Đề cương ôn tập học kì I năm học 2010-2011 chương I: Sự điện li

Sự điện li – Axit bazơ

Dạng 1:Tính CM các ion khi trộn các dung dịch không tác dụng với nhau

1) Tính nồng độ mol các ion trong dung dịch sau khi:

a) Trộn 100ml Na2CO3 1,5M với 100ml K2CO3 2M.

b) Trộn 150ml Ba(OH)2 2M với 50ml Ba(OH)2 1M.

c) Trộn 250ml H2SO4 1M với 150ml HCl 2M.

d) Trộn 350ml KCl 0,2M với 250ml BaCl2 0,05M

2) Tính thể tích HCl trong các trường hợp sau

 Cần bao nhiêu ml dd HCl 2M để trộn với 180ml dd H2SO4 3M để được dd có

[H+] = 4,5M

Cần bao nhiêu ml dd HCl 1,2M để trộn với 500ml dd BaCl2 1,6M để được dd có

[Cl-] = 2,45M

 

doc7 trang | Chia sẻ: giathuc10 | Lượt xem: 1842 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập học kì I năm học 2010-2011 chương I: Sự điện li, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a(OH)2 0,015M vào 400ml dd HNO3 0,04M
Phản ứng trao đổi ion
8) Viết pt ion (nếu có) khi trộn từng cặp với nhau sau:
a) KNO3 và NaCl	b) BaCl2 và H2SO4
c) HCl và AgNO3	d) MgCl2 và K3PO4
e) Na2CO3 và BaCl2	f) K2CO3 và Ca(NO3)2
9) Viết phương trình dạng phân tử, pt ion, pt ion rút gọn khí cho các chất sau tác dụng với nhau:
Sắt tác dụng với axit sunfuric loãng
Nhôm hydroxit tác dụng với Kali hydroxit.
Natri hydroxit tác dụng với Bari hydroxit.
Bari cacbonat tác dụng với axit clohyđric.
Natri clorua tác dụng với Bạc nitrat.
Kali cacbonat tác dụng với Magie nitrat.
Sắt (III) hydroxit tác dụng với axit clohydric
 h) Kẽm tác dụng với axit clohydric
10) Viết pt phân tử tương ứng từ pt ion rút gọn sau:
a) H+ + OH- → H2O	b) 2H+ + FeO → Fe2+ + H2O
c) 2H+ + Cu(OH)2 → Cu2+ + 2H2O	d) Al(OH)3 + 3H+ →Al3+ + 3H2O
e) Ba2+ + SO42- → BaSO4	f) Fe3+ + 3OH- → Fe(OH)3
g) CO32- + 2H+ → CO2 + H2O	h) S2- + H+ 	→ H2S
CHƯƠNG II: NITƠ – PHOTPHO
Nitơ – Axit nitric- muối amoni
Dạng 1: chuỗi phản ứng
11) Hoàn thành chuỗi phản ứng:
 (5)
 (4)
 (3)
 (2)
 (1)
 (1
a) NH4NO2 → N2 → NH3 → N2 → NO → NO2
 (1)
 (2)
 (3)
 (4)
 (5) 
 (6)
 (8)
 (9)
 (7)
b)H2 → NH3 → (NH4)2SO4 → NH3 → NH4NO3 → N2 → NH3 → NO → NO2 → HNO3
 (11)
 (10)
 Ca3(PO4)2 ¬ H3PO4 ¬ 
 (5)
 (4)
 (3)
 (1)
 (2)
c) Amoniac → nitơ oxit → nitơ dioxit → axit nitric → magie nitrat → magie hydroxit 
 (6)
 (9)
(7)
 (8)
 → amoni sunfat → amoni clorua → amoni nitrat → nitơ
Dạng 2: Toán hiệu suất với quá trình phản ứng giữa nitơ với hidro
12) Tính thể tích H2 và N2 (đktc) cần dùng để điều chế 5,1g NH3, biết hiệu suất phản ứng là 15%.
13) Tính thể tích H2 và N2 (đktc) cần dùng để điều chế 8,5g NH3, biết hiệu suất phản ứng là 20%.
Dạng 3:Viết phản ứng giữa kim loại và oxit tác dụng với HNO3 dưới dạng phân tử và ion	
14) Hoàn thành phản ứng dưới dạng phân tử và ion.
a) Ag + HNO3 (đặc) → NO2 + .....+.......
b) Ag + HNO3 (loãng) → NO +......+.....
