Chuyên đề ôn học sinh giỏi môn Ngữ văn 9

PHẦN I: VĂN BẢN

TRUYỆN KIỀU (NGUYỄN DU)

I.Tác giả:

 Nguyễn Du (1765-1820), tên chữ là Tố Như, hiệu Thanh Hiên, quê ở Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh.

+ Nguyễn Du xuất thân từ gia đình đại quý tộc, có truyền thống khoa bảng và sáng tạo nghệ thuật. Cha là Nguyễn Nghiễm từng giữ chức Tể tướng. Anh là Nguyễn Khải được chúa Trịnh rất sùng ái, nổi tiếng về thơ nôm. Truyền thống gia đình khiến Nguyễn Du từ nhỏ đã tiếp thu và đặc biệt am hiểu về văn học cổ điển Trung Quốc.

+ Sau này những biến cố chính trị khiến ông phải sống lưu lạc trong dân gian. Ngững nếm trải trong cuộc sống giúp Nguyễn Du chiêm nghiệm và thấm thía về lẽ đời, thân phận con người trong một thời đại loạn lạc, dâu bể. Nó cũng giúp ông có cơ hội thâm nhập và tiếp thu vốn văn hóa, văn học dân gian.

Thiên tài của Nguyễn Du, vì thế, được hình thànhtừ vốn sống , vốn trải nghiệmcuộc sống phong phú và sự kết hợp giữa văn học bác học và văn học dân gian.

II.Tác phẩm:

- Thể loại: truyện nôm- một thể loại tự sự được viết bằng hình thức thơ lục bát. Có hai hình thức truyện nôm: Truyện nôm bình dân và truyện nôm bác học. Truyện Kiều là kết tinh những thành tựu tiêu biểu của cả hai dòng truyện Nôm nói trên.

- Về nội dung: Truyện Kiều có hai giá trị lớn là giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo:

+ Giá trị hiện thực: Truyện Kiều là bức tranh hiện thực về một xã hội bất công, tàn bạo- một xã hội vì tiền mà táng tận lương tâm, chà đạp lên nhân phẩm danh dự của con người- đồng tiền có thể đổi trắng thay đen. Tiêu biểu là: Tú Bà, Mã Giám Sinh, Sở Khanh

+ Giá trị nhân đạo: Truyện Kiều là tiếng nói thương cảm trước số phận bi kịch của con người, tiếng nói lên án, tố cáo những thế lực xấu xa, tiếng nói khẳng định, đề cao tài năng, nhân phẩm và những khát vọng chân chính của con người như: khát vọng về quyền sống, khát vọng tự do, khát vọng tình yêu hạnh phúc

 

