Đề cương ôn tập giữa học kỳ 2 môn Ngữ văn lớp 12
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập giữa học kỳ 2 môn Ngữ văn lớp 12, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA HỌC KỲ 2 Môn ngữ văn: Lớp 12 I. VĂN HỌC 1. Truyện ngắn Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài) - Cuộc đời và sự nghiệp văn học của nhà văn Tô Hoài - Hoàn cảnh, xuất xứ, mục đích sáng tác của Vợ chồng A Phủ - Phân tích nhân vật Mị, nhân vật A Phủ thấy được tài năng nghệ thuật của nhà văn Tô Hoài - Giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của truyện ngắn Vợ chồng A Phủ 2. Truyện ngắn Vợ nhặt (Kim Lân) - Cuộc đời, sự nghiệp văn học của nhà văn Kim Lân - Hoàn cảnh ra đời, xuất xứ truyện ngắn Vợ nhặt - Phân tích diễn biến tâm lí nhân vật Tràng; nhân vật người vợ nhặt; nhân vật bà cụ Tứ - Giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của truyện ngắn Vợ nhặt 3. Truyện ngắn Rừng xà nu (Nguyễn Trung Thành) - Cuộc đời, sự nghiệp sáng tác của nhà văn Nguyễn Trung Thành - Phân tích hình tượng cây xà nu; hình tượng nhân vật Tnu để thấy được tài năng nghệ thuật của nhà văn Nguyễn Trung Thành - Nghệ thuật kể chuyện trrong truyện Rừng xà nu của nhà văn Nguyễn Trung Thành. 4. Truyện ngắn Những đứa con trong gia đình (Nguyễn Thi) - Cuộc đời, sự nghiệp văn học của nhà văn Nguyễn Thi - Phân tích nhân vật Việt, Chiến để thấy được nghệ thuật xây dựng nhân vật theo mang tính sử thi của nhà văn Nguyễn Thi 5. Truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh Châu) - Cuộc đời, sự nghiệp văn học của nhà văn Nguyễn Minh Châu - Hoàn cảnh ra đời, xuất xứ, ý nghĩa nhan đề, tình huống truyện - Phân tích người đàn bà hàng chài, nhân vật Phùng 6. Số phận con người (Sô- lô - khốp) - Bút pháp hiện thực trong truyệ ngắn của Sô-lô-khốp. - Cảm nhận về nhân vật Xô-cô-lốp, Va-ni-a 7. Ông già và biển cả (Hê - Minh - Uê) - Sự nghiệp văn học của Hê minh uê (nguyên lí tảng bang trôi) - Hình ảnh ông lão đánh cá đơn độc - Hình ảnh con cá kiếm II. TIẾNG VIỆT Cần nắm được kiến thức: - Ôn tập kiến thức tiếng Việt của THCS (phương thức biểu đạt,thao tác lập luận,cách trình bày một đoạn văn,các phong cách chức năng ngôn ngữ đã học, ) - Thực hành hàm ý III. LÀM VĂN - Rèn kỹ năng làm bài văn nghị luận (nghị luận xã hội và nghị luận văn học). + Nghị luận về một tư tưởng đạo lí. + Nghị luận về một hiện tượng trong đời sống. + Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học. IV. MỘT SỐ ĐỀ MINH HỌA ĐỀ 1 I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích sau: Cuộc sống sẽ hạnh phúc hơn nếu ta biết nâng niu cảm xúc của mình thay vì mổ xẻ và phán xét nó. Nếu ta đang cô đơn, tuyệt vọng, đừng cố gắng làm điều gì đó để tìm quên, cũng đừng xem nó như một ung nhọt không thể cứu chữa. Thay vào đó, hãy cho mình thời gian và sự tĩnh tâm để nhìn nhận lại những cảm xúc ấy. Hãy mở rộng tâm hồn mình bằng những cảm xúc khác, thay vì tập trung nghĩ đến điều tiêu cực hiện tại... Bạn rất cần biết về sự khác nhau và tầm