Chuyên đề Giải pháp nâng cao hiệu quả tư vấn hướng nghiệp cho học sinh trong trường THCS

I- THỰC TRẠNG

 Khối lớp 9 là khối lớp cuối cùng của cấp THCS, các em có thể học tiếp lên THPT hoặc đi vào cuộc sống. Nên các em cần có một cái nghề để nuôi sống bản thân, giúp ích cho gia đình và xã hội. Ông bà ta thường nói “ Ruộng bề bề không bằng cái nghề trong tay” quả thật không sai, nhưng chọn nghề gì cho phù hợp với bản thân, phù hợp với nhu cầu của xã hội đặc biệt là ở địa phương mình là vấn đề quan trọng. Nhằm tránh tình trạng học theo phong trào, hoặc học những nghề được cho là thời thượng mau chóng kiếm tiền mà không qua trường lớp đào tạo hoặc lao động không có tay nghề vững vàng. Điều này không phải em học sinh nào cũng quan tâm và nhận biết được. Bởi một số học sinh khối 9 cho rằng công tác hướng nghiệp là hoạt động phụ không liên quan đến kết quả học tập, trong giờ học không chú ý, các em cho rằng việc chọn nghề bây giờ chưa quan trọng. Về phụ huynh và lực lượng ngoài xã hội: Một số phụ huynh cho rằng chỉ cần học văn hoá cho tốt là được, còn việc định hướng nghề và học nghề biết cũng được mà không cũng không sao.

 

