Đề cương ôn tập học kỳ I môn Sinh học lớp 6 năm học 2010-2011 - Trường THCS Lý Tự Trọng

I. RỄ :

* Có 2 loại rễ chính:

- Rễ cọc: gồm rễ cái to khỏe, đâm sâu xuống đất và nhiều rễ con mọc xiên.

VD: Cây xoài, cây cà phê, cây ổi, cây cải, cây mít, cây bơ .

- Rễ chùm: gồm nhiễu rễ to, dài gần bằng nhau mọc ra từ gốc thân thành chùm.

VD: Cây lúa, cây bắp, cây hành, cây hẹ .

* Rễ có 4 miền:

- Miền trưởng thành có chức năng dẫn truyền.

- Miền hút hấp thụ nước và muối khoáng.

- Miền sinh trưởng làm cho rễ dài ra.

- Miền chóp rễ che chở cho đầu rễ.

* Sự hút nước và muối khoáng của rễ:

- Rễ cây hút nước và muối khoáng hoà tan nhờ lông hút.

- Nước và muối khoáng hoà tan được lông hút hấp thụ chuyển qua vỏ tới mạch gỗ.

- Nhu cầu nước và muối khoáng là khác nhau đối với từng loại cây và các giai đoạn sống khác nhau trong chu kì sống của cây.

* Rễ biến dạng:

- Rễ củ. Ví dụ: khoai mì, khoai lang, cà rốt, củ cải.

- Rễ móc. Ví dụ: trầu không, hồ tiêu, vạn niên thanh .

- Rễ thở. Ví dụ: bụt mọc, cây bần, cây mắm

- Giác mút. Ví dụ : tầm gửi, dây tơ hồng.

II. THÂN:

 

