Chuyên đề Chuẩn bị cho học sinh trước khi tiến hành một tiết lên lớp tiết tham quan thiên nhiên trong chương trình Sinh học 7 - Nguyễn Thị Thanh Nhã

I/ ĐẶT VẤN ĐỀ : Hiện nay việc dạy học các tiết Tham quan thiên nhiên (TQTN ) trong chương trình sinh học rất hạn chế là do thiếu sự chuẩn bị về điều kiện dụng cụ tham quan TQTN . Để khắc phục phần nào tình trạng này tôi xin trình bày dưới đây vấn đề chuẩn bị của giáo viên cho học sinh trước khi tiến hành một tiết học TQTN ngoài trời (tiết 68,69, 70 ở chương trình sinh học 7 )

II/ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:

Để tiết học tiến hành được thuận lợi bên cạnh sự chuẩn bị của giáo viên còn có sự chuẩn bị cho học sinh sau đây :

CHUẨN BỊ CỦA HỌC SINH :

 Hiện nay ở phòng thiết bị nhà trường đã có nhiều thiết bị dạy học sử dụng cho tiết học này ví dụ như : Kính lúp, vợt bắt sâu bọ, vợt bắt động vật ở nước, hộp đựng động vật ở cạn , hộp đựng động vật ở nước .

Tuy nhiên do yêu cầu của bài học và do số lượng học sinh khá đông (cỡ 40em/ lớp) giáo viên cần cho học sinh làm thêm một số dụng cụ cần thiết

. Ngoài ra đi ra ngoài thiên nhiên tuỳ các vùng miền khác nhau có nhiều côn trùng động vật khác nhau .để tránh bị côn trùng cắn đốt chúng ta còn phải chuẩn bị cho học sinh các loại thuốc phòng ngừa hay là để thực hiện tốt việc thu thập mẫu khô, mẫu ngâm nhằm tổng kết bài học và dùng để giảng dạy nhiều năm sau này do đó tôi cho học sinh các chuẩn bị như sau :

- Làm thêm một số vợt bắt sâu bọ

- Làm thêm một số vợt bắt động vật ở nước

- Làm thêm kẹp ép sâu bọ.

- Chuẩn bị thuốc chống đỉa, vắt.

- Chuẩn bị cho ngâm các mẫu đọng vật : cá, tôm, trai, ếch

 

1 ) Làm thêm vợt bắt sâu bọ : Hiện nay ở nông thổn trẻ em hay làm vợt để bắt ve ve ( một loài sâu bọ có cánh, hoạt động chủ yếu vào mùa hè ) loại vợt này giáo viên chỉ cần hướng dẫn học sinh làm vì rất dễ làm,ít tốn kém, lại có ưu điểm rất dể bắt được các loài sâu bọ khi chúng đang đậu trên mặt đất , trên cây

Cách làm như sau :

a) Dùng một đoạn thép đủ cứng uốn một thành một vòng tròn dùng phàn thép còn thừa quấn tạo thành cán như ( hình 1)

b) Dùng 1 bao ni lông loại có độ cứng vừa phải ,độ rộng vừa so với vòng thép vừa quấn xong (hình 1). Lấy mép (miệng ) bao ni lông quấn vào vòng tròn bằng thép sau đó dùng dây thép nhỏ hoặc chỉ khâu may lại ,đáy bao ni lông có thể dùng kéo cắt các lỗ nhỏ để thông khí (hình 2)

c) Cán vợt có thể dùng một đoạn ống nước nhựa ống nước (đường kính phù hợp ) dài cỡ 20-25 cm để gắn vào cán bằng thép (mục a), học sinh dùng cán dài bằng tre để cắm vào lỗ của ống nhựa làm vợt dài thêm tuỳ ý.

 