doc7 trang | Chia sẻ: minhanh03 | Lượt xem: 1454 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề ôn học sinh giỏi môn Ngữ văn 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ao rực rỡ
+Nghệ thuật tự sự đã có bước phát triển vượt bậc, từ nghệ thuật dẫn chuyện đến nghệ thuật miêu tả thiên nhiên, khắc họa tính cách, miêu tả tâm lí con người
ềKiệt tác Truyện Kiều
Đoạn trích: Chị em Thúy Kiều
I. Nội dung cơ bản:
- Vị trí: nằm ở phần đầu tác phẩm, có chức năng giới thiệu khái quát về nhân vật: ngoại hình- tính cách- số phận.
- Nghệ thuật: Bút pháp cổ điển khi miêu tả vẻ đẹp của các nhân vật lí tưởng: sử dụng các biểu tượng ước lệ, thiên về gợi chứ không miêu tả cụ thể
- Nội dung: Cảm hứng nhân đạo: Trân trọng, ca ngợi vẻ đẹp của con người, đặc biệt là người phụ nữ trong vẻ đẹp tài sắc vẹn toàn.
II.Bài tập:
Bài 1: Đâu là điểm giống nhau trong bút pháp khi Nguyễn Du miêu tả vẻ đẹp của Thúy Vân, Thúy Kiều?
- Thúy Vân và Thúy Kiều là những nhân vật chính diện (Thúy Kiều thậm chí còn là nhân vật lí tưởng) vì thế khi miêu tả vẻ đẹp của hai nhân vật này, Nguyễn Du thường so sánh họ với những hình tượng thiên nhiên: mai, tuyết, trăng, hoa, mây, thu thủy (nước mùa xuân), xuân sơn (núi mùa xuân)
- Những so sánh này khiến cho vẻ đẹp nhân vật hiện lên thiên nhiều về gợi chứ không phải tả thực. Đặc biệt, nó không chỉ miêu tả vẻ đẹp hình thể mà còn khắc họa vẻ đẹp trong phẩm cách tâm hồn của nhân vật.
Bài 2: Điểm khác nhau khi Nguyễn Du miêu tả Thúy Vân, Thúy Kiều là gì?
- Miêu tả Thúy Vân Nguyễn Du nhấn mạnh vào vẻ đẹp “Trang trọng”, tập trung miêu tả ngoại hình:gương mặt, giọng nói, làn da, mái tócềVẻ đẹp quí phái, phúc hậu được cả tạo vật: “mây thua”, tuyết nhường”- báo hiệu một cuộc đời suôn sẻ, may mắn, yên ả.
- Miêu tả Thúy Kiều Nguyễn Du nhấn mạnh vào thuộc tính “sắc sảo mặn mà”.Ngọai hình của Thúy Kiều chỉ được tập trung vào đôi mắt: “làn thu thủy, nét xuân sơn”. Đây là nghệ thuật điểm nhãn nhằm làm bật lên cái thần trong vẻ đẹp của Kiều: thanh thoát (lông mày thanh tú như nét núi mùa xuân) và trong sáng, giàu cảm xúc (đôi mắt đẹp, trong sáng như nước mùa thu). Chỉ một chi tiết nhưng chân dung nhân vật hiện lên rất sống động, có hồn.
ềVẻ đẹp rực rỡ, khác thườngề tạo hóa cũng phải hờn giận đố kị: “hoa ghen”, “liễu hờn” – báo hiệu một cuộc đời nhiều éo le, trắc trở.
Bài 3: Khi giới thiệu tài năng của Kiều, Nguyễn Du nhấn mạnh đến tài năng nào? Vì sao?
- Nhấn mạnh vào tài năng âm nhạc, ông dành 4/12 câu để giới thiệu chi tiết về tài năng này của Kiều: am hiểu âm luật (Cung thương làu bậc ngũ âm), sở trường về “hồ cầm”, nàng tự sáng tác bản nhạc cho riêng mình lấy tên là “bạc mệnh”, khúc nhạc có sức lay động lòng người
ề Giàu cảm xúc, có đời sống nội tâm sâu sắc- tiếng đàn cũng dự báo cuộc đời bạc mệnh của Kiều. Sau này, mỗi khi trong đời Kiều xảy ra những biến cố thì tiếng đàn lại vang lên
 ềTóm lại tiếng đàn của Kiều vừa cho thấy vẻ đẹp tâm hồn, vừa cho thấy tài hoa hơn người nhưng cũng vừa báo hiệu cho cuộc đời oan trái của nàng?
Đoạn trích: Cảnh ngày xuân
I. Nội dung cơ bản:
- Vị trí: đoạn trích nằm sau đoạn tả tài sắc chị em Thúy Kiều. Sau đoạn này là cảnh Kiều viếng mộ Đạm Tiên và gặp gỡ Kim TrọngềCảnh ngày Xuân, vì thế là khung cảnh, là bức tranh nền cho những sự kiện trên.
 - Đoạn trích miêu tả vẻ đẹp của mùa xuân ở thời điểm của tiết Thanh minh- mùa xuân trong vẻ đẹp viên mãn: Vừa có vẻ đẹp của thiên nhiên,vừa có cái đẹp của con người trong các hoạt động lễ- hội. Cái đẹp của thiên nhiên và con người hòa quyện với nhau.