c) Al + HNO3 → N2O +.....+....
d) Zn + HNO3 → NH4NO3 +.....+.....
e) Mg + HNO3 → N2 +......+.....
f) Cu + HNO3 → NO +....+.....
g) FeO + HNO3 → NO +......+........
h) Fe3O4 + HNO3 → NO +.....+
i) Fe(OH)2 + HNO3 → ........+ N2 +.....
j) M + HNO3 → M(NO3)n + N2 + ....
Dạng 4: Nhận biết chất.
15) Bằng phương pháp hóa học hãy phân biệt: 
a) HCl; H2SO4; HNO3.
b) NH4NO3, (NH4)2SO4, NaNO3, Fe(NO3)3, AlCl3 (dùng 1 thuốc thử)
c) Ba(OH)2, H2SO4, NH4Cl, (NH4)2SO4, NH3 (chỉ dùng quỳ tím)
d) BaCl2, NH4Cl, (NH4)2SO4, NaOH, Na2CO3 (chỉ dùng quỳ tím)
e) BaCl2, Na2CO3, H3PO4, (NH4)2SO4 (chỉ dùng HCl)
f) NH4NO3, (NH4)2SO4 , K2SO4 (chỉ dùng 1 kim loại )
Dạng 5: Toán hiệu suất về điều chế HNO3
16) Để điều chế 5 tấn axit nitric 60,606% thì cần bao nhiêu tấn amoniac? Biết sự hao hụt amoniac trong phản ứng là 3,8%.
17) Tính khối lượng dd HNO3 60% điều chế được từ 112000 lít khí NH3 (đktc), biết rằng hiệu suất cả quá trình điều chế là 80%.
Dạng 6: Toán hỗn hợp kim loại với HNO3
18) Hòa tan hoàn toàn 6,24g hỗn hợp Al và Al2O3 vào 400ml dd HNO3 1,8M thì thoát ra 0,672 lít khí gây cừoi (đktc) và dd A.
Tính khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp và % về số mol trong hỗn hợp.
Cô cạn dd sau phản ứng và nung đến khi khối lượng không đổi thì thu được m gam chất rắn. Tính m?
19) Hòa tan hoàn toàn 15,85g hỗn hợp Cu và ZnCO3 bằng một lượng dd HNO3 loãng vừa đủ, sau phản ứng sinh ra 1,68 lít hỗn hợp khí A (OoC, 2atm) và 1 dd B.
Tính % khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp ban đầu.
Tính % thể tích hỗn hợp khí A
20) Cho 2,79g hợp kim Al và Mg vào dd HNO3 loãng dư thì có 22,4lít NO thoát ra (đktc). Tính % về khối lượng mỗi kim loại.
21) Cho hỗn hợp gồm Zn và ZnO tác dụng HNO3 loãng dư thì tạo ra dd có chứa 8g NH4NO3 và và 113,4g Zn(NO3)2. Tính khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp.
22) Cho 24,6g hỗn hợp Al và Cu tác dụng vừa đủ với 2 lít dd HNO3 loãng thì thu được 8,96lít khí (đktc) và khí này hóa nâu trong không khí.
Tính % về khối lượng mỗi kim loại.
Tính nồng độ dd HNO3 đã dùng.
23) Hòa tan 1,52g hỗn hợp gồm Fe và MgO vào 200ml dd HNO3 1M thì thu được 0,448 lít khí và khí này hóa nâu ngoài không khí.
Tính % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp.
Tính CM của dd muối, pH sau phản ứng 
24) Cho 34,8g hỗn hợp Al, Fe, Cu, chia hỗn hợp thành 2 phần bằng nhau:
Phần 1: Tác dụng với dd HNO3 đậm đặc nguội dư thì có 4,48 lít khí màu nâu bay ra
Phần 2: Tác dụng đủ với 320ml dd HCl (D = 1,25 g/ml) thì thu được 8,96 lít khí (đktc),
1 dd A và chất rắn B.
Tính khối lượng mỗi kim loại có trong hỗn hợp đầu.
Tính nồng độ % các chất trong dd A.
Dạng 7: Toán kim loại tác dụng với HNO3 sinh ra nhiều khí khác nhau.