ảnh hưởng của hai lối suy nghĩ tiêu cực và tích cực đối với cuộc đời mình. Lối suy nghĩ tiêu cực sẽ khiến ta gặp nhiều khó khăn, bất hạnh. Chừng nào ta chưa chịu thay đổi thì chừng đó chúng còn dai dẳng đeo bám ta. Mặc dù khó có thể thay đổi cách suy nghĩ của mình trong một sớm một chiều, nhưng ta cần giữ đầu óc thật tỉnh táo để nhìn nhận sự việc. Bằng cách nhận diện vấn đề, chia sẻ với mọi người và giải quyết nó, ta sẽ dần loại bỏ được thói quen nhìn nhận mọi việc một cách tiêu cực. Giữa suy nghĩ tích cực và tiêu cực tồn tại một sự khác biệt rất lớn. Chỉ cần một ý nghĩ “mình không thể” thoáng qua đầu, phân tiêu cực trong con người ta sẽ nhanh chóng lấn lướt, rồi ám ảnh cho đến khi tâm trí ta bị mặc cảm bủa vây. Kết quả là ta rất dễ buông tay đầu hàng. Ngược lại, nếu biết hướng sự lựa chọn ấy đến những điều tốt đẹp, ta sẽ nhận được một kết quả khác, sáng sủa hơn. Những suy nghĩ tích cực được ươm mầm trong tâm hồn ta sẽ không ngừng sinh sôi nảy nở và đưa ta đến một cuộc sống tươi đẹp. (Theo Tian Dayton, Ph. D - Quên hôm qua, sống cho ngày mai, NXB Tổng hợp TP. HCM, tr.44 - 45) Thực hiện những yêu cầu: Câu 1. Theo tác giả, thay vì mổ xẻ và phán xét cảm xúc của mình, mỗi con người cần làm gì để cuộc sống hạnh phúc hơn? Câu 2. Tại sao tác giả cho rằng: “Lối suy nghĩ tiêu cực sẽ khiến ta gặp nhiều khó khăn, bất hạnh”? Câu 3. Trình bày ngắn gọn hiệu quả của thao tác lập luận phân tích được sử dụng trong đoạn trích. Câu 4. Anh/Chị hãy đề xuất một số giải pháp giúp con người có thể loại bỏ thói quen nhìn nhận mọi việc một cách tiêu cực. II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm) Từ nội dung đoạn trích phần Đọc hiểu, hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày ý kiến của anh/chị về tác động của những suy nghĩ tích cực trong cuộc sống con người. Câu 2 (5,0 điểm) Trình bày cảm nhận của anh/chị về nhân vật A Phủ trong đoạn trích truyện ngắn Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài, Ngữ văn 12, Tập hai, sđd, tr.3). ĐỀ 2 I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích sau: (1) Ở Hawaii, chúng tôi có truyền thống trao tặng vòng hoa cho người khác để bày tỏ sự thân thiện, lòng biết ơn, lời chào tạm biệt, hoặc cũng có khi là sự hiếu khách. Vòng hoa thường được mang vào cổ. Nó được kết từ nhiều loại hoa khác nhau - hoa pikake, plumeria, hoặc mua kenikeni... mỗi loài hoa mang một mùi hương riêng - đặc trưng của xứ sở Hawaii xinh đẹp. Có khi đó là hương thơm thoang thoảng ngọt ngào, có khi lại là mùi hương ngào ngạt khiến lòng người ngây ngất. Đeo vòng hoa trên người, đi đến đầu không khí xung quanh cũng lắng đọng, dịu dàng đến lạ. (2) Điều này khiến tôi chợt có một liên tưởng: thái độ của mỗi con người cũng giống như vòng hoa ấy. Mỗi người đều sở hữu vòng hoa cho riêng mình. Việc kết lên đó loài hoa nào phụ thuộc vào quyền chọn lựa của chúng ta. Một tâm hồn tinh tế kết hợp với đôi tay khéo léo sẽ làm nên một vòng hoa thắm sắc, ngát hương. Tương tự, luôn giữ cho