Đề cương ôn tập hóa học 8 - Học kỳ 2

. Lý thuyết

1. Định nghĩa phản ứng hóa hợp, phản ứng phân hủy, phản ứng thế cho ví dụ?

2. Tính chất vật lí, tính chất hóa học, ứng dụng của oxi, hiđro?

3. Thành phần của không khí? khái nịêm sự oxi hóa, sự cháy, sự oxi hóa chậm, điều kiện phát sinh và dập tắt đám cháy?

4. Khái niệm, phân loại và cách gọi tên oxit, axit, bazơ, muối?

 

doc3 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1610 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập hóa học 8 - Học kỳ 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HÓA HỌC 8 - HỌC KỲ II
A. Lý thuyết
1. Định nghĩa phản ứng hóa hợp, phản ứng phân hủy, phản ứng thế cho ví dụ?
2. Tính chất vật lí, tính chất hóa học, ứng dụng của oxi, hiđro?
3. Thành phần của không khí? khái nịêm sự oxi hóa, sự cháy, sự oxi hóa chậm, điều kiện phát sinh và dập tắt đám cháy?
4. Khái niệm, phân loại và cách gọi tên oxit, axit, bazơ, muối?
5. Nguyên liệu điều chế oxi, hiđro trong phòng thí nghiệm? Cách thu khí oxi, hiđro trong phòng thí nghiệm?
6. Tính chất vật lí, tính chất hóa học của nước? Đối với mỗi TCHH của nước viết 4 PTHHđể minh họa?
7. Nêu tính tan trong nước của một số axit, bazơ? Tính tan của muối clorua, sunfat, cacbonat, nitrat, photphat trong nước?
8. Khái niệm dung dịch, độ tan của một chất trong nước, dung dịch bão hòa và chưa bão hòa? Biện pháp giúp chất rắn hòa tan trong nước nhanh hơn là gì?
9. Nồng độ phần trăm và nồng độ mol của dung dịch là gì? Công thức tính?
10. Các bước pha chế một dung dịch theo nồng độ cho trước, pha loãng một dung dịch theo nồng độ cho trước?
B. Bài tập 
I. TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Dãy nào sau đây gồm toàn các oxit axit:
a. SiO2; N2O5; SO2; P2O5; SO3	 b. CO2; Na2O; N2O5; SO3.
c. CO; SO2; N2O3; CaO 	 d. NO; CO2; SO3; BaO.
Câu 2: Dãy chất nào sau đây gồm toàn oxit bazơ:
a. SiO2; CuO; Ag2O; N2O 	 b. SO3; CO2; NO2; P2O5
c. CaO; FeO; MgO; K2O 	 d. NO; CO; Al2O3; ZnO
Câu 3 : Một oxit trong đó oxi chiếm 20% về khối lượng. Công thức của oxit là: 
a. CuO	b. CaO	c. MgO	d. FeO
Câu 4: Cho các chất sau:
1. KMnO4	2. KClO3	3. Fe2O3	4. CaCO3 	5. H2O	6. Không khí
7. Zn hoặc Fe hoặc Al; 8. H3PO4 9. H2SO4 loãng hoặc HCl 10. HCl
Dãy gồm những chất chất dùng để điều chế khí oxi trong phòng thí nghiệm là:
a. 1, 2	b. 1, 10, 5, 6	 c. 1, 2, 7	 d. 1, 2, 4, 8, 6
Dãy gồm các chất dùng để điều chế hiđro trong phòng thí nghiệm là:
a. 1, 2	b. 7 và 8	 c. 7 và 9 	 d. 8, 10
Câu 5: Dãy nào sau đây gồm toàn những kim loại có thể dùng để điều chế khí hiđro trong phòng thí nghiệm:
a. Fe, Zn, Mg, Cu	b. Mg, Fe, Al, Cu	