doc7 trang | Chia sẻ: tuananh27 | Lượt xem: 761 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề Giải pháp nâng cao hiệu quả tư vấn hướng nghiệp cho học sinh trong trường THCS, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ần thiết của chương trình giáo dục phổ thông. Thế nhưng hoạt động này ở các trường Trung học cơ sở đang thiếu sự quan tâm từ nhà trường và từ các cơ quan, tổ chức ở địa phương. Học sinh hầu hết không hiểu hướng nghiệp là gì, hoạt động hướng nghiệp là hoạt động như thế nào.Xuất phát từ những lí do nói trên, tôi xin đề xuất: "Giải pháp nâng cao hiệu quả tư vấn hướng nghiệp cho học sinh trong trường Trung học cơ sở.
II- LÝ DO ĐẶT VẤN ĐỀ 
 Một số giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm chưa coi trọng công tác hướng nghiệp cho học sinh và chưa thực hiện đầy đủ chức trách của mình. Bên cạnh đó học sinh cũng chưa thấy được tầm quan trọng của công tác hướng nghiệp và học nghề. 
 Đối với học sinh trong số 50 em được hỏi về suy nghĩ của em về công tác hướng nghiệp trong trường Trung học cơ sở có tầm quan trọng như thế nào thì có 90% học sinh thấy đựợc công tác hướng nghiệp trong trường Trung học cơ sở rất cần thiết cho các em định hướng nghề nghiệp sau này, còn 4% cho rằng hoạt động hướng nghiệp không cần thiết cho lúc này, 6% cho rằng có cũng được và không có cũng được.
Còn đối với cha mẹ học sinh trong số 50 người được hỏi về suy nghĩ của phụ huynh về công tác hướng nghiệp trong trường Trung học cơ sở có tầm quan trọng như thế nào? Nhận định của cha mẹ học sinh rất cao về công tác hướng nghiệp như sau: có 47/50 tỉ lệ 94% ý kiến cho rằng công tác hướng nghiệp trong nhà trường Trung học cơ sở hiện nay là rất cần thiết, còn 3/50 tỉ lệ 6 % cho rằng có cũng được, không có cũng được. 
 Mặc dù Hội đồng bộ môn hướng nghiệp hoạt động rất tích cực, mỗi năm học đều tổ chức thao giảng để giáo viên học hỏi thêm kinh nghiệp tư vấn hướng nghiệp cho học sinh nhưng chúng tôi nhận thấy khi về trường thì cũng hoạt động nhưng không chặt chẽ và đồng bộ. 
 Trường chưa có triển khai kế hoạch và quản lý chỉ đạo cụ thể và phân công thành viên chịu trách nhiệm thường xuyên cập nhật thông tin phối hợp với các Trung tâm Giáo dục thường xuyên trong và ngoài huyện, Trung tâm giới thiệu việc làm tỉnh An Giang, trường Cao Đẳng Nghề An Giang cũng như phối hợp để thực hiện tốt công tác hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau khi tốt nghiệp Trung học cơ sở đặc biệt là sự quan tâm của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Thoại Sơn trong công tác hướng nghiệp của trường. Qua thực trạng hoạt động giáo dục hướng nghiệp của khối 9 ở trường Trung học cơ sở Phú Thuận trong thời gian qua chúng tôi nhận thấy rằng công tác hướng nghiệp được đưa vào trường Trung học cơ sở là một việc làm rất cần thiết.
 Trên cơ sở của vấn đề nêu trên, chúng tôi xin nêu một số giải pháp thực hiện để nâng cao công tác hướng nghiệp ở các trường cơ sở hoạt động được chặt chẽ và đồng bộ hơn.
III. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
1. Giải pháp 1: 
 a. Đối với giáo viên 
 Sự hợp tác của giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn có vai trò quyết định cho sự thành công của công tác hướng nghiệp. 
- Thông qua các buổi ngoại khoá, chào cờ đầu tuần, sinh hoạt lớp, ngoài giờ lên lớp hoặc các bộ môn văn hoá như: Công nghệ, Vật lý, Sinh học, Giáo dục công dân... giúp học sinh nhận thức được trong thời đại công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước ngoài việc đào tạo những người thầy phải cần đến những người thợ. Những kiến thức mà các em được học trên lớp cần phải được vận dụng vào thực tiễn như làm vườn, chăn nuôi, trồng lúa.Thông qua hoạt động này sẽ giúp các em tìm hiểu một số nghề để các em định hướng được nghề nghiệp trong tương lai của mình.
- Công tác hướng nghiệp nếu nói chung chung trên câu chữ sẽ không mang lại hiệu quả cao mà thông qua hoạt động ví dụ cụ thể, ứng dụng công nghệ thông tin cho các em xem tranh ảnh minh họa về nghề, những đoạn video giới thiệu về làng nghề truyền thống, mô hình về nghề, những hoạt động, yêu cầu của nghề.
- Giáo viên chủ nhiệm, Giáo viên phụ trách công tác hướng nghiệp phải chuẩn bị hồ sơ giáo án, có kế hoạch, hình thức tổ chức cụ thể tránh tình trạng soạn đối phó.
- Ngoài việc thực hiện đúng, đủ nội dung chương trình phần bắt buộc cần phải thường xuyên thay đổi hình thức tổ chức để tạo hứng thú cho học sinh như một số chủ đề có thể lồng ghép “hội chợ nghề” học sinh giả định làm nghề mình sẽ chọn: thợ may, cắt tóc, nhân viên bán hàng, thợ sửa chữa điện
b. Đối với học sinh khối 9
Đây là lứa tuổi sắp làm người lớn nhưng chưa có sự hiểu biết sâu sắc về tầm quan trọng của hoạt động này. Vì vậy nhiệm vụ của cán bộ giáo viên phụ trách là giúp các em hiểu được tầm quan trọng của công tác hướng nghiệp để các em tham gia đầy đủ, tích cực và có ý thức hoạt động tốt.
c. Đối với lực lượng ngoài xã hội
 Nhà trường có trách nhiệm giúp phụ huynh học sinh, các lực lượng khác ngoài xã hội nhận thức đúng đắn vai trò, ý nghĩa của hoạt động hướng nghiệp. Hoạt động này không thể ảnh hưởng đến chất lượng các môn văn hoá mà đây là công tác giúp các em phát triển toàn diện. Từ nhận thức đầy đủ về hoạt động này nhà trường dễ dàng tranh thủ sự hỗ trợ, hợp tác của họ trong qúa trình giáo dục.