- Đoạn thơ được kết cấu theo trình tự của chuyến du xuân: tả và gợi (đoạn 1); tả cận cảnh (đoạn 2); tả cảnh kết hợp với tâm trạng của nhân vật. Đặc biệt là nghệ thuật sử dụng các từ láy giàu tính chất tạo hình và tính cá thể cao. 
II.Bài tập:
Bài 1: Nguyễn Du đã dùng những màu sắc nào để miêu tả vẻ đẹp của cảnh ngày xuân trong tiết Thanh minh. Em có nhận xét gì về mối quan hệ của các màu sắc này?
- Hai câu thơ dành cho việc miêu tả màu sắc: 
 Cỏ non xanh tận chân trời,
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.
Hai gam màu chủ đạo được tác giả sử dụng: 
+Màu xanh (của cỏ): Cảnh xuân như được nhuộm trong màu xanh đầy sức sống
+Sắc trắng của hoa lê: Gợi vẻ đẹp trong trẻo, tinh khiết.
ề Cảnh sắc mùa xuân trở nên sinh động, sắc nét và rất gợi cảm.
Bài 2: Các từ láy trong 6 câu kết có đặc điểm gì chung?
- Mang nét nghĩa giảm nhẹ: giảm nhẹ trong động tác, chuyển động: tà tà, thơ thẩnh, nao nao
ề Sự sắc nét trong bức tranh phong cảnh cũng được giảm nhẹ, trở nên mơ hồ, thấp thoáng hơn: thanh thanh, nho nhỏ ềTạo sự tương phản với cảnh lễ hội nhộn nhịp, tấp nập trước đó với các từ láy mang nét nghĩa nhấn mạnh: nô nưc, dập dìu, ngổn ngangề Tạo bước đi tinh tế của thời gian: ngày đã đi vào nhịp ngừng nghỉ
- Mang nét nghĩa biểu cảm: những từ láy: tà tà, nao nao, thanh thanh không chỉ miêu tả cảnh sắc thiên nhiên mà còn nhuốm màu tâm trạngề Tất cả đều lắng xuống, chơi vơi, một trạng thái mơ hồ nhưng có thực- đang xâm chiếm, bao trùm, bàng bạc trong lòng người cũng như ngoại cảnh.
	Đoạn trích: Kiều ở lầu Ngưng Bích
I. Nội dung cơ bản:
- Vị trí: nằm ở phần thứ hai: Gia biến và lưu lạc- Tóm tắt (hai biến cố: phải bán mình chuộc cha và bị ép phải làm gái lầu xanh). Cần nắm chắc điều này để cảm nhận hết sự bàng hoàng, cô đơn trong hiện tại cũng như những dự cảm đầy lo âu về một tương lai bất trắc của nhân vật
- Nghệ thuật: + Miêu tả nội tâm nhân vật qua phương thức tả cảnh ngụ tình: Cảnh không đơn thuần là bức tranh thiên nhiên mà còn là bức tranh tâm trạng.
+ Ngôn ngữ độc thoại của nhân vật
- Nội dung: + Nỗi nhớ: cha mẹ, nhớ Kim Trọng – Cũng là nỗi nhớ nhưng biểu hiện khác nhau, không bị trùng lặp
+ Nỗi buồn: chồng chất nhưng mỗi nỗi buồn lại có những sắc thái riêng, tương ứng với nó là sự đa dạng của bức tranh phong cảnh.
II.Bài tập:
Bài 1: Mối quan hệ giữa cái biến đổi và cái lặp lại trong 8 câu kết của đoạn trích?
- Cái biến đổi là trường nhìn- trường nhìn của Kiều hướng về bốn phía
- Cái lặp lại là tâm trạng của con người: “buồn trông”. Chính vì thế khiến cho mọi đối tượng lọt vào tầm mắt của nhân vật dù rất khác biệt: cửa bể, thuyền, hoa, nội cỏ, mặt duềnh nhưng đều nhuốm một nét nghĩa: buồn thảm, trôi dạt, vô định.
- Cái biến đổi như thế là để tô đậm cái lặp lại. ở ngả nào nhân vật cũng phải bắt gặp, phải đối diện với cái buồn. Nỗi buồn vì thế như tràn ra, giăng mãi, tràn ngập trong không gian, trời đất- một nỗi buồn kéo dài không dứt.
Bài 2: Cả đoạn trích chỉ có một âm thanh duy nhất được miêu tả: ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi . Phân tích giá trị nghệ thuật của chi tiết này?
- Đây không phải là âm thanh hiện thực. Nó là âm thanh trong cảm nhận của nhân vật- một âm thanh dữ dằn dội mạnh trong nội tâm nhân vật.
- Âm thanh này xuất hiện ở câu kết của đoạn trích- nó là kết quả từ cảm nhận bơ vơ, cô độc ngày một gia tăng, dồn nẻntong tâm hồn nhân vật. Tiếng sóng “ầm ầm” tô đậm cảm nhận về một không gian xa lạ, đầy bất trắc.
