Chuyên đề Luyện thi Đại học môn Sinh học Lớp 12: Công thức "nấu" một bài toán lai thường gặp

Nguyên liệu đầu vào là các số liệu mà phép lai cho, có thể ở dạng số liệu chính xác (305, 41.), tỉ lệ (9:6, .), phần trăm (45%, 5%.) Nhưng xử lý cái gì? Bạn phải xét xem có bao nhiêu tính trạng đang được đề cập đến trong bài, có thể 1, 2, 3. thường gặp nhất là 2. Và cũng như khi xử lý các nguyên liệu nấu ăn, bạn phải xử lý từng thứ một, tức là từng tính trạng một. Với những tính trạng riêng rẽ này, bạn phải suy được:

1. Tính trạng do 1 hay 2 gen quy định? và xác định kiểu gen tương ứng của cơ thể lai: tùy vào số tổ hợp ở đời con của từng phép lai và tính trội lặn hoàn toàn hay không hoàn toàn ở thế hệ lai:

+ Phép lai hai cá thể dị hợp (thường là cho F1 giao phối với nhau) cho số tổ hợp không quá 4 thì thường do 1 gen quy định; số tổ hợp hơn 4 nhưng không quá 16 thường do 2 gen quy định.

* Ví dụ như lai F1 dị hợp được F2 phân ly tỉ lệ 11:2:2:1 (tổng có 16 tổ hợp) thì chắc chắn không phải là 1 gen quy định

+ Phép lai phân tích F1: nếu cho số tổ hợp không quá 4 nhưng không phải 1:1, lúc này lại do 2 gen quy định.

* Ví dụ như lai phân tích được 3 đỏ: 1 xanh (4 tổ hợp) thì cũng chắc chắn không phải là 1 gen.

+ Lai với 1 cá thể bất kì: số tổ hợp tối đa khi lai hai cá thể dị hợp với nhau, từ đó có thể loại trừ các khả năng không đúng.

 