c. Zn, Fe, Al, Ag	d. Mg, Al, Zn, Fe
Câu 6: Dãy nào sau đây gồm toàn những chất tác dụng được với nước ở nhiệt độ thường: 
a. SO3; C; CaO; Li	 b. BaO; CO2; Na; K2O; CaO; K; Ba
c. Na2O; CO; K; P2O5	d. K2O; N2O5; SiO2; Na; Ca; Ba; Mg
Câu 7: Dãy nào sau đây gồm toàn các chất tác dụng được với nước tạo thành dung dịch, làm quỳ tím đổi sang màu đỏ:
	a. K2O; Na; CaO; Ba	c. N2O5; SO2; P2O5; CO2
	b. CuO; Li; MgO; Na2O	d. SiO2; SO3; P2O5; CO2
Câu 8: Dãy nào sau đây đều là muối:
a. K2CO3; NaHCO3; KNO3; FeCl3	c. N2O5; Al2(SO4)3; H2S; MgSO4
b. H2SO4; Ca(NO3)2 ZnCl2; H2SiO3 	d. F2O3 ; K2SO4; H3PO4; HCl
Câu 9: Dãy nào sau đây gồm toàn các chất tác dụng với nước tạo dung dịch, làm quỳ tím đổi sang màu xanh:
a. Ca; Cu(OH)2; FeO; K2O	c. Na; CaO; K2O; BaO
b. SO3; SO2; H3PO4; H2SO4	d. Mg; NaOH; Cu; Fe2O3
Câu 10: Dãy nào sau đây gồm toàn các chất khi cho vào nước tạo khí hiđro:
a. Na; CaO; K2O; BaO	c. Ca; Cu(OH)2; FeO; K2O
b. Na; K; Ca; Ba	d. Mg; NaOH; Cu; Fe2O3
Câu 11: Dãy nào sau đây gồm toàn các chất tác dụng với nước tạo dung dịch làm quỳ tím đổi sang màu xanh:
a. CaO; BaO; K2O; SiO2	 c. Na; CaO; K2O; BaO; Na2O
b. SO3; SO2; N2O5; P2O5	 d. Mg; NaOH; Cu; Fe2O3
Câu 12: Dãy chất nào chỉ gồm các oxit bazơ:
a. CaO; BaO; K2O; CaO; MgO; Fe2O3 	c. Na; CaO; K2O; BaO
b. SO3; SO2; N2O5; H2SO4 	 d. Mg; NaOH; Cu; Fe2O3
II. PHẦN TỰ LUẬN
Câu 1: a/ Hãy gọi tên các chất có công thức hóa học sau và cho biết chúng thuộc loại hợp chất nào: 
N2O5; Fe2O3; Ba(OH)2; KHCO3; H2S; SiO2; H3PO4; NaNO3; CO; Cu(OH)2; SO3; P2O5; CO2; MgO; FeO; 
b/ Hãy viết công thức hóa học của những chất có tên gọi sau: 
Canxi đihiđrophotphat; axit sunfuhiđric; sắt (III) hiđroxit; kali hiđrosunfit; magie hiđrocabonat; magie bromua; kali sunfua; oxit sắt từ; đinitơ pentaoxit; natri sunfit
Câu 2: Hãy viết PTHH của những phản ứng sau:
a/ Cho kim loại kẽm vào dd axit sufuric loãng rồi dùng khí thu được khử đồng (II) oxit ở nhiệt độ cao
b/ Đốt lưu huỳnh trong không khí rồi cho sản phẩm thu được hòa tan vào nước.
c/ Cho kim loại natri vào nước.
d/ Hòa tan kim loại magie trong dung dịch axit sunfuric loãng
e/ Hòa tan kim loại nhôm trong dung dịch axit sunfuric loãng
f/ Đốt khí butan (C4H10) trong oxi
Hãy phân loại các phản ứng trên
Câu 3: Viết các phương trình phản ứng thực hiện dãy chuyển hóa sau:
a/ Natri natri oxit natri hiđroxit 	
b/ Lưu huỳnh Lưu huỳnh đioxit Lưu huỳnh trioxit axit sunfuric.
Câu 4: Đun nóng 31,6 gam KMnO4 đến khi phản ứng diễn ra hoàn toàn
1) Tính thể tích khí oxi tạo thành (đktc)
2) Đốt cháy 3,1 gam photpho bằng lượng oxi thu được ở trên.
a. Chất nào còn dư, khối lượng là bao nhiêu gam?