25) Hòa tan hoàn toàn m gam Al vào dd HNO3 loãng thì thu được hỗn hợp gồm 0,015 mol khí N2O và 0,01 mol khí NO (phản ứng không tạo ra NH4NO3). Tính m
26) Hòa tan hoàn toàn m gam Al loãng thì thu được hỗn hợp gồm 0,015 mol khí N2 và 0,01 mol khí NO. Tính m.
27) Hòa tan hoàn toàn 12,8g Cu vào dd HNO3 thấy thoát ra V lít hỗn hợp khí gồm NO và NO2 (đktc). Biết tỉ khối của A đối với hidro là 19. Xác định V.
28) Cho 8,1g Al tác dụng vừa đủ với 1,35lít dd HNO3 thu được hỗn hợp hai khí NO và N2O. Biết tỉ khối của hỗn hợp khí so với hidro là 18.
Tính thể tích mỗi khí đã thu được (đktc)
Tính CM của dd HNO3
29) Hòa tan hoàn toàn m gam Al vào dd HNO3 thì thu được 8,96 lít hỗn hợp khí NO và N2O (đktc) có tỉ khối đối với hidro là 16,75. Tính m
Dạng 8: Toán xác định tên kim loại và nhiệt phân muối nitrat.
30) Nhiệt phân 15,04g muối Cu(NO3)2 thu được 8,56g chất rắn. Xác định % muối bị nhiệt phân và lượng oxit sinh ra.
31) Nhiệt phân hoàn toàn muối nitrat kim loại hóa trị 1 thu được 32,4g kim loại và 10,08lít hỗn hợp khí (đktc). Xác định công thức và khối lượng muối ban đầu.
32) Nhiệt phân hoàn toàn 3,78g một muối nitrat kim loại hóa trị 2 thu được oxit A và hỗn hợp khí X. Chất A tan vừa đủ trong 7,3g dd HCl 20% .
Tìm công thức muối nitrat và thành phần % về thể tích của hỗn hợp khí X.
33) Người ta nhiệt phân 21g muối nitrat X(NO3)n (X từ Mg → Cu). Sau phản ứng thu được chất rắn A. Người ta thấy muối nitrat chỉ còn 10% so với ban đầu và thu được 1,12 lít oxi (đktc).Xác định muối nitrat
34) Nung 9,4g một muối nitrat chưa biết hóa trị, sau phản ứng thu được 4g oxit, xác định tên muối.
35) Cho 2,4g kim loại M chưa biết hóa trị tác dụng hết với HNO3, sau phản ứng thu được 4,48 lít khí Nitơ. Xác định tên kim loại
36) Cho 9,6g kim loại M tác dụng với dd HNO3 dư thu được 2,24 lít khí không màu và hóa nâu trong không khí (đktc). ĐS: Cu
37) Cho 19,2g kim loại M chưa biết hóa trị tác dụng hết với HNO3, sau phản ứng thu được 4,48 lít khí không màu hóa nâu trong không khí. Xác dịnh tên kim loại
Photpho.
Dạng 1: Chuỗi phản ứng và nhận biết ion PO3-
38) Hoàn thành chuỗi phản ứng
 5
 4
 3
 2
1
	P2O3 → P2O5 → H3PO4 → Na3PO4 → Ag3PO4
P
a)
 10
 7
8
 9
6
	H3PO4 → Ca3(PO4)2 → Ca(H2PO4)2 → CaHPO4 → Ca3(PO4)2
b) 
39) Nhận biết bằng phương pháp hóa học các lọ mất nhãn 
HCl, HNO3, H3PO4
Na2SO4, NaNO3, Na2SO3, Na3PO4
Na3PO4, NaCl, NaBr, Na2S, NaNO3.
Dạng 2: Toán về P2O5 và H3PO4 tác dụng với bazơ.
40)a) Cần dùng bao nhiêu gam NaOH để tác dụng với H3PO4 thu được 12g NaH2PO4 và 4,26g Na3PO4.
b) Cần dùng bao nhiêu gam NaOH cho vào dd H3PO4 để thu được 2,84g natri hidrophotphat và 6,56g natri photphat
41) Đốt cháy 15,5g P rồi hòa tan sản phẩm vào 200g H2O. Tính nồng độ % dd axit thu được
