Chuyên đề Môn tiếng anh: giúp học sinh vận dụng kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống hàng ngày

I. LÍ DO CHỌN CHUYÊN ĐỀ:

- Tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai sau tiếng mẹ đẻ cho nên không ai phủ nhận Tiếng Anh là một ngoại ngữ thông dụng nhất trên thế giới. Ngày nay, trong thời hội nhập, đất nước ta đã và đang tiếp cận với nhiều nước trên thế giới thì tiếng nước ngoài rất cần thiết cho mỗi chúng ta, đặc biệt là Tiếng Anh.

- Do đó, việc học và dạy Tiếng Anh là một nhu cầu thiết yếu của mỗi người. Mặc dù nó có tầm quan trọng như vậy nhưng thực tế chất lượng học Tiếng Anh của học sinh ở nước ta còn nhiều hạn chế lí do học sinh còn e dè và ngại thực hành nói Tiếng Anh. Vì vậy, để giúp học sinh có thể sử dụng được kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống hàng ngày của các em là một vấn đề mà mỗi người giáo viên phải quan tâm và tìm ra những biện pháp để hấp dẫn các em và đây cũng chính là lí do mà chúng tôi chọn đề tài " Giúp học sinh vận dung kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống hàng ngày"

 

doc4 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 2384 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề Môn tiếng anh: giúp học sinh vận dụng kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống hàng ngày, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD - ĐT MANG THÍT
TRƯỜNG THCS TÂN LONG
Chuyên đề môn Tiếng Anh:
GIÚP HỌC SINH VẬN DỤNG KIẾN THỨC ĐÃ HỌC VÀO THỰC TẾ CUỘC SỐNG HÀNG NGÀY
Năm học: 2013 – 2014
TÂN LONG, NGÀY 20/03/2014
CHUYÊN ĐỀ:
"GIÚP HỌC SINH VẬN DỤNG KIẾN THỨC ĐÃ HỌC VÀO THỰC TẾ CUỘC SỐNG HÀNG NGÀY"
I. LÍ DO CHỌN CHUYÊN ĐỀ:
- Tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai sau tiếng mẹ đẻ cho nên không ai phủ nhận Tiếng Anh là một ngoại ngữ thông dụng nhất trên thế giới. Ngày nay, trong thời hội nhập, đất nước ta đã và đang tiếp cận với nhiều nước trên thế giới thì tiếng nước ngoài rất cần thiết cho mỗi chúng ta, đặc biệt là Tiếng Anh. 
- Do đó, việc học và dạy Tiếng Anh là một nhu cầu thiết yếu của mỗi người. Mặc dù nó có tầm quan trọng như vậy nhưng thực tế chất lượng học Tiếng Anh của học sinh ở nước ta còn nhiều hạn chế lí do học sinh còn e dè và ngại thực hành nói Tiếng Anh. Vì vậy, để giúp học sinh có thể sử dụng được kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống hàng ngày của các em là một vấn đề mà mỗi người giáo viên phải quan tâm và tìm ra những biện pháp để hấp dẫn các em và đây cũng chính là lí do mà chúng tôi chọn đề tài " Giúp học sinh vận dung kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống hàng ngày"
II. NỘI DUNG:
1.Thuận lợi:
- Được sự quan tâm sâu sắc của nhà trường.
- Tập thể giáo viên bộ môn tiếng Anh trẻ, khỏe, nhiệt tình trong công tác.
- Một số học sinh có tinh thần tự học cao.
- Đồ dùng dạy học, tranh ảnh minh họa tương đối tốt và đầy đủ đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh.
2. Khó khăn:
- Do không phải là tiếng mẹ đẻ nên các em không say mê ở môn học này.
- PHHS đầu tư cho các em học tập chưa cao.
- Đa phần các em ở nông thôn nên các em tham gia lao động chân tay sớm nên không có ý thức học tập cao.
Để khắc phục những khó khăn trên và phát huy những thuận lợi đã có nhằm nâng cao trình độ của học sinh chúng tôi có những giải pháp sau:
III. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN:
- Để thành công một tiết dạy ngữ liệu mới giáo viên cần nghiên cứu kĩ nội dung kiến thức, các dạng bài tập. Bên cạnh đó, chúng ta cần lựa chọn những thủ thuật sao cho phù hợp với tình hình thực tế lớp giảng dạy và sau đây là các bước tiến hành: 
1. Warm up:
- Bước này tiến hành khoảng 5 phút, vì đây là bước đầu tiên nhằm làm cho tất cả học sinh hứng thú hướng sự chú ý vào bài học. Chúng ta phải khéo léo sao cho nội dung có liên quan đến trọng tâm bài học và tạo được không khí vui tươi. Một số thủ thuật thường được dùng là: Jumbled words, matching, Kim's game, hangman, guessing game....