2. Giải pháp 2:
 Xây dựng kế hoạch và chương trình hoạt động:
 Theo mục tiêu giáo dục của thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa để phát triển toàn diện học sinh ngoài việc học các bộ môn văn hoá cần phải cung cấp thêm cho học sinh một số kiến thức cơ bản về một số nghề quen thuộc truyền thống ở gia đình và địa phương, giúp các em làm quen được với một số nghề mà em yêu thích, hiểu được ý nghĩa tầm quan trọng của việc lựa chọn nghề nghiệp tương lai. Biết được một số thông tin cơ bản về định hướng phát triển kinh tế xã hội của đất nước, khu vực và địa phương, về thế giới nghề nghiệp, thị trường lao động, hệ thống giáo dục phổ thông, Trung học chuyên nghiệp và dạy nghề cao đẳng, đại học ở địa phương và cả nước. Để giúp học sinh hiểu được hoạt động này cần phải chỉ đạo xây dựng kế hoạch từ đầu năm học.
 Khi học lớp 9 học sinh nào cũng có những dự định chọn một hướng cho bản thân mình như: Một trường Trung học phổ thông, trường Trung học chuyên nghiệp, các trường dạy nghề hoặc về gia đình tham gia lao động sản xuất... kèm theo dự định thường là những ước mơ về sự thành đạt trong tương lai. Sự hình thành dự định chọn một hướng đi này gần như bao giờ cũng gắn việc xem xét, cân nhắc các yếu tố ảnh hưởng như hứng thú, năng lực bản thân với những khó khăn thuận lợi sẽ gặp. Đây là lần đầu tiên trong đời các em phải đối đầu với việc lựa chọn này. Do vậy, học sinh sẽ gặp không ít khó khăn hoặc mắc phải những sai lầm khi chọn cho mình một hướng đi không phù hợp. Vì vậy thông qua buổi thảo luận lớp, giáo viên cần cho các em nhận thức những thuận lợi, khó khăn khi quyết định lựa chọn hướng đi của mình sau khi tốt nghiệp.
3. Giải pháp 3: Tổ chức và chỉ đạo hoạt động, bồi dưỡng giáo viên và ban quản lý hoạt động hướng nghiệp.
	Hiệu trưởng chỉ đạo giáo viên phụ trách công tác hướng nghiệp, giáo viên chủ nhiệm, Tổng phụ trách, đặc biệt là Giáo viên chủ nhiệm khối 9 phải nắm vững nội dung chương trình hoạt động hướng nghiệp theo chương trình hướng dẫn của Bộ giáo dục đào tạo, chương trình được xây dựng theo chủ đề hàng tháng.
	Thành lập Ban chỉ đạo hướng nghiệp .
- Hiệu trưởng: 	Trưởng ban
- P.Hiệu trưởng: 	Phó trưởng ban
- TT.TCM :	Thành viên
- GVCN lớp 9:	Ủy viên 
- Tổng phụ trách: 	Ủy viên
- BT chi đoàn: 	Ủy viên
Ban chỉ đạo hướng nghiệp một học kỳ họp hai lần và có sự phân công trách nhiệm cụ thể. Để hoạt động hướng nghiệp có hiệu quả, có chất lượng thì không chỉ là nhiệm vụ của cán bộ quản lý, của giáo viên được phân công làm công tác hướng nghiệp, mà là nhiệm vụ của tất cả hội đồng sư phạm và học sinh. Vì vậy bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ cán bộ giáo viên là một việc làm cần thiết.
Hiện nay nội dung chương trình hướng nghiệp có yêu cầu cao, song giáo viên phụ trách công tác hướng nghiệp chưa được tập huấn nhiều vì vậy để làm tốt công tác hướng nghiệp cần tổ chức các đợt tập huấn bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ tổ chức công tác hướng nghiệp cho giáo viên tham quan học tập một số cơ sở sản xuất trong địa phương và một số địa phương khác.
- Trường phải triển khai kế hoạch và quản lý chỉ đạo cụ thể và phân công thành viên chịu trách nhiệm thường xuyên cập nhật thông tin phối hợp với các Trung tâm Giáo dục thường xuyên trong và ngoài huyện, Trung tâm giới thiệu việc làm tỉnh An Giang, trường Cao Đẳng Nghề An Giang cũng như phối hợp để thực hiện tốt công tác hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau khi tốt nghiệp Trung học cơ sở đặc biệt là sự quan tâm của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Thoại Sơn trong công tác hướng nghiệp của trường.
	4. Giải pháp 4: Tăng cường cơ sở vật chất, kinh phí hoạt động.
- Công tác hướng nghiệp được tổ chức dưới nhiều hình thức khác nhau đòi hỏi phải đầu tư nhiều kinh phí cho việc mua sắm trang thiết bị để phục vụ cho hoạt động này. Hàng năm huyện đều dành một phần kinh phí trong ngân sách để xây dựng cơ sở vật chất mua sắm trang thiết bị dạy học.
- Tham mưu với Đảng bộ, UBND xã, Hội phụ huynh trường để tranh thủ hỗ trợ một số kinh phí để mua sắm trang thiết bị giảng dạy cho giáo viên phụ trách, như sách tham khảo, tài liệu hướng nghiệp, những mô hình sản phẩm mô tả nghề .
5. Giải pháp 5: Thường xuyên quan tâm theo dõi hoạt động hướng nghiệp trong nhà trường.
- Cán bộ quản lí phối hợp với Ban chỉ đạo hướng nghiệp, các đoàn thể trong nhà trường phải thường xuyên theo dõi giúp đỡ các chuyên đề hoạt động hướng nghiệp để hoạt động có hiệu quả.
- Tham dự đầy đủ các buổi thao giảng để đánh giá chất lượng và hiệu quả của tiết dạy, hình thức tổ chức không phù hợp để kịp thời điều chỉnh và có biện pháp bồi dưỡng và nâng cao nghiệp vụ cho giáo viên.
- Kiểm tra việc thực hiện chương trình theo đúng quy định của Bộ và Sở Giáo dục và Đào tạo.
- Sau khi kiểm tra cần đánh giá cụ thể những mặt mạnh, mặt yếu từ đó rút ra kinh nghiệm về hình thức, phương pháp hoạt động để bổ sung vào kế hoạch.
V- KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
- Trường đã tổ chức nghiêm túc các buổi hoạt động hướng nghiệp theo phân phối chương trình của Bộ cho học sinh khối 9, ngoài ra ở các tiết sinh hoạt lớp, chào cờ đều có lồng ghép để tư vấn hướng nghiệp cho các em theo chủ đề từng tháng. 
- Trường có phối hợp cùng với Trườ

File đính kèm:

  • docCHUYEN DE HUONG NGHIEP.doc