doc8 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 684 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề Chuẩn bị cho học sinh trước khi tiến hành một tiết lên lớp tiết tham quan thiên nhiên trong chương trình Sinh học 7 - Nguyễn Thị Thanh Nhã, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHUYÊN ĐỀ : CHUẨN BỊ CHO HỌC SINH TRƯỚC KHI TIẾN HÀNH MỘT TIẾT LÊN LỚP TIẾT THAM QUAN THIÊN NHIÊN TRONG CHƯƠNG TRÌNH SINH HỌC 7
Người báo cáo : Nguyễn Thanh Nhã (email: nhahht@yahoo.com.vn hoặc nhahht@gmail.com)
Giáo viên sinh học : Tổ Hoá, Sinh, Thể Dục, Nhạc, Mỹ Thuật
Đối tượng nghe báo cáo : học sinh khối lớp 7 ( mỗi lớp cử 8 học sinh )
Nội dung chuyên đề :
I/ ĐẶT VẤN ĐỀ : Hiện nay việc dạy học các tiết Tham quan thiên nhiên (TQTN ) trong chương trình sinh học rất hạn chế là do thiếu sự chuẩn bị về điều kiện dụng cụ tham quan TQTN . Để khắc phục phần nào tình trạng này tôi xin trình bày dưới đây vấn đề chuẩn bị của giáo viên cho học sinh trước khi tiến hành một tiết học TQTN ngoài trời (tiết 68,69, 70 ở chương trình sinh học 7 )
II/ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
Để tiết học tiến hành được thuận lợi bên cạnh sự chuẩn bị của giáo viên còn có sự chuẩn bị cho học sinh sau đây :
CHUẨN BỊ CỦA HỌC SINH : 
 Hiện nay ở phòng thiết bị nhà trường đã có nhiều thiết bị dạy học sử dụng cho tiết học này ví dụ như : Kính lúp, vợt bắt sâu bọ, vợt bắt động vật ở nước, hộp đựng động vật ở cạn , hộp đựng động vật ở nước..
Tuy nhiên do yêu cầu của bài học và do số lượng học sinh khá đông (cỡ 40em/ lớp) giáo viên cần cho học sinh làm thêm một số dụng cụ cần thiết 
. Ngoài ra đi ra ngoài thiên nhiên tuỳ các vùng miền khác nhau có nhiều côn trùng động vật khác nhau.để tránh bị côn trùng cắn đốt chúng ta còn phải chuẩn bị cho học sinh các loại thuốc phòng ngừahay là để thực hiện tốt việc thu thập mẫu khô, mẫu ngâm nhằm tổng kết bài học và dùng để giảng dạy nhiều năm sau này do đó tôi cho học sinh các chuẩn bị như sau :
- Làm thêm một số vợt bắt sâu bọ
Làm thêm một số vợt bắt động vật ở nước
Làm thêm kẹp ép sâu bọ.
Chuẩn bị thuốc chống đỉa, vắt.
- Chuẩn bị cho ngâm các mẫu đọng vật : cá, tôm, trai, ếch
1 ) Làm thêm vợt bắt sâu bọ : Hiện nay ở nông thổn trẻ em hay làm vợt để bắt ve ve ( một loài sâu bọ có cánh, hoạt động chủ yếu vào mùa hè ) loại vợt này giáo viên chỉ cần hướng dẫn học sinh làm vì rất dễ làm,ít tốn kém, lại có ưu điểm rất dể bắt được các loài sâu bọ khi chúng đang đậu trên mặt đất , trên cây
Cách làm như sau : 
Dùng một đoạn thép đủ cứng uốn một thành một vòng tròn dùng phàn thép còn thừa quấn tạo thành cán như ( hình 1)
Dùng 1 bao ni lông loại có độ cứng vừa phải ,độ rộng vừa so với vòng thép vừa quấn xong (hình 1). Lấy mép (miệng ) bao ni lông quấn vào vòng tròn bằng thép sau đó dùng dây thép nhỏ hoặc chỉ khâu may lại ,đáy bao ni lông có thể dùng kéo cắt các lỗ nhỏ để thông khí (hình 2)
Cán vợt có thể dùng một đoạn ống nước nhựa ống nước (đường kính phù hợp ) dài cỡ 20-25 cm để gắn vào cán bằng thép (mục a), học sinh dùng cán dài bằng tre để cắm vào lỗ của ống nhựa làm vợt dài thêm tuỳ ý.
2) Làm thêm vợt bắt động vật ở nước : Cách làm tương tự như làm vợt bắt sâu bọ, nhưng thay vì sử dụng bao ni lông ta cho học sinh sử dụng vải may màn tuyn, hoặc lưới nhựa loại mềm may quấn vào vòng thép như giới thiệu ở mục 1.b (xem hình 3,hình 4)
CÁCH LÀM VỢT BẮT SÂU BỌ
CÁCH LÀM VỢT BẮT ĐỘNG VẬT Ở NƯỚC