2. Presentation:
- Giai đoạn này chiếm khoảng 15 phút
a. Pre-teach vocabulary: Chúng ta nên dạy những từ có tần số sử dụng cao có liên quan trực tiếp đến thông tin chính của bài. Số lượng từ không nên quá nhiều. Một số thủ thuật thường được dùng: visuals, mine, realia, example........
b. Set the scene: Giáo viên sử dụng tranh ảnh, tình huống, tạo ngữ cảnh để lôi cuốn hấp dẫn học sinh vào chủ đề sắp học thông qua các thủ thuật như: dialogue build, map dialogue, picture.......
c. Target language: Giáo viên gợi ý học sinh đưa ra mẫu câu và giáo viên chốt lại mẫu có liên quan đến ngữ liệu mới. Cuối giai đoạn này giáo viên nên kiểm tra lại nghĩa công thức, cách sử dụng ngữ điệu lẫn cách phát âm.
3. PRACTICE:
- Bước này tiến hành khoảng 13 phút, vì đây là bước quan trọng, học sinh tiến hành dưới sự hướng dẫn của giáo viên, những kỹ thuật thường được sử dụng như: picture drill, word cue drill.....
- Trước tiên, giáo viên lướt qua các bức tranh hay từng thẻ từ sau đó tiến hành rèn luyện theo trình tự open pairs/ close pairs như sau:
+ Picture 1/ cue 1 : Giáo viên làm mẫu
+Picture 2/ cue 2: Giáo viên - cả lớp
+Picture 3/ cue 3:Cả lớp- giáo viên
+Picture 4/ cue 4: Nhóm A- nhóm B ( Có thể làm theo hướng ngược lại nhóm B- nhóm A).
+Picture 5/ cue 5: Học sinh A- học sinh B 
Sau khi kiểm tra thực hành lại, chúng ta chuyển sang giai đoạn giúp các em ứng dụng kiến thức đã học vào thực tế.
4. Production:
- Đây là bước quan trọng học sinh có ứng dụng được kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống hay không là do giai đoạn này quyết định. 
- Sau nhiều năm giảng dạy, thực tế cho thấy đây là bước không thể bỏ qua nếu chúng ta muốn học sinh của chúng ta giỏi hơn, yêu thích môn học hơn. Vì thế, tập thể giáo viên trường tôi dành ra khoảng 10 phút thậm chí 12 phút để thực hiện giảng dạy cho bước này. Có thể quí thầy cô thấy hơi nhiều, không phù hợp nhưng thầy cô thử áp dung thì sẽ thấy sự cải thiện rõ rệt về sức học của học sinh. Qua giai đoạn này các em có thể thực hành, tái hiện lại những gì đã học vào thực tế cuộc sống giúp các em tự tin sử dụng ngôn ngữ phát triển kĩ năng nói viết Tiếng Anh. Những thủ thuật mà chúng tôi áp dụng giảng dạy như: Map dialogue, lucky number, discussion, survey, interview,....
Giáo viên mở rộng thực hành thực tế có liên quan đến cuộc sống càng nhiều học sinh càng thích học hơn.
5. Homework: Thời gian còn lại giáo viên giúp học sinh có thói quen tự học tự chuẩn bị bài ở nhà.
Tóm lại, năm bước dạy ngữ liệu có liên quan mật thiết với nhau, tùy tình hình thực tế của trường lớp mà chúng ta chia thời gian thực hiện sao cho phù hợp.
Chuyên đề của chúng tôi được minh họa qua hai tiết dạy ở khối lớp 6:
+ Unit 14: A123
+ Unit 14: B123
IV. KẾT QUẢ:
- Qua thực tế giảng dạy các em học sinh học tiếng Anh ngày càng tự tin hơn, yêu thích học tiếng Anh hơn, thực hành nói lưu loát hơn và chất lượng giáo dục bộ môn ngày càng được cải thiện. 
- Chuyên đề này áp dụng được hầu hết các tiết dạy ngữ liệu mới của cả 4 khối lớp và chuyên đề này có thể ứng dụng vào các môn học khác.
V. KIẾN NGHỊ:
Vì phần production là phần hoàn toàn sáng tạo của giáo viên khi soạn giáo án vì thế trong quá trình soạn giảng giáo viên cần đầu tư thời gian nhiều hơn cho hoạt động này và thiết kế các hoạt động sao cho phù hợp với chủ đề của bài học phù hợp với trình độ của học sinh.
Do điều kiện thời gian và khả năng còn hạn chế nên chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong quí thầy cô và các bạn đồng nghiệp đóng góp ý kiến nhiệt tình để chuyên đề của trường chúng tôi càng được hoàn thiện hơn. 
Xin chân thành cám ơn./.
 	 Tân Long, ngày 06 tháng 3 năm 2014.
	Duyệt của tổ	 	 THỰC HIỆN
 Nguyễn Thái Bình	`	NHÓM TIẾNG ANH 
 Duyệt của BGH
	P.HT
	Phạm Phú Quốc

File đính kèm:

  • docChuyen de Anh van.doc
Giáo án liên quan