doc3 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 461 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề Luyện thi Đại học môn Sinh học Lớp 12: Công thức "nấu" một bài toán lai thường gặp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuyên đề 8: Công thức "nấu" một bài toán lai thường gặp
A. Sơ chế:
Nguyên liệu đầu vào là các số liệu mà phép lai cho, có thể ở dạng số liệu chính xác (305, 41...), tỉ lệ (9:6, ...), phần trăm (45%, 5%...) Nhưng xử lý cái gì? Bạn phải xét xem có bao nhiêu tính trạng đang được đề cập đến trong bài, có thể 1, 2, 3.. thường gặp nhất là 2. Và cũng như khi xử lý các nguyên liệu nấu ăn, bạn phải xử lý từng thứ một, tức là từng tính trạng một. Với những tính trạng riêng rẽ này, bạn phải suy được:
1. Tính trạng do 1 hay 2 gen quy định? và xác định kiểu gen tương ứng của cơ thể lai: tùy vào số tổ hợp ở đời con của từng phép lai và tính trội lặn hoàn toàn hay không hoàn toàn ở thế hệ lai:
+ Phép lai hai cá thể dị hợp (thường là cho F1 giao phối với nhau) cho số tổ hợp không quá 4 thì thường do 1 gen quy định; số tổ hợp hơn 4 nhưng không quá 16 thường do 2 gen quy định...
* Ví dụ như lai F1 dị hợp được F2 phân ly tỉ lệ 11:2:2:1 (tổng có 16 tổ hợp) thì chắc chắn không phải là 1 gen quy định
+ Phép lai phân tích F1: nếu cho số tổ hợp không quá 4 nhưng không phải 1:1, lúc này lại do 2 gen quy định...
* Ví dụ như lai phân tích được 3 đỏ: 1 xanh (4 tổ hợp) thì cũng chắc chắn không phải là 1 gen.
+ Lai với 1 cá thể bất kì: số tổ hợp tối đa khi lai hai cá thể dị hợp với nhau, từ đó có thể loại trừ các khả năng không đúng.
*VD khi lai hai cá thể bất kì về tính trạng A mà cho con tới 8 tổ hợp thì chắc chắn tính trạng do 2 gen quy định, trong đó 1 cá thể dị hợp cả 2 gen, 1 cá thể dị hợp 1 gen (thường là dị hợp và đồng hợp lặn gen còn lại)...
2. Gen này có gây chết không: Dấu hiệu của kiểu này là số tổ hợp ở đời con không chẵn, có thể là 3, 7,.. thay vì 4, 8... Đây là 1 dấu hiệu ít gặp nhưng vẫn phải nghĩ đến. Nếu đời con phân ly tỉ lệ đặc biệt  VD 2:1 thì gần như có thể chắc chắn là gen gây chết, và thường là gây chết ở trạng thái đồng hợp trội.
3.Sự di truyền của tính trạng có liên quan đến giới tính hay gen trong tế bào chất hay không?
+ Nếu phép lai thuận nghịch cho kết quả khác nhau thì tính trạng hoặc chịu ảnh hưởng của gen tế bào chất, hoặc chịu ảnh hưởng của giới tính. 
Thông thường, nếu do gen trong tế bào chất thì ở đời con không có sự phân ly theo giới tính, sự khác nhau duy nhất là từ vai trò của bố mẹ đời đầu.
Ví dụ đơn giản là phép lai thuận nghịch bố xanh x mẹ đỏ -> con đỏ; bố đỏ x mẹ xanh -> con xanh => gen TBC. Đương nhiên là không có sự phân tính ở đời con.
Khi sự phân ly có khác nhau ở hai giới, cần đặt giả thuyết là gen nằm trên NST giới tính (vùng tương đồng hoặc không tương đồng), gen phụ thuộc giới tính hoặc chịu ảnh hưởng của giới tính... Nghĩa là có sự tham gia của NST giới tính!
+ Nếu không có phép lai thuận nghịch, sự phân ly tính trạng có khác nhau ở hai giới thì chắc chắn có liên quan đến giới tính. Nếu tính trạng do 2 gen quy định thì có thể 1 trong 2 gen đó nằm trên NST giới tính...
Lưu ý: Những trường hợp liên quan tới NST giới tính thường gặp:
a. Gen trên vùng không tương đồng của NST Y (viết đơn giản là gen trên Y)
Đây là trường hợp ít gặp, và cũng dễ nhận dạng do nó chỉ truyền từ XY sang XY (di truyền thẳng). Bài tập hay gặp là trong phả hệ, khi ông nội truyền cho tất cả con trai, cháu nội là con trai tương ứng. Tuy nhiên phải lưu ý vì ngoài gen trên Y vẫn có thể có khả năng khác xảy ra.
b. Gen trên vùng không tương đồng của NST X (viết đơn giản là gen trên X)
Đây là trường hợp hay gặp, chiếm đa số. Và thậm chí có thể chắc chắn là thi ĐH và TN sẽ gặp phải. Để làm bài này chính xác tốt nhất bạn nên viết sơ đồ lai tương ứng. Khi đã tiếp xúc nhiều, bạn sẽ nhận dạng bài toán nhanh hơn.
c. Gen trên vùng tương đồng của X và Y
Trường hợp này cũng rất hiếm gặp và là khả năng cuối cùng khi giả thuyết gen trên X không thỏa mãn đề bài.
d. Ngoài ra còn có dạng tính trạng chịu ảnh hưởng bởi giới tính. VD gen hói đầu là trội A. tuy nhiên ở người phụ nữ, kiểu hình  Aa không biểu hiện hói, còn nam biểu hiện. Đó là lý do tại sao nữ hói ít hơn nam.
