Chuyên đề hoá học năm học 2010-2011 sử dụng đồ dùng trực quan trong giảng dạy môn hoá học ở trường trung học cơ sở
- Trong quá trình dạy học trên lớp, ở bất kỳ môn học nào, từ trước tới nay đều có sử dụng phương pháp trực quan để giúp cho học sinh hiểu bài một cách dễ dàng hơn, năm vững, hiểu sâu kiến thức theo quy luật của tư duy là: Từ trức quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượng trở về với thực tiễn.
- Trong phong trào đổi mới phương pháp dạy học hiện nay, đặc biệt với chủ đề “Dạy học tích cực”, “Lấy học sinh làm trung tâm”, phát huy tính tích cực chủ động của người học thì việc sử dụng các dụng cụ trực quan, thông qua việc quan sát các hình ảnh, thí nghiệm, tự làm thí nghiệm để rút ra kết luận, khám phá những điều chưa biết là công việc càng cần thiết.
TRƯỜNG THCS TRẦN CAO VÂN Tổ Lý – Hoá CHUYÊN ĐỀ HOÁ HỌC NĂM HỌC 2010-2011 SỬ DỤNG ĐỒ DÙNG TRỰC QUAN TRONG GIẢNG DẠY MÔN HOÁ HỌC Ở TRƯỜNG THCS A/ ĐẶT VẤN ĐỀ Trong quá trình dạy học trên lớp, ở bất kỳ môn học nào, từ trước tới nay đều có sử dụng phương pháp trực quan để giúp cho học sinh hiểu bài một cách dễ dàng hơn, năm vững, hiểu sâu kiến thức theo quy luật của tư duy là: Từ trức quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượng trở về với thực tiễn. Trong phong trào đổi mới phương pháp dạy học hiện nay, đặc biệt với chủ đề “Dạy học tích cực”, “Lấy học sinh làm trung tâm”, phát huy tính tích cực chủ động của người học thì việc sử dụng các dụng cụ trực quan, thông qua việc quan sát các hình ảnh, thí nghiệm, tự làm thí nghiệm để rút ra kết luận, khám phá những điều chưa biết là công việc càng cần thiết. Hoá học là môn khoa học thực nghiệm nên trong việc dạy và học môn Hoá học học sinh phải được trực tiếp làm hoặc quan sát giáo viên tiến hành các thí nghiệm tại lớp, từ đó rút ra các tính chất, các kết luận về các chất, về những phản ứng đặc trưng hay những ứng dụng rộng rãi của các chất, các hợp chất trong thực tế. Kiến thức học sinh tiếp thu được sẽ vô cùng vững chắc, đồng thời thấy rõ hơn mối liên hệ giữa mạch kiến thức qua nhiều bài hoặc giữa các đơn vị kiến thức trong bài. Cũng qua quan sát, tự thực hiện thí nghiệm mà rèn luyện cho HS các kỹ năng cơ bản, gắn học với hành, các em càng hứng thú hơn, yêu thích hơn trong việc học tập bộ môn. Chính vì vậy việc sử dụng đồ dùng trực quan trong giảng dạy môn Hoá Học ở THCS hiện nay là vấn đề cấp thiết. Thực tế hiện nạy tại trường chúng tôi cũng như nhiều trường khác, số lượng các đồ dùng trực quan đã cung cấp tương đối đủ, có các phòng bộ môn cùng các dụng cụ, hoá chất đủ để tiến hành các thí nghiệm cùng với hệ thống máy tính và đèn chiéu projector nên rất thuận lợi cho guáo viên sử dụng. Tuy nhiên vì nhièu lý do, trong đó có việc chưa thấy rõ tầm quan trọng, cách thức thực hiện hoặc ngại khó nên việc sử dụng đồ dùng trực quan trong giảng dạy môn Hoá học chưa thật