gen - Xuất hiện trong điều kiện tự nhiên : Do ảnh hưởng phức tạp của môi trường trong và ngoài cơ thể làm rối loạn quá trình tự sao của phân tử ADN (sao chép nhầm) - Do con người gây ra các đột biến bằng tác nhân vật lí, hóa học. Tại sao Đột biến gen thể hiện ra kiểu hình thường có hại cho sinh vật ? vì chúng phá vỡ sự thống nhất hài hoà trong kiểu gen đã qua chọn lọc tự nhiên và duy trì lâu đời trong điều kiện tự nhiên, gây ra những rối loạn trong quá trình tổng hợp prôtêin. Bài 22: Đột biến cấu trúc NST là gì? Đột biến cấu trúc NST là những biến đổi trong cấu trúc NST VD : Mất 1 đoạn nhỏ ở đầu NST 21 gây ung thư máu ở người Các dạng đột biến : Gồm các dạng: mất đoạn, lặp đoạn, đảo đoạn, chuyển đoạn. Nguyên nhân phát sinh đột biến cấu trúc NST - Do tác nhân lí học, hoá học trong ngoại cảnh làm phá vỡ cấu trúc NST hoặc gây ra sự sắp xếp lại các đoạn của chúng - Xuất hiện trong điều kiện tự nhiên hoặc do con người. Tại sao Đột biến cấu trúc NST thường có hại cho sinh vật : vì trải qua quá trình tiến hoá lâu dài, các gen đã được
File đính kèm:
- De cuong on tap HKIsinh920122013.doc