Đề cương cuộc thi 80 năm

Câu hỏi 1: Hãy nêu những mốc lịch sử quan trọng đánh dấu sự trường thành và phát triển của Ngành Tổ chức xây dựng Đảng từ ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam đến nay?

 Đề cương trả lời:

Ngày 3 - 2 - 1930 Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, đánh dấu một bước ngoặt vô cùng quan trọng trong lịch sử của cách mạng Việt Nam, mở đầu truyền thống vẻ vang của Đảng, đồng thời cũng mở đầu cho sự hình thành và phát triển của công tác tổ chức xây dựng Đảng.

Ngày 14 tháng 10 đến cuối tháng 10 năm 1930, Hội nghị Ban chấp hành Trung ương lâm thời của Đảng đã được tiến hành ở Hương Cảng, Trung Quốc. Hội nghị thông qua Luận cương chính trị của Đảng do đồng chí Trần Phú khởi thảo; các án nghị quyết về tình hình và nhiệm vụ cần kíp của Đảng, về vận động các giới quần chúng; đổi tên Đảng Cộng sản Việt Nam thành Đảng Cộng sản Đông Dương; bầu đồng chí Trần Phú làm Tổng Bí thư đầu tiên của Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

Đồng chí Nguyễn Ái Quốc và những chiến sỹ cộng sản lúc đó vừa là những nhà lãnh đạo cách mạng, vừa là những cán bộ tổ chức đầu tiên của Đảng, đặt nền móng cho công tác xây dựng Đảng, để các thế hệ chiến sỹ cách mạng nối tiếp tiến hành phát triển và từng bước hoàn thiện đường lối cách mạng Việt Nam, hoàn thiện đường lối và phương pháp công tác tổ chức của Đảng, xây dựng Đảng ta không ngừng lớn mạnh.

 