Một điều phải cực kì thận trọng đó là bộ NST giới tính của loài đang xét.
Nhóm loài sinh vật
Giới cái
Giới đực
Người, thú, ruồi giấm, cây gai, cây chua me
XX
XY
Chim, bướm, bò sát, lưỡng cư, đa số các loài cá, cây dâu tây
XY
XX
Bọ xít, châu chấu, rệp
XX
XO
Bọ nhạy
XO
XX
B. Chế biến - phối hợp:
Khi xử lý xong nguyên liệu, cái nào ra cái nấy, tức là sự di truyền của từng tính trạng là thông suốt, việc cần làm là phối hợp để tìm ra mối quan hệ giữa chúng với nhau.
1. Đầu tiên là nhân thử các tính trạng, xem mối quan hệ giữa chúng là gì. 
*VD: hai tính trạng (1) có tỉ lệ 3:1 và (2) có tỉ lệ 1:1. Nếu là phân ly độc lập thì tỉ lệ hai tính trạng phải là 3:3:1:1 Nếu không phải, phải nghĩ đến việc các gen này có sự di truyền liên kết với nhau.
- Nếu là liên kết hoàn toàn, sẽ có hiện tượng cặp tính trạng luôn đi với nhau, và số tổ hợp ở đời con (của 2 tính trạng) luôn rất hạn chế (ý nghĩa của liên kết hoàn toàn là giảm số biến dị tổ hợp, giúp các nhóm gen luôn di truyền với nhau). Nhưng nếu chúng cho ra nhiều loại tổ hợp nhưng tỉ lệ không giống phân ly độc lập thì nguyên nhân là do xảy ra hoán vị gen.
2. Xác định tần số hoán vị gen - nếu có.
- Hoán vị gen đơn giản nhất là khi 1 gen quy định 1 tính trạng, khi đó, ta thường lưu ý đến tỉ lệ giao tử mang 2 alen lặn ab. Nếu tỉ lệ này lớn hơn 25% thì sẽ là liên kết đồng, tức là dạng , còn nếu nhỏ hơn 25% thì thường là liên kết đối, tức là dạng .  Xác định được điều này giúp chúng ta xác định tỉ lệ hoán vị gen dễ dàng hơn.
- Hoán vị gen phức tạp hơn đó là 1 gen quy định 1 tính trạng nhưng tính trạng còn lại do hai gen quy định, tương tác với nhau theo 1 cách nào đó (mà ta đã biết nhờ khâu sơ chế phía trên!). Khi đó, cách "nhanh" nhất và cũng là đúng nhất đó là ngồi thử! Thường cũng chỉ phưc tạp đến độ vừa có di truyền độc lập, vừa có hoán vị gen. Còn khó hơn, 1 là ít gặp, 2 là thường ở mức HSG, ít liên quan đến thi tốt nghiệp và đại học.
- Cũng cần lưu ý đến tần số hoán vị gen khác nhau ở hai giới. Điều này ít gặp ở các loài thông thường, chỉ cần lưu ý khi đề bài nói đến. Nhưng có 1 loài mà ta cần thận trọng đó là ruồi giấm. Khi nhắc đến loài này trong bài mà lại có sự hoán vị gen, phải định hướng trong đầu là hoán vị chỉ xảy ra ở con cái (cái này có nêu trong sgk nên khả năng động đến là rất cao).
C. Nếm và nêm gia vị.
Đây là 1 khâu rất thú vị khi thưởng thức thành quả! Tên gọi thông thường của khâu này là quy ước gen và lập sơ đồ lai (thường việc quy ước gen phải bắt đầu từ trên đối với bài toán rắc rối). Theo đúng những gì đã làm, viết sơ đồ lai. Có thể bạn chỉ suy luận được đến vậy, còn có nhiều khả năng xảy ra. Khi đó bạn cần làm ra nháp trước, để xem khả năng nào đúng thì mới viết vào bài làm, còn lại có thể loại đi. Khâu này cần khả năng tốc kí.
Nhưng nếu khi nếm thấy không vừa miệng, tức là không giống với những gì đề ra. Khi này phải thống kê lại từ đầu xem mình thiếu sót những gì, khâu nào, tính toán lại cẩn thận. Đặc biệt đừng cuống rồi đổ hết nồi thức ăn đi nhé!
D. Bí quyết cho món ăn nhanh và ăn tiệc.
- Ăn nhanh được hiểu là thi trắc nghiệm. Khi đó, bài không khó, thường chỉ dừng lại ở nửa bước thứ hai là hoàn thiện. Quy luật di truyền chi phối không phức tạp, thường chỉ động đến 2 quy luật là nhiều. Có 1 bài toán dạng cho hai con kiểu gen xác định, VD AABbCcdd x AabbCCDd và xác định sự phân ly ở đời con. Quy luật ở đây là phân ly độc lập của các tính trạng, chỉ cần xét sự phân ly riêng rẽ và nhân chúng lại với nhau là xong.
1 mẹo nhỏ đó là nếu liên kết đối, dạng x  và ở ruồi giấm (hoán vị gen chỉ xảy ra ở 1 giới là giới cái) thì dù tần số hoán vị gen là bao nhiêu đi nữa, sự phân ly ở đời con luôn là 1A-bb: 2A-B-: 1aaB- (không tin thử lại coi!)
- Ăn tiệc, nghĩa là thi tự luận (dù không nhiều). Theo kinh nghiệm bản thân thì việc tìm ra quy luật di truyền chi phối quan trọng hơn rất nhiều so với việc viết đúng sơ đồ lai (nhưng đừng bỏ bước này đi nhé) Do vậy đừng quá lo việc viết sơ đồ lai. Hãy trình bày cẩn thận rõ ràng những bước tìm ra quy luật di truyền để người chấm dễ nhận ra (và không để ý những phần sai sót quá mức), cuối cùng viết sơ đồ lai coi như tổng kết.
Chúc các bạn ngon miệng!

File đính kèm:

  • docBikip giai bai toan lai thuong gap.doc