mình thái độ sống tích cực, hòa nhã, vui vẻ, tràn đầy tin yêu, ta sẽ trở nên đáng yêu và đón nhận được nhiều yêu thương hơn từ những người xung quanh. (3) Nói cách khác, dù muốn hay không thì trong mỗi chúng ta đều tồn tại cả mặt tốt lẫn mặt xấu. Biết phát huy mặt tích cực và loại bỏ mặt tiêu cực chính là bí quyết đưa chúng ta đến thành công. (Wayne Cordeiro, Thái độ quyết định thành công, NXB Tổng hợp TP. HCM, 2016, tr.16-17) Thực hiện những yêu cầu: Câu 1. Trong văn bản, truyền thống trao tặng vòng hoa ở Hawaii được thực hiện nhằm mục đích gì? Câu 2. Theo tác giả, việc luôn giữ cho mình thái độ sống tích cực sẽ mang đến những điều tốt đẹp gì? Câu 3. Trình bày hiệu quả của thao tác lập luận so sánh trong đoạn (2) của văn bản. Câu 4. Anh/Chị hãy cho biết nhận xét của mình về quan điểm của tác giả: dù muốn hay không thì trong mỗi chúng ta đều tồn tại cả taặt tốt lẫn mặt xấu. II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm) Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) về cách thức loại bỏ mặt tiêu cực ở con người để thành Công trong cuộc sống. Câu 2 (5,0 điểm) Phân tích giá trị nhân đạo độc đáo của đoạn trích truyện ngắn Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài, Ngữ văn 12, Tập hai, sđd, tr.23). ĐỀ 3 I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn thơ sau: Thị thơm thì giấu người thơm Chăm làm thì được áo cơm cửa nhà Đẽo cày theo ý người ta Sẽ thành khúc gỗ chẳng ra việc gì Tôi nghe chuyện cổ thầm thì Lời cha ông dạy cũng vì đời sau. Đậm đà cái tích trầu cau Miếng trầu đỏ thắm nặng sâu tình người Sẽ đi qua cuộc đời tôi Bấy nhiêu thời nữa chuyển dời xa xôi Nhưng bao chuyện cổ trên đời Vẫn luôn mới mẻ rạng ngời lương tâm. (Trích Chuyện cổ nước mình, Lâm Thị Mỹ Dạ, Thơ tình Việt Nam chọn lọc, NXB Văn học, 2014, tr.36 - 37) Thực hiện các yêu cầu: Câu 1. Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ gì? Câu 2. Những truyện cổ nào được gợi ra từ đoạn thơ? Câu 3. Anh/Chị hiểu như thế nào về nội dung hai câu thơ: “Đẽo cày theo ý người ta/ Sẽ thành khúc gỗ chẳng ra việc gì”? Câu 4. Cho biết nhận xét của anh/chị về tình cảm, thái độ của tác giả đối với “chuyện cổ nước mình” thể hiện trong đoạn thơ trên. II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm) Từ đoạn thơ trong phần Đọc hiểu, hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày ý kiến của anh/chị về ý nghĩa của việc tìm hiểu văn hóa dân gian đối với lớp trẻ Việt Nam hiện nay. Câu 2 (5,0 điểm) Trả lời phỏng vấn về tác phẩm Vợ nhặt, nhà văn Kim Lân bày tỏ: “Cái điểm sáng mà tôi đưa vào trong truyện là những suy nghĩ về nhân phẩm con người. Tôi chú ý: tuy trong cảnh nghèo đói nhưng con người ta vẫn giữ gìn đạo lí.” (Hương Giang, Nhà văn Kim Lân nói về truyện ngắn Vợ nhặt, báo Văn nghệ số 19, ngày 8/5/1993) Anh/Chị hãy làm rõ những điểm sáng đó qua nhân vật bà cụ Tứ trong truyện Vợ nhặt (Kim Lân, Ngữ văn 12, Tập hai, sđd, tr.23).
File đính kèm:
de_cuong_on_tap_giua_hoc_ky_2_mon_ngu_van_lop_12.doc