b. Tính khối lượng sản phẩm tạo thành.
Câu 5: Hòa tan hoàn toàn 6,5 gam Zn trong dung dịch axit HCl. Sau khi phản ứng kết thúc thu được v lít khí H2 (đktc). Dẫn toàn bộ lượng H2 thu được đi qua ống sứ nung nóng chứa CuO dư. Sau khi phản ứng diễn ra hoàn toàn thu được m gam kim loại.
a/ Viết PTHH?
b/ Tính v?
c/ Tính m?
Câu 6: Hòa tan hoàn toàn 4 gam MgO bằng dung dịch H2SO4, sau khi phản ứng kết thúc thu được a gam MgSO4. Tính a và lượng H2SO4 cần dùng. Nếu thể tích dung dịch axit ban đầu là 100 ml thì nồng độ CM của axit là bao nhiêu?
Câu 7: Để hoà tan m gam kẽm cần vừa đủ 50g dd HCl 7,3%
Viết phương trình hóa học của phản ứng
Tính m?
Tính thể tích khí thu được (đktc)
Câu 8: Hòa tan 16g CuSO4 vào 84ml nước thu được dung dịch A. Biết khối lượng riêng của nước là 1g/ml và khối lượng riêng của dung dịch CuSO4 là 1,15g/ml. Tính C% và CM của dung dịch A?
Câu 9: Hãy chỉ ra CTHH được viết sai, trong số các CTHH sau, và giải thích vì sao:
Na2O, KO; CaO2; BaO; NaCl2; Ba(SO4)2; NaHPO4; Mg2NO3; HCl2
Câu 10: Lập PTHH của phản ứng sau:
a, Cacbon đioxit + nước axit cacbonic
b, Lưu huỳnh đioxit + nước axit sunfurơ
c, Kẽm + axit clohiđric kẽm clorua + hiđro
d, Điphotpho pentaoxit + nước axit photphoric
e, Chì oxit + hiđro chì + nước
f, Sắt (III) oxit + hiđro sắt + nước
g, Sắt + axit sunfuric sắt (II) sunfat + hiđro
Câu 11: Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết:
a/ Ba lọ không nhãn đựng riêng biệt các chất rắn dạng bột: CaO, K2O, SO2
b/ Ba lọ không nhãn lần lượt đựng: nước, dung dịch axit clohiđric, dung dịch natri hiđroxit
c/ Ba lọ đựng riêng biệt các kim loại: Na, Zn, Cu
d/ Ba bình đựng riêng biệt các khí: oxi, hiđro, không khí
Câu 12: Các kí hiệu sau cho biết điều gì 
; 
Hãy tính nồng độ phần trăm của các dung dịch bão hòa trên?
Câu 13: Hòa tan hoàn toàn a gam kim loại kẽm bằng dung dịch H2SO4 loãng, dẫn toàn bộ lượng khí H2 thu được qua ống sứ nung nóng chứa lượng dư CuO. Sau khi phản ứng kết thúc, người ta thu được 3,2 gam Cu. Tính a?
Câu 14: Tính toán và trình bày cách pha chế 
a/ 50 ml dung dịch CuSO4 nồng độ 1M
b/ 50 g dung dịch CuSO4 nồng độ 10%
Câu 15: Tính toán và trình bày cách pha chế
a/ 100 ml dung dịch MgSO4 0,4M từ dung dịch MgSO4 4M
b/ 250 ml dung dịch NaCl 0,2M từ dung dịch NaCl 1M
c/ 300 g dung dịch NaCl 2,5% từ dung dịch NaCl 10%
Câu 16: Cân 10,6 g Na2CO3 cho vào cốc chia độ. Rót nước vào cốc khuấy đều đến khi Na2CO3 tan hết, thêm nước vào cho đủ 200 ml. Ta được dung dịch Na2CO3 có khối lượng riêng 1,05 g/ml. Tính nồng độ mol và nồng độ phần trăm của dung dịch vừa pha chế? 

File đính kèm:

  • docDe cuong on tap HH8 HKII.doc