Chuyên đề Hiđrocacbon thơm

I. PHẦN TỰ LUẬN

Bài 1: Viết công thức cấu tạo và gọi tên các đồng phân hiđrocacbon thơm có công thức phân tử C8H10; C9H12.

Bài 2: Viết công thức cấu tạo các hiđrocacbon có công thức cấu tạo sau:

a, 3-etyl-1-isopropylbenzen b, 1,2-đibenzyleten

c, 2-phenylbutan d, điphenylmetan

Bài 3: Viết các phương trình hoá học xảy ra khi cho isopropylbenzen lần lượt tác dụng với các chất sau:

a, Br2/ánh sáng b, Br2/Fe

c, H2/Ni, t0 d, dung dịch KMnO4, to.

Bài 4: Viết phương trình hoá học (nếu có) khi cho stiren lần lượt tác dụng với các chất sau: dung dịch brom, dung dịch KMnO4 loãng, đậm đặc đun nóng, H2(xúc tác Pb ở 250C), đồng trùng hợp với butađien.

Bài 5: Từ axetilen viết phuơng trình hoá học điều chế stiren.

Bài 6: Chất hữu cơ A có công thức phân tử C9H8. A có khả năng làm mất màu dung dịch Br2, tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 và tác dụng với dung dịch KMnO4 đun nóng được axit benzoic. Xác định công thức cấu tạo và gọi tên A. Viết các phương trình hoá học minh hoạ.

Bài 7: Từ toluen viết phương trình hoá học tạo thành:

a, metylxiclohexan b, axit m-nitrobenzoic c, axit- nitrobenzoic

Bài 8: Viết phương trình hóa học của phản ứng:

a, Isopropylbenzen + Br2/Fe

b, Propylbenzen + KMnO4

 

