Cuộc kháng chiến chống Pháp từ 1858 đến cuối thế kỉ XIX

I. Những nét lớn về quá trình xâm lược của TDP ở nước ta từ 1858-1884.

- Từ giữa TK XIX các nước tư bản phương Tây đẩy mạnh việc xâm chiếm các nước phương Đông. Sau nhiều lần khiêu khích lấy cớ bảo vệ Đạo Gia Tô, Pháp đem quân xâm lược VN.

- Chiều ngày 31-8-1858: 3000 quân Pháp- TBN dàn trận trước cửa biển Đà Nẵng, âm mưu của Pháp là tấn công Đà Nẵng rồi tiến thẳng ra Huế nhanh chóng buộc nhà Nguyễn đầu hàng.

 Rạng sáng 1-9-1858 Pháp nổ súng mở đầu cuộc xâm lược nước ta. Quân dân ta dưới sự chỉ huy của Nguyễn Tri Phương đã anh dũng chống trả, quân Pháp bắt đầu thát bại. Sau 5 tháng xâm lược chúng chiếm được bán đảo Sơn Trà.

- T2-1859 quân Pháp kéo vào Gia Định.

- Ngày 17-2-1859 chúng tấn công Gia Định, quân triều đình chống trả yếu ớt.

- Đêm 23 rạng sáng 24-2-1861 quân Pháp mở cuộc tấn công quy mô vào đại đồn Chí Hoà, quân ta kháng cự mạnh mẽ nhưng ko thắng nổi hoả lực của địch, đại đồn Chí Hoà thất thủ, thừa thắng quân Pháp lần lượt chiếm các tỉnh Định Tường, Biên Hoà và Vĩnh Long. Buộc triều đình Huế phải kí với Pháp hiệp ước Nhâm Tuất ( 5-6-1862) nhượng cho Pjáp nhiều quyền lợi, trong đó có việc thừa nhận 3 tỉnh miền Đông Nam Kì ( Gia Định, Định Tường, Biên Hoà) là thuộc địa của TDP.

 

