Đề cương ôn tập học kì II môn: Lịch sử - Lớp 8

Câu l: Tại sao thực dân Pháp xâm lược nước ta? Bước đầu chúng bị thất bại như thế nào? Vì sao?

* Nguyên nhân sâu xa:

- Các nước phương Tây đẩy mạnh xâm lược phương Đông và Việt Nam nằm trong hoàn cảnh chung đó.

* Nguyên nhân trực tiếp:

- Thực dân Pháp lấy cớ bảo vệ đạo Gia tô đã đem quân xâm lược Việt Nam.

- Triều đình nhà Nguyễn bạc nhược, yếu hèn càng thúc đẩy nhanh quá trình xâm lược của thực dân Pháp.

* Bước đầu chúng đã bị thất bại:

- Chiều 31/8/1858, 3000 quân Pháp-Tây Ban Nha dàn trận ở Đà Nẵng.

- Rạng sáng 1/9/1858, Pháp nổ súng mở đầu cuộc xâm lược nước ta.

- Nguyễn Tri Phương chỉ huy quân dân ta chống trả anh dũng.

- Sau 5 tháng Pháp chỉ chiếm được bán đảo Sơn Trà.

Câu 2: Nêu nguyên nhân, diễn biến cuộc phản công của phái chủ chiến tại kinh thành Huế? Em hiểu thế nào về “Chiếu Cần Vương”?

+ Nguyên nhân :

- Pháp tìm mọi cách tiêu diệt phái chủ chiến.

- Tôn Thất Thuyết quyết giành độc lập.

 