3) Cách làm cặp ép mẫu vật : để ép và bảo quản các mẫu độngj vật (nhất là lớp sâu bọ ) sau khi thu thập xong mẫu động vật sống cho học sinh quan sát một số động vật có thể thả trở lại thiên nhiên, một số động vật giáo viên cho học sinh giữ lại ép khô làm mẫu dùng trưng bày ở phòng bộ môn, và làm đồ dùng dạy học cho các tiết học trên lớp sau này để có thể ép mẫu ta có thể cho học sinh chuẩn bị cặp ép cây và ép mẫu vật như sau :
- Cặp ép cây làm bằng các thanh tre, gỗ ghép lại thành 2 khung mắt cáo ( 30cm x 45cm ).Ghép 2 khung lại bằng dây thép nhỏ ( tạo bảng lề cho khung ) (hình 5)
- Cách ép mẫu vật : ví dụ như bướm, châu chấu sau khi đã làm chết và ép bớt các chất dịch ở phần bụng nó ra tiêm thêm vào cơ thể chúng một ít dung dịch Fooc môn để bảo quản mẫu( làm mẫu lâu bị hỏng) sau đó dùng tập sách cũ ép vào trong để tạo cho mẫu thẳng đẹp dùng các tập vở cũ đè lên trên được 1 ngày sau cho vào mẫu vật vào trên nửa tò báo gấp đôi, gấp tờ báo lại và cho vào trong cặp ép động vật
Dùng dây vải buộc chặt cặp ép. Nén cặp dưới vật nặng rồi đem phơi nắng hoặc sấy cho đến khi khô
Hằng ngày thay giấy báo sau 1 đến 2 ngày không nén cặp bằng vật nặng nữa
Sau khi mẫu vật khô, lấy mẫu dùng kim chỉ hoặc keo dính đính chặt mẫu vào tờ bìa, dán nhãn (hình 6 )
Dây mang
Dây buộc
	Khung 
	Tre 
 (hoặc gỗ)
 HÌNH 5: Cặp ép cây
Tên động vật :
Ngày thu mẫu :
Người thu mẫu :
Nơi thu mẫu :
HÌNH 6. Cách đính mẫu vật vào bìa và vị trí của nhãn
4)Chuẩn bị thuốc chống đỉa , vắt, thuốc phòng côn trùng cắn đốt: Khi cho học sinh đi vào các vủng rừng ngập nước, do địa hình núi, độ ẩm cao nếu có nhiều muỗi vắt giáo viên cho học sinh chuẩn bị thêm một số chất chống muỗi ,vắt, đĩa sau:
Thuốc chống vắt : Giã một vài củ nén (hoặc tỏi ) trộn với một ít muối bột cho vào miếng vải mỏng cột túm lại bằng dây thun, đem theo trường hợp bị vắt bám vào ta chỉ việc lấy túm vải ra áp nhẹ lên con vắt ,con vắt sẻ rơi ra. Trường hợp bị con ve cắn (bộ ve vét –tên địa phương ở tôi gọi là con vét bò ) cắn ta cũng có thể bôi một ít nước tỏi hoặc nén lên đầu nó chỗ nó cắn, sau đó dùng tay gỡ nhẹ nó ra
Thuốc chống đỉa :Trộn ít muối với một ít vôi bột cho vào miếng vải mỏng và cột túm lại, đem theo trường hợp bị đỉa bám dùng túm vải này áp nhẹ lên con đỉa tức khắc đỉa dẫy lên và rơi ra (đỉa phải vôi )
Thuốc phòng khi nổi mẩn ngứa do chạm phải côn trùng cắn đốt : cho học sinh mang theo các loại thuốc như: D.E.F, Flu xin..
5)Chuẩn bị làm các mẫu ngâm các động vật ở nước như cá, ếch, tôm, cua trai..
Sau khi đi TQTN về giáo viên sẽ cho học sinh chọn một số mẫu vật động vật ở nước như tôm, cua, cá, ếch, trai,..để ngâm bảo quản giữ trưng bày ở phòng thiết bị dạy học, dùng để giảng dạy trên lớp sau nầy do đó giáo viên cho học sinh nhóm yêu sinh học chuẩn bị cho việc mổ và ngâm mẫu như sau :
+ Chuẩn bị dung dịch ngâm mẫu :phoóc môn
+ Dụng cụ : bộ đồ mổ.
+Học sinh xem lại nội dung các bài thực hành về cách mổ động vật.
Cách tiến hành :
+Giáo viên hướng dẫn học sinh mổ và trình bày đẹp trên bản gỗ.
+Ngâm trong phoóc môn 10%.( phoóc môn trên cấp về trường là 40% chúng ta phải pha ra) , sau một tuần lấy ra gắn trên kính thuỷ tinh, kính đã được cắt theo kích thước của pô can ngâm mẫu (Pôcan là lọ đựng mẫu ngâm dã được phòng giáo dục cấp về-bằng nhựa )
+Đặt tấm thuỷ tinh có gắn mẫu vào pô can, đổ phoóc môn 5% vào ngâm
+Đậy nắp pô can lại và hàn kín bằng parapin (để không giảm nồng độ phoóc môn.
Bảo quản đặt pô can đựng mẫu ngâm vào nơi khô thoáng .
III/ KẾT THÚC VẤN ĐỀ: 
Trên đây là những yêu cầu để học sinh chuẩn bị trước khi TQTN ,cùng một số chuẩn bị cho sau khi đi TQTN về nhằm để một tiết TQTN tiến hành một cách trọn vẹn dem lại kết quả khả quan cho tiết học

File đính kèm:

  • docchuyen de sinh hoc 7.doc