doc3 trang | Chia sẻ: giathuc10 | Lượt xem: 3301 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề Hiđrocacbon thơm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 CHUYÊN ĐỀ: HIĐROCACBON THƠM
I. PHẦN TỰ LUẬN 
Bài 1: Viết công thức cấu tạo và gọi tên các đồng phân hiđrocacbon thơm có công thức phân tử C8H10; C9H12.
Bài 2: Viết công thức cấu tạo các hiđrocacbon có công thức cấu tạo sau:
a, 3-etyl-1-isopropylbenzen b, 1,2-đibenzyleten
c, 2-phenylbutan d, điphenylmetan
Bài 3: Viết các phương trình hoá học xảy ra khi cho isopropylbenzen lần lượt tác dụng với các chất sau:
a, Br2/ánh sáng b, Br2/Fe
c, H2/Ni, t0 d, dung dịch KMnO4, to.
Bài 4: Viết phương trình hoá học (nếu có) khi cho stiren lần lượt tác dụng với các chất sau: dung dịch brom, dung dịch KMnO4 loãng, đậm đặc đun nóng, H2(xúc tác Pb ở 250C), đồng trùng hợp với butađien.
Bài 5: Từ axetilen viết phuơng trình hoá học điều chế stiren.
Bài 6: Chất hữu cơ A có công thức phân tử C9H8. A có khả năng làm mất màu dung dịch Br2, tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 và tác dụng với dung dịch KMnO4 đun nóng được axit benzoic. Xác định công thức cấu tạo và gọi tên A. Viết các phương trình hoá học minh hoạ.
Bài 7: Từ toluen viết phương trình hoá học tạo thành:
a, metylxiclohexan b, axit m-nitrobenzoic c, axit- nitrobenzoic
Bài 8: Viết phương trình hóa học của phản ứng: 
a, Isopropylbenzen + Br2/Fe
b, Propylbenzen + KMnO4
Bài 9: Bằng phương pháp hoá học hãy phân biệt các chất lỏng : stiren, phenylaxetilen, toluen, bezen
Bài 10: Cho 3 chất : benzen, toluen và stiren 
a, Nêu cách nhận ra các lọ mất nhãn đựng từng chất riêng biệt.
b, tinh chế benzen có lẫn một lượng nhỏ toluen và stiren.
C, Tách stiren ra khỏi hỗn hợp với toluen và benzen.
Bài 11: Đốt cháy hoàn toàn 2,9 gam hỗn hợp 2 hidrocacbon đồng dẳng lien tiếp X và Y thu được 4,928 lít CO2 (đktc). Hơi của 7,25 gam hỗn hợp này chiếm thể tích của 2,4 gam khí oxi (đo ở cùng điều kiện to, p)
A, Xác định công thức phân tử và % khối lượng từng chất trong hỗn hợp.
B, Viết công thức cấu tạo và gọi tên các chất có thể có. Biết X không làm mất màu nước Brom
C, Xác định công thức cấu tạo đúng của Y, biết khi Y tác dụng với dd KMnO4 đun nóng thu được axit benzoic.
D, Từ benzen viết phương trình hoá học điều chế Y theo 2 cách. Cho biết cách nào thuận lợi hơn.
Bài 12(7.1) Hiđrocacbon X tác dụng với nước brom dư tạo thành dẫn xuất tetrabrom chứa 75,8% brom về khối lượng. Còn khi cộng với brom theo tỉ lệ mol 1:1 thì thu được một cặp đồng phân cis-trans.
1. Xác định công thức phân tử và công thức cấu tạo của X
2. Viết các phương trình phản ứng khi cho X tác dụng với :
a. Dung dịch KMnO4 trong H2SO4 loãng.
b. Hiđrat hoá trong môi trường H2SO4 lõang.
Bài 13(7.2): A, B là hai hiđrocacbon có cùng CTPT . Đốt cháy hoàn toàn một ít chất A thu được CO2 và hơi H2O theo tỉ lệ thể tích là 5:2. Cho m gam chất A bay hơi thì thu được một thể tich hơi bằng ¼ thể tích của m gam khí O2(đo ở cùng điều kiện). Xác đinh CTCT của A và B biết A tác dụng với dung dịch brom theo tỉ lệ 1:3, B không tác dụng với dung dịch brom.
Bài 14(7.4): Có một hợp chất hữu cơ A chỉ chứa hai nguyên tố, A có phân tử khối 150< MA< 170. Đốt cháy hoàn toàn m gam A sinh ra m gam H2O. A không làm mất màu nước brom cũng không tác dụng với brom khi có mặt bột sắt, nhưng lại phản ứng với brom khi chiếu sángtạo thành một dẫn xuất monobrom duy nhất.
Đun nóng A với một lượng dư dung dịch KMnO4, rồi axit hoá bằng axit HCl.
a. Xác định công thức đơn giản nhất và công thức phân tử của A
b. Xác đinh công thức cấu tạo của A, viết các phương trình phản ứng
c. Nêu phương pháp điều chế A xuất phát tùe khí thiên nhiên và các chất vô cơ cần thiết.
Bài 15 (7.6): Đốt cháy hoàn toàn một hiđrocacbon A, tỉ lệ mol của CO2 và H2O tạo thành sau phản ứng là 9:4. Khi hoá hơi 116 gam A thì thể tích hơi chiếm 22,4 lit nếu quy về điều kiện tiêu chuẩn. Mặt khác A tác dụng với dung dịch Brom theo tỉ lệ 1: 2 về số mol, tạo kết tủa khi tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 và khi oxi hoá A bằng dung dịch KMnO4 trong H2SO4 loãng thì tạo được axit thơm chứa 26,23% oxi về khối lượng. Tìm CTPT, CTCT. Víêt phương trình phản ứng
Bài 16(7.8): Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol hỗn hỡp gồm ba hiđrocacbon đồng phân A, B, C không làm mất màu dung dịch brom. Hấp thụ toàn bộ sản phẩm vào 575 ml dung dịch Ca(OH)2 2M, thu được kết tủa và khối lượng dung dịch tăng thêm 50,8 gam, cho Ba(OH)2 dư vào dung dịch thu được, kết tủa lại tăng thêm , tổng khối lượng kết tủa của hai lần là 243,05 gam.