doc3 trang | Chia sẻ: giathuc10 | Lượt xem: 2660 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập học kì II môn: Lịch sử - Lớp 8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II
 MÔN: Lịch sử - Lớp 8
Câu l: Tại sao thực dân Pháp xâm lược nước ta? Bước đầu chúng bị thất bại như thế nào? Vì sao?
* Nguyên nhân sâu xa:
- Các nước phương Tây đẩy mạnh xâm lược phương Đông và Việt Nam nằm trong hoàn cảnh chung đó.
* Nguyên nhân trực tiếp:
- Thực dân Pháp lấy cớ bảo vệ đạo Gia tô đã đem quân xâm lược Việt Nam.
- Triều đình nhà Nguyễn bạc nhược, yếu hèn càng thúc đẩy nhanh quá trình xâm lược của thực dân Pháp.
* Bước đầu chúng đã bị thất bại:
- Chiều 31/8/1858, 3000 quân Pháp-Tây Ban Nha dàn trận ở Đà Nẵng.
- Rạng sáng 1/9/1858, Pháp nổ súng mở đầu cuộc xâm lược nước ta.
- Nguyễn Tri Phương chỉ huy quân dân ta chống trả anh dũng.
- Sau 5 tháng Pháp chỉ chiếm được bán đảo Sơn Trà.
Câu 2: Nêu nguyên nhân, diễn biến cuộc phản công của phái chủ chiến tại kinh thành Huế? Em hiểu thế nào về “Chiếu Cần Vương”?
+ Nguyên nhân :
- Pháp tìm mọi cách tiêu diệt phái chủ chiến.
- Tôn Thất Thuyết quyết giành độc lập.
+ Diễn biến :
- Đêm 4 rạng 5/7/1885 Tôn Thất Thuyết tấn công Pháp ở toà Khâm sứ và đồn Mang Cá.
 - Pháp phản công chiếm Hoàng thành, tàn sát nhân dân dã man.
+ Chiếu Cần Vương là Tôn Thất Thuyết nhân danh vua Hàm Nghi kêu gọi văn thân, nhân dân đứng lên “phò vua cứu nước”
Câu 3: Cho biết nội dung cơ bản của Hiệp ước Pa - tơ - nốt ngày 6/6/1884? 
* Nội dung:
- Triều đình Huế chính thức thừa nhận nền bảo hộ của Pháp ở Bắc Kì và Trung Kì.
- Cắt tỉnh Bình Thuận ra khỏi Trung Kì để nhập vào đất Nam Kì thuộc Pháp.
- Ba tỉnh Thanh – Nghệ – Tĩnh được sáp nhập vào Bắc Kì ; triều đình chỉ được cai quản vùng đất Trung Kì nhưng mọi việc đều phải thông qua viên Khâm sứ Pháp ở Huế.
- Công sứ Pháp ở các tỉnh Bắc Kì thường xuyên kiểm soát những công việc của quan lại triều đình, nắm các quyền trị an và nội vụ.
- Mọi việc giao thiệp với nước ngoài (kể cả với Trung Quốc) đều do Pháp nắm.
- Triều đình Huế phải rút quân đội ở Bắc Kì về Trung Kì.
Câu 4: Nêu nội dung cơ bản của hiệp ước Nhâm Tuất (5-6-1862)
* Nội dung:
- Triều đình thừa nhận quyền cai quản của nước Pháp ở 3 tỉnh miền Đông Nam Kì 
( Gia Định, Định Tường, Biên Hòa) và đảo Côn Lôn.
- Mở 3 cửa biển ( Đà Nẵng, Ba Lạt, Quảng Yên) cho Pháp vào buôn bán
- Cho phép người Pháp và Tây Ban Nha tự do truyền đạo Gia Tô, bãi bỏ lệnh cấm đạo trước đây.
- Bồi thường cho Pháp một khoản chiến phí tương đương 288 vạn lạng bạc.
- Pháp sẽ “ trả lại” thành Vĩnh Long cho triều đình chừng nào triều đình buộc được dân chúng ngừng kháng chiến
Câu 5. Trình bày những nét chính về cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân miền
Đông Nam Kì từ 1858 => 1873?
+ ÔÛ 3 tænh mieàn Ñoâng : Phong traøo khaùng chieân soâi noåi.
+ Khởi nghĩa của Nguyễn Trung Trực : 10/12/1861 đốt tàu Ét-pê-răng của Pháp.
+ Khởi nghĩa Trương Định (Bình Tây đại nguyên soái) :
 - Xây dựng căn cứ ở Tân Hoà – Gò Công.
 - 2/1863 Pháp tấn công căn cứ, nghĩa quân rút ( Tân Phước ( Địch tấn công bất ngờ ( 20/8/1864 Trương Định tự sát.
 - Trương Quyền phối hợp với Cam-pu-chia tiếp tục chống Pháp.
Câu 6. Nêu những nét cơ bản của tình hình Việt Nam sau năm 1867? Diễn biến của trận
Cầu Giấy 1873? Ý nghĩa?
+ Pháp