doc3 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 536 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập học kỳ I môn Sinh học lớp 6 năm học 2010-2011 - Trường THCS Lý Tự Trọng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD&ĐT LÂM HÀ
TRƯỜNG THCS LÝ TỰ TRỌNG
TỔ SINH – THỂ DỤC
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ I
MÔN SINH HỌC 6
Năm học: 2010 - 2011
A. TÓM TẮT VỀ CẤU TẠO VÀ CHỨC NĂNG CỦA CÁC CƠ QUAN ĐÃ HỌC Ở CÂY CÓ HOA: 
Các cơ quan
ĐẶC ĐIỂM CHÍNH VỀ CẤU TẠO
CHỨC NĂNG
Rễ 
- Gồm 4 miền
- Miền hút có các tế bào biểu bì kéo dài thành lông hút 
Hấp thụ nước và muối khoáng hoà tan cho cây 
Thân 
- Gồm vỏ và trụ giữa 
- Trụ giữa gồm nhiều bó mạch gỗ và mạch rây 
Vận chuyển nước và muối khoáng từ rễ lên lá và chất hữu cơ từ lá đến tất cả các bộ phận khác của cây 
Lá 
- Gồm phiến lá và cuống lá 
- Phiến lá gồm những tế bào vách mỏng chứanhiều lục lạp mang các hạt diệp lục, trên lớp tế bào biểu bì có những lỗ khí đóng mở được 
- Hấp thụ ánh sáng, khí cacbônic và nước chế tạo chât hữu cơ cho cây.
- Trao đổi khí với môi trường bên ngoài và thoát hơi nước 
Hoa 
Mang các hạt phấn chứa tế bào sinh dục đực và noãn chứa tế bào sinh dục cái
Thực hiện thụ phấn, thụ tinh, kết hạt và tạo quả 
B. CẤU TẠO CHỨC NĂNG CÁC CƠ QUAN ĐÃ HỌC: 
I. RỄ : 
* Có 2 loại rễ chính:
- Rễ cọc: gồm rễ cái to khỏe, đâm sâu xuống đất và nhiều rễ con mọc xiên.
VD: Cây xoài, cây cà phê, cây ổi, cây cải, cây mít, cây bơ..
- Rễ chùm: gồm nhiễu rễ to, dài gần bằng nhau mọc ra từ gốc thân thành chùm.
VD: Cây lúa, cây bắp, cây hành, cây hẹ..
* Rễ có 4 miền: 
- Miền trưởng thành có chức năng dẫn truyền. 
- Miền hút hấp thụ nước và muối khoáng. 
- Miền sinh trưởng làm cho rễ dài ra.
- Miền chóp rễ che chở cho đầu rễ. 
* Sự hút nước và muối khoáng của rễ: 
- Rễ cây hút nước và muối khoáng hoà tan nhờ lông hút. 
- Nước và muối khoáng hoà tan được lông hút hấp thụ chuyển qua vỏ tới mạch gỗ.
- Nhu cầu nước và muối khoáng là khác nhau đối với từng loại cây và các giai đoạn sống khác nhau trong chu kì sống của cây.
* Rễ biến dạng: 
- Rễ củ. Ví dụ: khoai mì, khoai lang, cà rốt, củ cải.
- Rễ móc. Ví dụ: trầu không, hồ tiêu, vạn niên thanh.. 
- Rễ thở. Ví dụ: bụt mọc, cây bần, cây mắm
- Giác mút. Ví dụ : tầm gửi, dây tơ hồng.
II. THÂN:
* Các loại thân: 
-Thân đứng: 
+ Thân gỗ. Ví dụ: cây đa, cây mít, cây cà phê, cây xoài 
+ Thân cột. Ví dụ: cây dừa, cây cau, cây cọ  
+ Thân cỏ. Ví dụ: cây lúa, cây bắp, cây sả, cây cải  
-Thân leo. Ví dụ : mồng tơi, đậu leo, đậu Hà Lan, mướp hương
-Thân bò. Ví dụ : khoai lang, rau má, thài lài  
* Vận chuyển các chất trong thân.
- Nước và muối khoáng được vận chuyển từ rễ lên thân nhờ mạch gỗ.
- Các chất hữu cơ trong cây được vận chuyển nhờ mạch rây.
III. LÁ : 
 * Cấu tạo trong của phiến lá.
- Cấu tạo trong của phiến là gồm 3 phần: biểu bì, thịt lá, gân lá.
+ Lớp tế bào biểu bì trong suốt cho ánh sáng đi vào lá, vách phía ngoài dày có chức năng bảo vệ lá . Trên biểu bì (chủ yếu ở mặt dưới lá) có nhiều lỗ khí giúp lá trao đổi khí và thoát hơi nước. 
+ Các tế bào thịt lá chứa nhiều lục lạp, gồm nhiều lớp có đặc điểm khác nhau phù hợp với chức năng thu nhận ánh sáng, chứa và trao đổi khí để chế tạo chất hữu cơ cho cây.
- Gân lá gồm mạch gỗ và mạch rây có chức năng vận chuyển các chất. 
IV. HOA: 
- Hoa gồm các bộ phận chính: đài, tràng, nhị, nhụy.
+ Nhị gồm: chỉ nhị và bao phấn ( chứa hạt phấn ).
+ Nhụy gồm: đầu, vòi, bầu nhụy, noãn trong bầu nhụy.
- Đài và tràng có chức năng che chở bảo vệ cho nhị và nhụy.
- Nhị, nhụy có chức năng sinh sản duy trì nòi giống.
- Nhị và nhụy là bộ phận quan trọng nhất.
C. MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG SINH LÍ CỦA CÂY : 
I. Quang hợp. 
Sơ đồ quá trình quang hợp : Nước + Khí cacbônic ánh sáng Tinh bột + Khí ôxi. 
 chất diệp lục 
- Từ tinh bột cùng với muối khoáng hoà tan, lá cây chế tạo nhiều chất hữu cơ khác cần thiết cho cây. 
- Các điều kiện bên ngoài ảnh hưởng đến quang hợp: ánh sáng, nước, hàm lượng khí cacbônic và nhiệt độ. 
- Ý nghĩa của quang hợp: Các chất hữu cơ và khí ôxi do cây xanh tạo ra được dùng cho hầu hết các sinh vật trên trái đất kể cả con người. 
II. Hô hấp. 
- Sơ đồ qua trình hô hấp : Chất hữu cơ + Khí ôxi Năng lượng + Khí cacbônic + Hơi nước. 
- Cây hô hấp suốt ngày đêm, tất cả các cơ quan của cây đều hô hấp.
] Hô hấp và quang hợp là hai quá trình trái ngược nhau vì sản phẩm của quang hợp là nguyên liệu của hô hấp và ngược lại sản phẩm của hô hấp là nguyên liệu cho quang hợp.
+ Hô hấp và quang hợp liên quan chặt chẽ với nhau vì 2 quá trình này cần có nhau: Hô hấp cần chất hữu cơ do quang hợp chế tạo, quang hợp cây năng lượng do hô hấp tạo ra. Cây không thể sống được nếu thiếu một trong hai quá trình đó. 
III . Sinh sản sinh dưỡng:
1. Sinh sản sinh dưỡng tự nhiên: 
- Sinh sản bằng lá: lá thuốc bỏng, cây sen đá.
- Sinh sản bằng thân bò: cây khoai lang, cây dâu tây, cây rau má, cây thài lài
- Sinh sản bằng thân rễ: cây gừng, cây ghệ, cây cỏ tranh, cây cỏ gấu, cây cỏ chỉ.
- Sinh sản bằng thân củ: cây khoai tây, cây chuối.
- Sinh sản bằng rễ củ: cây khoai lang.
2. Sinh sản sinh dưỡng do người: Giâm cành, chiết cành, ghép cây, nhân giống vô tính trong ống nghiệm (là cách nhân giống nhanh nhất và tiết kiệm cây giống nhất).
D. VẬN DỤNG KIẾN THỨC VÀO ĐỜI SỐNG SẢN XUẤT: 
- Ban đêm không để nhiều hoa hoặc cây xanh trong phòng ngủ đóng kín cửa vì cây hô hấp lấy hết khí ôxi làm ngạt thở. 
- Trồng cây theo đúng thời vụ: Tạo điều kiện thuận lợi để cây quang hợp tốt nhất, hạn chế sâu bệnh.
CHÚC CÁC EM ÔN TẬP TỐT!
Lâm Hà, ngày 30 tháng 11 năm 2010.

File đính kèm:

  • docDE CUONG ON TAP SINH 6 _ KI I.doc
Giáo án liên quan