- Âm thanh tiếng sóng áp lại gần, vây bọc lấy nhân vật “kêu quanh ghế ngồi” –Nó như sự báo trước cho những tai họa sẽ ập đến với Kiều- bất ngờ và không thể né tránh. Qủa nhiên ngay sau đó là sự xuất hiện của Sở Khanh và Kiều buộc phải lâm vào cảnh: “Cũng liều mặt phấn cho rồi ngày xanh”
	Đoạn trích: Mã Giám Sinh mua Kiều
I. Nội dung cơ bản:
- Vị trí: Mở đầu quãng đời Gia biến và lưu lạc của nàng Kiều- quyết định bán mình chuộc cha và gia đình.
- Một màn kịch ngắn, với những lớp lang, có kẻ mua, người bán trong một không khí thương mại:
+Kẻ bán: nàng Kiều- món hàng đặc biệt: Câm lặng nhưng đầy tâm trạng-bút pháp ước lệ - lòng nhân đạo của Nguyễn Du.
+Người mua: Mã Giám Sinh -bút pháp tả thực- nhằm bóc trần bản chất xấu xa, đê tiện của y- thái độ phê phán, tố cáo xã hội của Nguyễn Du
II.Bài tập: Phân tích nghệ thuật xây dựng nhân vật của Nguyễn Du trong đoạn thơ sau:
“Hỏi tên, rằng: “Mã Giám Sinh”
Hỏi quê, rằng: “Huyện Lâm Thanh cũng gần.
Quá niên trạc ngoại tứ tuần,
Mày râu nhẵn nhụi áo quần bảnh bao.
Trước thầy sau tớ lao xao,
Nhà băng đưa mối rước vào lầu trang
Ghế trên ngồi tót sỗ sàng.”
- Họ tên, quê quán: Giả dối, mập mờ, không rõ ràng.
- Diện mạo: Tỉa tót, chải chuốt mà lố lăng, trai lơ
- Lời nói cử chỉ hành động: 
+Cộc lốc, nhát gừng, không chủ ngữ.
+Lộn xộn, láo nháo, thiếu đứng đắn.
+Hỗn hào, trơ trẽn, bất lịch sự chẳng còn coi ai ra gì.
Một số bài tập trắc nghiệm
Câu 1: Nhận định nào nói đầy đủ nhất về giá trị nội dung của Truỵện Kiều?
Truyện Kiều có giá trị hiện thực.
Truyện Kiều có giá trị nhân đạo.
Truyện Kiều thể hiện lòng yêu nước.
Cả A và B đều đúng.
Câu 2: Dòng nào nói không đúng về nghệ thuật của Truyện Kiều?
Sử dụng ngôn ngữ dân tộc và thể thơ lục bát một cách điêu luyện.
Trình bày diễn biến sự việc theo chương hồi.
Có nghệ thuật dẫn chuyện hấp dẫn.
Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên tài tình.
Nghệ thuật khắc họa tính cách và miêu tả tâm lí nhân vật sâu sắc.
Câu 3: Câu thơ “Mai cốt cách tuyết tinh thần” nói lên nội dung gì?
Miêu tả vẻ đẹp của cây hoa mai và tuyết trắng.
Gợi tả vẻ đẹp duyên dáng, thanh cao, trong trắng của người thiếu nữ.
Nói lên cốt cách và tinh thần của nhà thơ.
Giới thiệu vẻ đẹp chung của những người phụ nữ trong xã hội cũ.
Câu 4: Theo em vì sao tác giả lại miêu tả vẻ đẹp của Thúy Vân trước, vẻ đẹp của Thúy Kiều?
Vì Thúy Vân không phải là nhân vật chính. 
Vì Thúy Vân đẹp hơn Thúy Kiều.
Vì tác giả muốn làm nổi bật vẻ đẹp của Thúy Kiều.
Vì tác giả muốn đề cao Thúy Vân.
Câu 5: Khi miêu tả vẻ đẹp của Thúy Vân, tác giả không sử dụng phép tu từ nào?
A. Nhân hóa	B. So sánh	C. ẩn dụ	D. Liệt kê.
Câu 6: Câu thơ “Kiều càng sắc sảo mặn mà” nói về vẻ đẹp nào của Thúy Kiều?
A. Nụ cười giọng nói	C. Trí tuệ và tâm hồn.
B. Khuôn mặt và hàm răng	D. Làn da và mái tóc.
Câu 7: Các hình ảnh trong hai câu thơ sau có tính chất gì?
“Làn thu thủy nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh.”
A. Tính cụ thể	C. Tính đa nghĩa.
B. Tính ước lệ	D. Cả A,B,C đều đúng.
Câu 8: Trong câu thơ “Một hai nghiêng nước nghiêng thành” tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?
A. Sử dụng phép so sánh	C. Sử dụng phép hoán dụ.
B. Sử dụng điển tích, điển cố	D. Sử dụng phép ẩn dụ
Câu 9: Cụm từ “nghề riêng” nói về cái tài nào của Thúy Kiều?
A. Tài chơi cờ.	C. Tài đánh 

File đính kèm:

  • docChuyen de on HSG mon Van 9.doc
Giáo án liên quan