doc2 trang | Chia sẻ: giathuc10 | Lượt xem: 1691 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Cuộc kháng chiến chống Pháp từ 1858 đến cuối thế kỉ XIX, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Cuộc kháng chiến chống Pháp từ 1858 đến cuối thế kỉ XIX
I. Những nét lớn về quá trình xâm lược của TDP ở nước ta từ 1858-1884.
- Từ giữa TK XIX các nước tư bản phương Tây đẩy mạnh việc xâm chiếm các nước phương Đông. Sau nhiều lần khiêu khích lấy cớ bảo vệ Đạo Gia Tô, Pháp đem quân xâm lược VN.
- Chiều ngày 31-8-1858: 3000 quân Pháp- TBN dàn trận trước cửa biển Đà Nẵng, âm mưu của Pháp là tấn công Đà Nẵng rồi tiến thẳng ra Huế nhanh chóng buộc nhà Nguyễn đầu hàng.
	Rạng sáng 1-9-1858 Pháp nổ súng mở đầu cuộc xâm lược nước ta. Quân dân ta dưới sự chỉ huy của Nguyễn Tri Phương đã anh dũng chống trả, quân Pháp bắt đầu thát bại. Sau 5 tháng xâm lược chúng chiếm được bán đảo Sơn Trà.
- T2-1859 quân Pháp kéo vào Gia Định.
- Ngày 17-2-1859 chúng tấn công Gia Định, quân triều đình chống trả yếu ớt.
- Đêm 23 rạng sáng 24-2-1861 quân Pháp mở cuộc tấn công quy mô vào đại đồn Chí Hoà, quân ta kháng cự mạnh mẽ nhưng ko thắng nổi hoả lực của địch, đại đồn Chí Hoà thất thủ, thừa thắng quân Pháp lần lượt chiếm các tỉnh Định Tường, Biên Hoà và Vĩnh Long. Buộc triều đình Huế phải kí với Pháp hiệp ước Nhâm Tuất ( 5-6-1862) nhượng cho Pjáp nhiều quyền lợi, trong đó có việc thừa nhận 3 tỉnh miền Đông Nam Kì ( Gia Định, Định Tường, Biên Hoà) là thuộc địa của TDP.
	Ngay sau khi chiém được 3 tỉnh miền Đông Nam Kì, TDP đã ngay vào việc thiết lập bộ máy chính trị và tiến hành bóc lột về kinh tế nhằm biến đây làm bàn đạp để đánh Campuchia rồi chiếm nốt 3 tỉnh miềm Tây Nam Kì.
- Ngày 20-11-1873 Pháp nổ súng đánh thành Hà Nội dưới sự chỉ huy của Nguyễn Tri Phương cố gắng cản giặc nhưng thất bại, buổi trưa thành mất. Nguyễn Tri Phương bị thương nặng, bị giặc bắt. Ông nhịn ăn mà chết.
- Cuối cùng ngày 15-3-1874 triều đình kí với Pháp hiệp ước Giáp Tuất. Theo đó, Pháp sẽ rút khỏi Bắc Kì, còn triều đình thừa nhận 6 tỉnh Nam Kì hoàn toàn thuộc Pháp.
	Trong khi đó TB Pháp đang phát triển mạnh rất cần các nguồn tài nguyên khoáng sản ở Bắc Kì nên chúng quyết tâm dành được. Lấy cớ triều đình Huế vi phạm hiệp ước 1873 giao thiệp với nhà Thanh mà ko hỏi ý kiến Pháp.
- 3/4/1882 quân Pháp do viên đại tá Rivie chỉ huy đổ bộ lên Hà Nội.
- 25/4/1882 Rivie gửi tối hậu thư cho tổng đóc Hoàng Diệu đòi giao khí giới và giao thành ko điều kiện. Ko đợi câu trả lời quân Pháp nổ súng tấn công. Quân ta anh dũng chống trả nhưng chỉ cầm cự được gần buổi sáng đến trưa thành mất. Hoàng Diệu thắt cổ tự tử. 
	Một lần nữa triều đình Huế kí hiệp ước Hắc Măng (25/8/1883) rồi hiệp ước Patơnốt (6/6/1884) với bản hiệp ước này TDP đã hoàn thành cuộc xâm lược VN về quân sự.
II. Cuộc kháng chiến chống Pháp với những sự kiện chính của nhân dân ta từ 1858-1884.
- Ngay sau khi TDP nổ súng xâm lược nước ta quân và dân ta đã tổ chức dưới sự chỉ huy của Nguyễn Tri Phương, hành động xâm lược của TDP đã khiến cho nhân dân ta căm phẫn. Tại Đà Nẵng nhiều toán nghĩa binh nổi lên phối hợp chặt chẽ với quân triều đình chống giặc.
- 1859 khi Pháp đánh vào Gia Định, phong trào chống Pháp của ND ta ngày càng sôi nổi. Nghĩa quân của Nguyễn Trung Trực đã đốt cháy chiến tàu Etperăng (Hi Vọng) của Páhp khi chúng đậu trên sông Vàm Cỏ Đông. Cuộc khởi nghĩa do Trươg Định lãnh đạo ở Gò Công cũng làm cho địch thất điên bát đảo. ở Nam Kì nổ ra nhiều trung tâm kháng chiến ở Đồng Tháp Mười, Tây Ninh, Bến Tre, Sa Đéc với nhiều lãnh tụ nổi tiếng, trong đó nhiều ngưồi thà chết chứ ko hợp tác với giặc, nhiều người dùng thơ văn để kháng chiến.
- Ngay sau khi Pháp kéo quân ra Bắc Kì lần 1 ND ta đã anh dũng đứng lên chiến đấu. Tại các tỉnh đồng bằng đi tới đâu quân Pháp cũng gặp được sự kháng cự của ND ta, kể cả các tỉnh miền núi. Ngày 21/12/1873 khi quân Pháp dánh ra Cầu Giấy chúng đã bị đội quân của Hoàng Tá Viêm kết hợp với quân cờ đen của Lưu Vĩnh Phúc thì Gacnie đã bỏ mạng cùng nhiều sĩ quan, binh lính. CHiến thắng Cầu Giấy đã làm cho Pháp hoang mang còn quân ta phấn khởi, hăng hái.
- 19/5/1883 hơn 500 quân địch kéo ra Cầu Giấy và lọt vào trận địa mai phục của ta. Quân cờ đen lại phối hợp với quân của Hoàng Tá Viêm đỏ ra đánh, nhiều sĩ quan, binh lính bị giết. Rivie cũng bị giết. Trận chiến càng làm cho giặc hoang mang, dao động. Nhiều sĩ phu là văn nhân, quan lại ở triều đình như Nguyễn Thiện Thuậtđã phản đối lệnh bãi binh. Đây chính là cơ sở để phát động phong trào kháng chiến trong cả nước do Tôn Thất Thuyết đứng đầu.
	* Lưu ý: Cần học thuộc các phong trào kháng chiến chống Pháp về: Diễn biến, kết quả, ý nghĩa để làm dẫn chứng.
	Các phong trào tiêu biểu: 
	+ PT Cần Vương
	+ K/N Ba Đình
	+ K/N Bãi Sậy
	+ K/N Hương Khê.

File đính kèm:

  • docOn Su HSG.doc