doc16 trang | Chia sẻ: giathuc10 | Lượt xem: 1259 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương cuộc thi 80 năm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
mới.
Thứ hai là, công tác xây dựng đảng về tổ chức phải xuất phát từ đường lối chính trị của đảng và kết hợp chặt chẽ với công tác xây dựng đảng về tư tưởng.
Thực tiễn đã chứng tỏ sức mạnh của Đảng là sức mạnh tổng hợp của đường lối chính trị đúng đắn, nhận thức tư tưởng của cán bộ, đảng viên thống nhất; tổ chức của Đảng được xây dựng và củng cố thật sự vững mạnh, gắn bó mật thiết với nhân dân, hành động trong toàn Đảng là nhất quán và có hiệu quả. Trong tất cả các thời kỳ, phải luôn chăm lo xây dựng hệ thống tổ chức của Đảng ở các cấp từ Trung ương đến các cấp ủy địa phương và cơ sở; đặc biệt là phải xây dựng, củng cố các tổ chức cơ sở đảng và các chi bộ thật sự vững mạnh, nơi trực tiếp nối liền mối quan hệ giữa Đảng và các tầng lớp nhân dân, đáp ứng yêu cầu lãnh đạo nhân dân thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị trong mỗi thời kỳ, mỗi cơ sở cụ thể. Kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị là thước đo chủ yếu đối với kết quả của công tác tổ chức.
Báo cáo cính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV(tháng 12/1976) đã chỉ rõ: “ Quá trình xây dựng và trưởng thanhfcuar Đảng ta trước hết là tăng cường lãnh đạo chính trị và lãnh đạo tổ chức, xây dựng đường lối chính sách đúng đắn, sáng tạo, độc lập, tự chủ và tổ chức thắng lợi đường lối ấy’’. Nhìn lại chặng đường xây dựng và trưởng thành của Đảng, chúng ta có thể tự hào và nhận thấy, trong những điều kiện vô cùng khó khăn, phức tạp của cách mạng nước ta và cách mạng thế giới cũng như trước sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu thì đường lối chính sách của Đảng luôn luôn đúng đắn, sáng tạo trên tất cả các lĩnh vực. Đường lối ấy vừa quán triệt tinh thần cách mạng tiến công, cách mạng triệt để, vừa thấm nhuần tính khoa học nghiêm túc trong việc phân tích lực lượng so sánh giữa ta và địch trong phạm vi nước ta và trên thế giới; vừa có sự chuyển hướng mạnh bạo, kịp thời nhằm mục tiêu cụ thể lại có sách lược và phương pháp thích hợp, nhờ vậy mà đảng ta đã lãnh đạo nhân dân ta giành thắng lợi trong 2 cuộc kháng chiến và đạt được nhiều thành tựu to lớn qua hơn 20 năm đổi mới, xây dựng CNXH ở Việt Nam.
Thứ 3 là, nhận thức và thực hiện đúng đắn nguyên tắc tập trung dân chủ, chế độ tự phê bình và phê bình, chăm lo xây dựng khối đoàn kết thống nhất trong đảng.
Đảng ta luôn xác định nguyên tắc tập trung dân chủ là nguyên tắc cơ bản trong tổ chức và hoạt động của Đảng. Đó là nguyên tắc tổ chức cơ bản của một Đảng Mác- Leenin chân chính mang bản chất cách mạng và khoa học của giai cấp công nhân. Đảng cần thường xuyên nâng cao nhận thức của các tổ chức Đảng và đội ngũ cán bộ, đảng viên và những căn cứ khoa học và thực tiễn của nguyên tắc tập trung dân chủ và mối quan hệ biện chứng giữa tập trung và dân chủ; trong đó phát huy đúng mức dân chủ là cơ sở để đảm bảo sự lãnh đạo tập trung đúng đắn; đồng thời phải có sự lãnh đạo tập trung đúng mức mới có thể đảm bảo cho quyền dân chủ trong Đảng được thực hiện có kết quả.
Theo Hồ Chí Minh, tự phê bình và phê bình là cơ sở để xây dựng khối đoàn kết thống nhất trong Đảng, là quy luật phát triển của Đảng, là biện pháp có hiệu quả để giáo dục, rèn luyện cán bộ, đảng viên. Qua tự phê bình và phê bình, từng tập thể và mỗi cá nhân làm rõ ưu điểm để phát huy; phát hiện khuyết điểm để sửa chữa ngăn chặn, đẩy lùi các mặt tiêu cực và sự suy thoái, phấn đấu làm cho các tổ chức đảng và đội ngũ cán bộ, đảng viên thật sự trong sạch, vững mạnh. 
Thường xuyên chăm lo củng cố khối đoàn kết thống nhất của toàn Đảng và của từng tổ chức đảng. Đoàn kết là một truyền thống cực kỳ quý báu của Đảng ta và của nhân dân ta. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ “đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết; thành công, thành công, đại thành công". Khối đoàn kết thống nhất ấy được xây dựng dựa trên cơ sở Cương lĩnh, đường lối chính trị, Điều lệ Đảng và tình cảm cách mạng trong sáng. Thực tiễn đã cho thấy khi trong tổ chức của Đảng có tình trạng mất đoàn kết là do không kiên quyết đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, cơ hội, bè phái; không thực hiện nghiêm túc nguyên tắc tập trung dân chủ, chế độ phê bình và tự phê bình; thực hiện chính sách cán bộ thiếu nhất quán và công bằng.
Thứ tư là củng cố mối quan hệ mật thiết giữa đảng với nhân dân, bồi dưỡng phát huy tinh thần yêu nước và truyền thống cách mạng, quyền làm chủ và lợi ích thiết thực của nhân dân, dựa vào dân để xây dựng Đảng.
Chủ nghĩa Mác - Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh khẳng định cách mạng là sự nghiệp của quần chúng nhân dân. Đảng Cộng sản Việt nam là đội tiên phong, người đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam. Sức mạnh của Đảng chính là do Đảng gắn bó mật thiết với nhân dân vận động nhân dân thực hiện nhiệm vụ của mình và đã làm nên mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Khi chưa giành được chính quyền, Đảng liên hệ trực tiếp nhân dân chủ yếu thông qua đảng viên, đoàn viên hội viên của các đoàn thể yêu nước để vận động nhân dân đấu tranh giành chính quyên. Khi đã giành được chính quyền và Đảng trở thành Đảng cầm quyền, Đảng liên hệ với nhân dân bằng nhiều hình thức và biện pháp chủ yếu là thông qua cán bộ, đảng viên, công chức hoạt động trong bộ máy nhà nước đồng thời thông qua cán bộ, đảng viên và những người nòng cốt hoạt động trong các đoàn thể nhân dân ở các cấp.