a. Xác định CTPT của ba hiđrocacbon 
b. Xác định CTCT của A, B, C biết:
- Khi đun nóng với dung dịch KMnO4 dư trong H2SO4 loãng A và B cho cùng sản phẩm C9H6O6; C cho sản phẩm C8H6O4.
- KHi đun nóng với brom có mặt bột sắt A chỉ cho một sản phẩm monobrom. Còn B, C mỗi chất cho hai sản phẩm monobrom.
c. Viết phương trình phản ứng ở câu b
II. PHẦN TRẮC NGHIỆM
Câu1: Đốt cháy hoàn toàn hiđrocacbon X người ta thu được CO2 và H2O theo ti là . Biết X không làm mất màu nước brom. X là hiđrocacbon nào trong số các hđrocacbon dưới đây ?
A. C2H2 B. C6H14 C. C6H6 D. C6H5CH3
Câu 2: Hiđrocacbon X có công thức phân tử C8H10 không làm mất màu dung dịch brom . Khi đun nóng X với dung dịch thuốc tím tạo thành C7H5KO2(N). Cho N tác dụng với dung dịch HCl tạo thành hợp chất C7H6O2. X có tên gọi nào sau đây?
A.1,2-đimetylbezen B.1,3-đimetylbezen 
C.1,4-đimetylbezen D. etylbenzen
Câu 3: Cho 15,6 g C6H6 tác dụng hết với Cl2 (xúc tác bột sắt). Nếu hiệu suất của phản ứng là 80% thì khối lượng clobenzen thu được là bao nhiêu?
A. 18g B. 19g C. 20g D. 21g
Câu 4: Khi cho clo tác dụng với 78 gam benzen (bột sắt làm xúc tác) người ta thu được 78 gam clobenzen. Hiệu suất của phản ứng là:
A. 69,33% B. 71% C. 72,33% D. 79,33%
Câu 5: Khi phân tích nguyên tố của hiđrocacbon Y cho kết quả 9,44%H; 90,56% C . Y chỉ tác dụng với brom theo tỉ lệ mol 1: 1 đun nóng có bột sắt làm xúc tác. Y có CTPT là: 
A.C8H8 B. C8H10 C. C9H12 D. C6H6
Câu 6: Stiren (  ) có công thức tổng quát là: 
a) CnH2n-6               b) CnH2n-8               c) CnH2n-10           d) CnH2n-6-2k
Câu 7: Naptalen () có công thức phân tử là:
     a) C10H6             b) C10H10                 c) C10H12            d) Tất cả đều không đúng
Câu 8: Với công thức phân tử C9H12, số đồng phân thơm có thể có là:
  a) 8                         b) 9                       c) 10                       d) 7
 Câu 10:Cho hỗn hợp A gồm các hơi và khí: 0,1 mol Benzen; 0,2 mol Toluen; 0,3 mol Stiren và 1,4 mol Hiđro vào một bình kín, có chất xúc tác Ni. Đun nóng bình kín một thời gian, thu được hỗn hợp B gồm các chất: Xiclohexan, Metyl xiclohexan, Etyl xiclohexan, Benzen, Toluen, Etyl benzen và Hiđro. Đốt cháy hoàn toàn lượng hỗn hợp B trên, rồi cho hấp thụ hết sản phẩm cháy vào bình đựng dung dịch nước vôi có dư, để hấp thụ hết sản phẩm cháy. Độ tăng khối lượng bình đựng nước vôi là:
       a) 240,8 gam        b) 260,2 gam         c) 193,6 gam         d)  Không đủ dữ kiện để tính .
Câu 11: Cho 6,9 gam một ankylbenzen X phản ứng với brom (xúc tác Fe) thu được 10,26 gam hỗn hựo 2 dẫn xuất monobrom. Bíêt mỗi dẫn xuất monobrom đều chứa 46,784% brom trong phân tử.
a. X, Y là:
A. toluen; p-brômtoluen và m-bromtoluen B.toluen; p-brômtoluen và o-bromtoluen
C. Etylbenzen; p-brometyletylbenzen và m-bromtoluen D.Etylbenzen; p-brometyletylbenzen và o-bromtoluen
b. Hiệu suất chung của quá trình brom hoá là:
A.60% B.70% C.80% D.85%
Câu 12: Hiđro hoá 49gam hỗn hợp A gồm benzen và naphtalenbằng H2(xúc tác thích hợp ) thu được 39,72 gam hỗn hợp sản phẩm B gồm xiclohexan và đêcalin
a. Thành phần % khối lượng của xiclohexan trong B (gỉa thiết hiệu suất hiđro hoá benzen và naphtalen lần lượt bằng 70%, 80%) là:
A. 29,6% B. 33,84% C. 44,41% D. 50,76%
b. Thể tích H2 đã pảhn ứng (đktc):
A. 11,2 lít B. 32,032 lít C. 34,048 lít D. 42,56 lít 
Câu 13: Đề hiđro hoá etylbenzen thu được stiren với hiệu suất là 60%.Đề hiđro hoá butan thu được butađien với hiệu suất là 45%. Trùng hợp butađien và stiren thu được sản phẩm A có tính đàn hồi rất cao với hiệu suất 75%. Để điều chế được 500kg sản phẩm A cần khối lượng butan và etylbezen là bao nhiêu kg?
A. 544 và 745 B.754 và 544 C. 335,44 và 183,54 D. 183,54 và 335,44
Câu 14: Đốt cháy hoàn toàn 26,5 gam một ankylbezen X cần 29,4 lít không khí (đktc). Oxi hoá X thu được axit benzoic. Giả thiết không khí chứa 20% oxi và 80% nitơ. X là:
A. toluen B. o-metyltoluen C. eylbenzen D. o-etyltoluen
Câu 15: Đề hiđro hoá 13,25 gam etylbenzen thu đựoc 10,4 gam stiren, trùng hợp lượng stiren này thu được hỗn hựo A gồm polistiren vaf stiren dư. Lượng A tác dụng đủ với 100 ml dung dịch Brom 03M.
a. Hiệu suất của pảhn ứng đề hiđro hoá là:
A. 75% B. 80% C. 85% D. 90%
b. Hiêụ suất của phản ứng trùng hợp là:
A. 60% B70% C. 75% D. 85%
c. Khối lượng stiren thu đựoc là:
A. 6,825 gam B. 7,28 gam C. 8,16 gam D. 9,36 gam
d. Biết khối lượng mol trung bình của politiren bằng 31200 gam. Hệ số trùng hợp của polistiren là :
A. 2575 B. 2750 C. 3000 D. 3500

File đính kèm:

  • docBai tap phan Hidrocacbon thom.doc
Giáo án liên quan