 - Thiết lập bộ máy thống trị và đẩy mạnh bóc lột bằng tô thuế.
 - Mở trường đào tạo tay sai.
+ Triều đình Huế
 - Ra sức vơ vét, bóc lột nhân dân.
 - Kinh tế sa sút, tài chính thiếu hụt.
 ( Đời sống nhân dân cơ cực.
 - Khởi nghĩa nông dân nổ ra nhiều nơi.
* Diễn biến trận Cầu giấy năm 1873:
- Thấy lực lượng địch ở Hà Nội tương đối yếu, quân ta khép chặt vòng vây.
- Ngày 21-12-1873, khi quân Pháp đánh ra Cầu giấy chúng đã bị quân của Hoàng Tá Viêm phối hợp với quân Cờ Đen của Lưu Vĩnh Phúc phục kích .
- Gác-ni-ê cùng nhiều sĩ quan thực dân và binh lính bị giết tại trận.
* Ý nghĩa: Chiến thắng Cầu giấy khiến quân Pháp hoang mang, còn quân ta thì phấn khởi, càng hăng hái đánh giặc.
Câu 7. Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì Lần Thứ II như thế nào ? Nêu diễn biến của
Trận Cầu Giấy lần thứ II? Ý nghĩa?
+ Pháp đánh Bắc Kỳ lần hai :
 - 3/4/1882 Ri-vi-e đổ bộ lên Hà Nội.
 - 25/4/1882 yêu cầu Hoàng Diệu nộp thành
( Nổ súng tấn công ( Quân ta anh dũng chống trả những không giữ được thành Hà Nội.
 - Pháp chiếm Hòn Gai, Nam Định và các tỉnh đồng bằng bắc Kỳ.
+ Quân Thanh kéo vào nước ta.
* Diễn biến trận Cầu giấy lần 2:
- Ngày 19-5-1883, hơn 500 tên địch kéo ra Cầu giấy đã lọt vào trận địa mai phục của ta.
- Quân Cờ Đen lại phối hợp với quân của Hoàng Tá Viêm đổ ra đánh.
- Nhiều sĩ quan và binh lính bị giết, trong đó có Ri-vi-e.
* Ý nghĩa: Chiến thắng Cầu giấy lần 2 càng làm cho quân Pháp thêm hoang mang, dao động
Câu 8: Cho biết lãnh đạo, thời gian, căn cứ, địa bàn hoạt động, diễn biến, kết quả của 3
cuộc khởi nghĩa lớn trong phong trào Cần Vương (Ba Đình, Bãi Sậy, Hương Khê)?
* Khởi nghĩa Ba Đình
- Lãnh đạo : Phạm Bãnh và Đinh Công Tráng 
- Thời gian: 1886 -1887 
- Căn cứ : Ba Đình (Thanh Hóa)
- Địa bàn hoạt động: Xây dựng chiến tuyến ở 3 làng : Thượng Thọ, Mậu Thịnh, Mỹ Khê (Thanh Hoá).
( Vững chắc, kiên cố, dễ bị cô lập  
- Diến biến : Từ 12/1886 đến 1/1887 nghĩa quân đã anh dũng cầm cự đẩy lùi nhiều cuộc tấn công của Pháp ( Pháp phun dầu xoá tên 3 làng ( Nghĩa quân rút lên Mã Cao (Tây Thanh Hoá). 
- Kết quả : Khởi nghĩa thất bại. 
* Khởi nghĩa Bãi Sậy
+ Lãnh đạo: Nguyễn Thiện Thuật. 
+ Thời gian: 1883 – 1892 
+ Căn cứ: Bãi Sậy ( Hưng Yên) là một vùng đầm lầy và lau sậy um tùm thuộc các huyện Văn Lâm, Văn Giang, Khoái Châu, Yên Mỹ 
+ Diễn biến: gồm 2 giai đoạn:
- Giai đoạn 1 (1883 -1889): Đây là giai đoạn ác liệt 
. Nghĩa quân thực hiện chiến thuật du kích làm cho quân địch bị tổn thất
. Giặc nhiều lần tấn công bao vây tiêu diệt nghĩa quân nhưng đều thất bại.
- Giai đoạn 2 (1889 – 1892): Đây là giai đoạn duy trì khởi nghĩa 
+ Kết quả: 1892 khởi nghĩa tan rã.
* Khởi nghĩa Hương Khê
+ Lãnh đạo: Phan Đình Phùng, Cao Thắng 
+ Thời gian: 1885 -1895 
+ Căn cứ: Ngàn Trươi ( Hương Khê – Hà Tĩnh). Hoạt động ở 4 tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An. Hà Tĩnh, Quảng Bình
+ Diễn biến: 2 giai đoạn:
- Giai đoạn 1 (1885 -1888): Xây dựng căn cứ, rèn đúc vũ khí, tích trữ lương thảo, huấn luyện nghĩa quân 
- Giai đoạn 2 (1888 – 1895) 
. Chiến đấu ác liệt, tiến công địch cả 4 tỉnh, đẩy lui nhiều cuộc càn quét của địch.
. Pháp xây dựng đồn bốt tấn công Ngàn Trươi.
. Sau 12 – 1895 Phan Đình Phùng mất, nghĩa quân tan rã.
+ Kết quả: Khởi nghĩa thất bại. 

File đính kèm:

  • docDE CUONG ON TAP HKII SU 8.doc
Giáo án liên quan