Có liên hệ chặt chẽ với nhân dân, Đảng mới ngày càng được xây dựng và hoàn thiện hơn, phát huy được thành công, hạn chế được khuyết điểm yếu kém; ngăn ngừa tệ quan liêu, tham nhũng, xâm phạm quyền dân chủ của nhân dân; đổi mới sự lãnh đạo của Đảng và phương thức quản lý của Nhà nước, đổi mới tổ chức và hoạt động của Mặt Trận Tổ quốc và các đoàn thể quần chúng. Liên hệ chặt chẽ với nhân dân Đảng có thêm khả năng phát hiện và có sức mạnh đập tan âm mưu thủ đoạn chống Đảng của các thế lực thù định, bảo vệ Đảng, Nhà nước và chế độ ta.
Quan hệ gắn bó giữa Đảng với nhân dân mãi mãi là vấn đề chiến lược có ý nghĩa sống còn đối với sự nghiệp cách mạng. Vì vậy, các tổ chức đảng cần có kế hoạch và tạo điều kiện thuận lợi để nhân dân tham gia ý kiến trong công tác xây dựng đảng; giám sát, phê bình cán bộ, đảng viên; giới thiệu quần chúng ưu tú ngoài Đảng để tổ chức đảng xem xét, kết nạp; giới thiệu những người có đủ tiêu chuẩn để được bầu cử hoặc được bổ nhiệm vào các cơ quan lãnh đạo của Đảng và Nhà nước. Đồng thời phải kết hợp chặt chẽ giữa công tác xây dựng đảng với công tác xây dựng Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và việc giáo dục lý tưởng cách mạng cho thế hệ trẻ, không ngừng bổ sung lực lượng kế tục trung thành với sự nghiệp cách mạng của Đảng.
Thứ năm là, nâng cao chất lượng công tác cán bộ, xây dựng đội ngũ cán bộ có đủ phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng, năng lực lãnh đạo và hoạt động thực tiễn đáp ứng yêu cầu của từng thời kỳ cách mạng, bảo đảm tính kế thừa và phát triển.
Công tác cán bộ của Đảng phải dựa trên cơ sở quán triệt lập trường giai cấp công nhân; nắm vững quan điểm, nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, phát huy truyền thống yêu nước và đoàn kết dân tộc, Đảng phải thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ, bám sát yêu cầu nhiệm vụ chính trị của từng thời kỳ để có quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và bố trí sử dụng cán bộ một cách thường xuyên. Xây đựng đội ngũ cán bộ vững mạnh đồng bộ ở các cấp, các ngành chú trọng xây dựng những cán bộ chủ chốt vững vàng, mẫu mực. Tiến hành đổi mới, trẻ hóa cán bộ trên cơ sở tiêu chuẩn và có sự chuẩn bị chu đáo, kết hợp các độ tuổi, bảo đảm tính liên tục, kế thừa và phát triển, giữ vững đoàn kết nội bộ và sự ổn định về chính trị.
Cụ thể hóa, thể chế hóa nguyên tắc tập trung dân chủ trong công tác cán bộ, giữ vững chế độ làm việc tập thể của các cơ quan lãnh đạo trong việc xem xét quyết định về cán bộ; xây dựng, thực hiện các chế độ, chính sách cán bộ một cách nhất quán, công bằng, có lý, có tình; khuyến khích phát huy những người có tài, trân trọng những cán bộ có công, phù hợp với điều kiện cụ thể của đất nước. Đồng thời phải xây dựng các cơ quan tham mưu giúp việc vững mạnh để giúp cấp ủy làm tốt công tác cán bộ và công tác bảo vệ chính trị nội bộ.
Thứ sáu là thường xuyên chăm lo xây dựng, củng cố các cơ quan và đội ngũ cán bộ làm công tác tổ chức thật sự trong sạch, vững mạnh, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp cách mạng và của công tác xây dựng Đảng.
Sự nghiệp đổi mới đất nước do Đảng khởi xướng và lãnh đạo đang diễn ra toàn điện trên tất cả các lĩnh vục của đời sống xã hội. Là đảng cầm quyền, Đảng không chỉ chăm lo xây dựng tổ chức và đội ngũ cán bộ cho riêng Đảng, mà lo cho cả hệ thống chính trị. Bởi vậy, phải xây dựng, củng cố các cơ quan và đội ngũ cán bộ làm công tác tổ chức đủ mạnh để làm tốt công tác tham mưu cho Đảng.
Chăm lo xây dựng, củng cố các cơ quan và đội ngũ cán bộ làm công tác tổ chức của Đảng, tưng bước nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của cơ quan tổ chức các cấp; tích cực đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện đội ngũ cán bộ làm công tác tổ chức thật sự vững vàng về chính trị, có kiến thức và năng lực hoạt động thực tiễn trên nhiều lĩnh vực, nhất là về các mặt công tác tổ chức, cán bộ, xây dựng cơ sở đảng và đội ngũ đảng viên; có đạo đức cách mạng, công tâm, trung thực, khách quan, làm việc có hiệu quả, được các tổ chức đảng và nhân dân tin yêu là việc làm thường xuyên của Đảng và các cấp ủy.
Phải coi công tác tổ chức xây đựng đảng là một khoa học; tăng cường tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận về công tác này, để từng bước hình thành những căn cứ khoa học, làm cơ sở cho việc nghiên cứu, đề xuất về phương hướng, chủ trương, giải pháp của công tác xây dựng đảng nói chung và xây dựng đảng về tổ chức nói riêng một cách đúng đắn và sáng tạo trong thơi kỳ mới. 
Câu hỏi 3: Theo đồng chí để xây dựng đội ngũ cán bộ có đức, có tài đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới, góp phần xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng, công tác tổ chức cán bộ cần được đổi mới như thế nào?
Đề cương trả lời:
* Nhận thức chung về xây dựng đội ngũ cán bộ có đức, có tài đáp ứng

File đính kèm:

  • docDe cuong cuoc thi 80 nam.doc
Giáo án liên quan