42) Viết pt điều chế H3PO4 từ P, từ 9,3kg P thì điều chế được 150 lít H3PO4 có nồng độ là bao nhiêu.
43) Viết pt phân tử và phương trình ion rút gọn khi cho H3PO4 tác dụng với lượng dư của:
a) BaO	b)Ca(OH)2	c) K2CO3
44) Cho 100 ml dung dịch H3PO4 3M tác dụng với 200 ml dung dịch NaOH 2,5M.
Tìm khối lượng các muối tạo thành.
Tính nồng độ mol của dung dịch tạo thành.
45) Cho vào dung dịch có chứa 21,84g KOH; 10,65g P2O5, thể tích của dung dịch thay đổi không đáng kể.
a)Tính khối lượng các muối.
b) Nồng độ mol của các muối trong dung dịch thu được.
46) Cho 500ml dd KOH 2M vào 500ml dd H3PO4 1,5M.
Tìm khối lượng các muối tạo thành.
Tính nồng độ mol của dung dịch tạo thành.
CHƯƠNG III: CACBON – SILIC
Dạng 1: Chuỗi phản ứng về cacbon
47) Thực hiện chuỗi phản ứng sau:
a) CaCO3 → CO2 → NaHCO3 → Na2CO3 → CaCO3
b) C → CO2 → CO → Cu → CuCl2 → BaCl2 → BaCO3 → CO2
c) Si → Mg2Si → SiH4 → SiO2 → Si → SiO2 → SiF4
48) a) Viết pt phản ứng khi cho CO2 lần lượt tác dụng với: Mg(OH)2,Ba(OH)2,CaO, H2O. 
 b) Viết pt phản ứng cho CO lần lượt tác dụng với: O2, Cl2, Fe2O3, CuO
Dạng 2: Toán về vấn đề CO2 – silic.
49) Nung 52,65g CaCO3 ở 1000oC và cho toàn bộ khí thoát ra hấp thụ hết vào 500ml dd NaOH 1,8M. Sau phản ứng thu được muối nào và khối lượng là bao nhiêu?
50) Hỗn hợp gồm 18g CO và CO2, có thể tích là 11,2 lít (đktc). Xác định thể tích của khí CO sau khi cho hỗn hợp qua than đốt nóng.
51) Khi cho HCl tác dụng với 3,8g hỗn hợp hai muối Na2CO3 và NaHCO3 thu được 896ml khí (đktc).
a) xác định thành phần % của các chất trong hỗn hợp muối ban đầu
b) Tính thể tích dung dịch HCl 20% (D= 1,1 g/ml) đã phản ứng. 
52) Dẫn 4,48 lít CO2 (đktc) vào 200ml dd KOH 1,5M. Tính khối lượng muối thu được sau phản ứng.
53) Cho m gam hỗn hợp hai muối cacbonat tác dụng hết với dd HCl thu được 6,72 lít CO2 (đktc) và 32,3g muối clorua. Tính m?
54) Dẫn 2,24 lít khí CO2 (đktc) vào 200ml dd NaOH 2M. Tính khối lượng muối thu được sau phản ứng.
55) Dẫn 6,72 lít khí CO2 (đktc) vào 250ml dd NaOH 2M. Tính khối lượng muối thu được sau phản ứng.
56) Cho 5,94g hỗn hợp K2CO3 và Na2CO3 tác dụng với dd H2SO4 dư thu được 7,74g hỗn hợp muối khan K2SO4 và Na2SO4. Tính thành phần của hỗn hợp đầu.
57) Cần dùng bao nhiêu lít dd NaOH 32% (d = 1,35) để hòa tan lượng silic tạo nên khi nung 12g Mg với 12g SiO2
58) Đun nóng 5g hỗn hợp silic và cacbon với dd NaOH đặc, dư sau phản ứng thu được 2,8 lít H2 (đktc). Tính thành phần % mỗi chất trong hỗn hợp.
CHƯƠNG IV: ĐẠI CƯƠNG VỀ HÓA HỌC HỮU CƠ
Dạng 1: Xác định mC, mH, mO,và tính %C, %H, %O
59) Tính khối lượng và % các nguyên tố của các hợp chất hữu cơ sau:
a) Đốt cháy hoàn toàn 0,3g chất hữu cơ (CHC) A thu được 0,44g CO2 và 0,1

File đính kèm:

  • docde cuong on thi HKI.doc
Giáo án liên quan