tốt. B/ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: Đồ dùng trực quan hiểu một cách đơn giản là những tranh ảnh, dụng cụ, hoá chất, quá trình biến đổi của các chất khĩ xảy ra phản ứng hoá học mà từ đó học sinh quan sát, nhận biết, rút ra kiến thức mới, hình thành những kỹ năng mới. Như vậy đồ dùng trực quan sẽ bao gồm: Những tranh ảnh: Lò luyện thép, cánh đồng muối ... Những mẫu vật: các chất, các dụng cụ thí nghiệm Những sơ đồ : Sơ đồ chuyển hoá; sơ đồ quy trình sản xuất ... Những mô hình: Mô hình cấu tạo phân tử Những thí nghiệm do giáo viên làm hoặc học sinh làm.. Trong thực tế giảng dạy chúng tôi đã thường xuyên sử dụng các dụng cụ trực quan,vận dụng chó các bài học. Xin giới thiệu một số biện pháp sử dụng. 1/ Tranh ảnh, sơ đồ, mô hình: là loại đồ dùng đơn giản nhất, đây là những hình có sẵn được in thành tranh trong kho thiết bị hoặc do giáo viên tự vẽ lại. Khi giảng dạy, giáo viên kết hợp việc mô tả của mình với chỉ minh hoạ trên tranh. Loại này sử dụng đơn giản, dễ làm, có thể sử dụng rộng rãi trong mọi điều kiện nhưng hiệu quả không cao.Ví dụ: ......... * Mô hình tượng trưng cho mẫu kim loại, mẫu khí Hiđrô, khí Oxi (Hoá 8) * Sơ đồ tượng trưng cho phản ứng hoá học giữa khí Hiđrô và khí Oxi tạc ra nước (Hoá 8) * Thí nghiệm xác định thành phần của không khí (Hoá 8) * Tranh phân huỷ nước bằnh dòng điện, tổng hợp nước bằng dòng điện ( Hoá 8) * Tranh Natri cháy trong khí Clo ( Hoá 9) * Sơ đồ bể điện phân Nhôm Oxit nóng chảy ( Hoá 9) * Sơ đồ lò luyện gang ( Hoá 9) * Tranh Hiđrrô cháy trong khí Clo ( Hoá 9) * Tranh điều chế khí Clo ( Hoá 9) * Sơ đồ thùng điện phân dung dịch NaCl để điều chế khí Clo ( Hoá 9) * Sơ đồ lò quay sản xuất Clanhke (Hoá 9). Hiện nay, nhờ những ứng dụng của công nghệ thông tin và các phần mềm hỗ trợ, chúng ta có thể chuyển những tranh tĩnh sang tranh động hoặc trình chiếu thay cho mang tranh giấy lên lớp sử dụng các hiệu ứng chuyển động và kỹ thuật trình chiếu trên phần mềm Powerpoint, Violet. Sử dụng loại tranh này sẽ hấp dẫn hơn đối với học sinh, hiệu quả cao hơn, có thể kết hợp để thiết kế trên các slide của bài giảng điện tử. Tuy nhiên hình vẽ này đòi hỏi giáo viên phải tốn nhiều công, biết cách làm và phải có sự hỗ trợ của thiết bị điện tử. Ví dụ: ........... * Thí nghiệm Natri cháy trong khí Clo( Hoá 9) * Thí nghiệm Hiđrrô cháy trong khí Clo( Hoá 9) * Thí nghiệm Natri tác dụng với H2O( Hoá 9) * Thí nghiệm CO khử CuO( Hoá 9) * Thí nghiệm CO2 phản ứng với H2O( Hoá 9) * Thí nghiệm phản ứng cháy của Mêtan( Hoá 9) * Thí nghiệm Êty len tác dụng với dd Brôm ( Hoá 9) 2/ Những thí nghiệm: Đây là loại trực quan quan trọng nhất trong dạy học môn Hoá học. với loại này chúng tôi chia làm hai loại: Loại do giáo viên làm và loại do học sinh làm Những thí nghiệm do giáo viên làm: Loại thí nghiệm thật: Trong quá trình dạy, giáo viên trực tiếp làm thí nghiệm cho học sinh quan sát, nhận xét hoặc làm bản tường trình theo yêu cầu. Sau khi HS nhận biết các hiện tượng, GV giải thích, viết các phương trình hoá học đã xảy ra. Khi tiến hành làm thí nghiệm, giáo viên vừa làm, vừa giới thiệu dụng cụ, hóa chất cách đặt dụng cụ, cách cho hoá chất vào dụng cụ để HS nắm được và có thể làm theo. * Loại thí nghiệm ảo Trong một số trường hợp do thiếu hoá chất, do độc hại, nguy hiểm, giáo viên sử dụng các thí nghiệm ảo để thay thế. Các thí nghiệm này chủ yếu được lấy từ chương trình Preteching mà các trường đã mua và cài đặt trong máy tính. Loại này có hiệu quả cao, hấp dẫn đói với học sinh và cũng rất dễ thực hiện với sự hỗ trợ của các thiết bị điện tử. Các Video clip có thể được sử dụng độc lập như là một loại đồ dùng trong những tiết học bình thường hoặc có thể chèn vào các slide, cho chạy kèm theo trong các bài giảng bằng giáo án điện tử. Điểm hạn chế trong việc sử dụng loại thí nghiệm này là phải có thiết bị và có điện. Ví dụ: ...... * Các thí nghiệm kim loại tác dụng với muối, Axit tác dụng với muối, Kiềm tác dụng với muối ( Hoá 9) * Các thí nghiệm điều chế Hđrô, điều chế Oxi .... ( Hoá 8) b- Những thí nghiệm do học sinh làm: Những thí nghiệm này được thực hiện khi dạy học tại phòng bộ môn, hoặc trong các tiết thực hành. Giáo viên chia HS thành từng tổ (nhóm) hướng dẫn cách tiến hành, yêu gầu HS làm, quan sát, viết tường trình và rút ra kết luận. Cách này làm cho học sinh hào hứng hơn vì được chứng kiến tận mắt, tự tay tạo ra sản phảm và do đó, kiến thức sẽ được nhớ lâu, rèn được các kỹ năng, thao tác cần có cho việc học tập, nghiên cứu khoa học sau này. Sử dụng đồ dùng trực quan bằng cách này giáo viên cần chú ý hướng dẫn tỉ mỉ, nhắc nhở các em làm đúng thao tác, đúng quy trình, cẩn thận để tránh làm đổ vỡ, gây tai nạn. Ví dụ: ... 3/ Một số vấn đề càn lưu ý: Lựa chọn đồ dùng phù hợp cho từng loại bài. Những tranh ảnh, sơ đồ, biểu đố nên đơn giản, nhièu màu sác để các em dễ quan sát, phân biệt các đối tượng được trình bày. Đặt các tranh ảnh, màn hình sao cho tất cả mọi học sinh dễ thấy nhất. Chú ý tư thế, vị trí đứng của giáo viên trong quá trình giảng sao cho không ảnh hưởng đến việc quan sát của học sinh. Với các thí nghiệm cho học sinh tự làm, giáo viên nên cảnh báo trước kết quả để khỏi gây tâm lý dợ hãi cho học sinh. C/ KẾT LUẬN: Sử dụng đồ dùng trực quan là một yêu cầu bắt buộc cho hầu hết các tiết dạy của môn Hoá học. Nó không chỉ thực hiện đúng nguyên lý giáo dục của Đảng: Học đi đôi với hành, giúp học sinh nâng cao trình độ về lý thuyết mà còn rèn cho các em những kỹ năng quan trọng, những đức tính cần thiết, lòng say mề nghiên cứu, khám phá, tác phong làm việc khoa học- Những yếu tố quan trọng nhất của người làm công tác khoa học và của người lao động trong tương lai. Nam phước ngày 16 tháng 10 năm 2010 Nhóm Hoá trường THCS Trần Cao Vân
File đính kèm:
- Chuyen de Hoa 20102011.doc