Chuyên Đề Bồi Dưỡng Học Sinh Giỏi Hóa Học 9 - Phần Vô Cơ - Nguyễn Hồng Quân - Trường THCS Đông Tiến

A - BÀI TOÁN NHẬN BIẾT , PHÂN BIỆT CÁC CHẤT :

 1) Kim loại :

- Dùng nước nhận biết các kim loại : Li, K , Na ,Ca , Ba (Hiện tượng quan sát : Kim loại tan dần và có khí không màu thoát ra ).

VD : 2Na + 2H2O 2NaOH + H2

 Ca + 2H2O Ca(OH)2 + H2

- Thêm tiếp dung dịch Na2CO3 (Hoặc sục khí CO2) vào dung dịch thu được có kết tủa trắng xuất hiện thì mẫu ban đầu là Ca hoặc Ba , không có kết tủa thì mẫu ban đầu là K , Li hoặc Na .

VD : Ca(OH)2 + Na2CO3 CaCO3 + 2NaOH

 Ba(OH)2 + CO2 BaCO3 + H2O

- Dùng dung dịch kiềm(đặc) nhận biết Al , Zn : Al , Zn tan dần ,có khí không màu thoát ra .

 VD : 2Al + 2NaOH + 2H2O 2NaAlO2 + 3H2

 Zn + 2NaOH Na2ZnO2 + H2

- Dùng dung dịch HCl hoặc H2SO4 loãng để nhận biết kim loại đứng trước H trong dãy hoạt động của kim loại ( Kim loại tan dần và có khí không màu thoát ra ).Kim loại đứng sau H trong dãy không tan .

 VD : Fe + H2SO4 FeSO4 + H2

 Cu + H2SO4 (loãng) Không phản ứng

*Lưu ý : - Nếu có nhiều kim loại tan được trong axit thì tiếp tục nhận biết dung dịch muối tạo ra

 - Riêng Fe và Al không tan trong HNO3 , H2SO4 đặc nguội .

 2) Hợp chất :

 - Dùng quì tím nhận biết dung dịch muối ,axit ,bazơ : Axit chuyển màu quì tím thành đỏ ,bazơ chuyển màu quì tím thành xanh ,muối trung hoà không làm chuyển màu quì tím .

 - Dung dịch bazơ làm dung dịch Phênolphtalêin không màu thành màu đỏ .(Lưu ý : Phương pháp này chỉ nhận biết dung dịch bazơ ) .

* Nhận biết gốc axit :

- Gốc (=CO3 ,-HCO3 ) + D2 axit (HCl,H2SO4) Khí không màu CO2 thoát ra .

- Gốc (=SO3 ,-HSO3 ) + D2 axit (HCl,H2SO4) Khí không màu,mùi hắc SO2 thoát ra .

- Gốc (=SO4 ,=CO3 ,H2SO4) + D2 BaCl2,Ba(NO3 )2 ,Ba(OH)2 Kết tủa trắng (BaSO4,BaCO3)

- Gốc (=S) + D2 Pb(NO3)2,Cu(NO3 )2 Kết tủa đen (CuS,PbS)

- Gốc (-Cl) + D2 AgNO3 Kết tủa trắng (AgCl)

- Gốc (PO4) + D2 AgNO3 Kết tủa vàng (Ag3PO4)

- Gốc (NH4-) + D2 NaOH Khí mùi khai bay ra (NH3)

 

doc34 trang | Chia sẻ: honglan88 | Lượt xem: 2278 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Chuyên Đề Bồi Dưỡng Học Sinh Giỏi Hóa Học 9 - Phần Vô Cơ - Nguyễn Hồng Quân - Trường THCS Đông Tiến, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hất trong D2.
Câu 7
Hòa tan 32 gam hỗn hợp gồm Fe và Fe2O3 bằng một lượng H2SO4 loãng vừa đủ thu được 2,24 lít khí (đktc) và dung dịch A .
Tính thành phần phần trăm về khối lượng của các chất trong hỗn hợp ban đầu .
Cho dung dịch A tác dụng với dung dịch NaOH dư ,lọc lấy kết tủa nung trong không khí đến khối lượng không đổi ta được một chất rắn .Tính khối lượng của chất rắn đó .
Câu 8
Nung 7,28 gam bột sắt trong bình chứa đầy không khí thu được hỗn hợp rắn gồm Fe2O3 và Fe3O4 nặng 10,16 gam .Tính thành phần % khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp .
Câu 9
Hòa tan hết 18,8 gam hỗn hợp gồm Fe và Fe2O3 bằng dung dịch H2SO4 1M (có khối lượng riêng d=1,65 g/ml) vừa đủ ,thu được dung dịch A và 1,12 lít khí H2 (đktc) .
a. Tính khối lượng của mỗi chất trong hỗn hợp .
b. Tính khối lượng của H2SO4 đã dùng .
c. Xác định nồng độ % của chất tan trong dung dịch A .
Câu 10 
Hòa tan 1,56 gam hỗn hợp A gồm Al và Mg bằng 200 ml dung dịch HCl 1M ,thu được dung dịch B và 1,792 lít khí H2(đktc) .
a. Chứng minh rằng dung dịch B vẫn còn dư axit .
b. Tính thành phần % mỗi kim loại trong hỗn hợp A .
c. Dung dịch X chứa NaOH 0,2M và Ba(OH)2 0,1M .Tính thể tích dung dịch X cần để trung hòa hoàn toàn axit dư trong B .
Câu 11 
Hỗn hợp M gồm CuO và Fe2O3 có khối lượng là 9,6 gam được chia thành 2 phần bằng nhau .
 + Cho phần 1 tác dụng với 100 ml dung dịch HCl ,khuấy đều .Sau khi phản ứng kết thúc ,hỗn hợp sản phẩm thu được làm bay hơi một cách cẩn thận ,thu được 8,1 gam chất rắn khan .
 + Cho phần 2 tác dụng với 200 ml dung dịch HCl đã dùng ở trên trong điều kiện như lần trước .Sau khi phản ứng kết thúc lại làm bay hơi hỗn hợp sản phẩm như trên,lần này thu được 9,2 gam chất rắn khan .
Viết phương trình hoá học .Tính nồng độ mol của dung dịch HCl đã dùng .
Tính thành phần phần trăm về khối lượng của mỗi ôxit trong hỗn hợp M .
Câu 12
Cho hỗn hợp gồm 3 chất bột Mg ,Al ,Al2O3 .Lấy 9 gam hỗn hợp trên tác dụng với dung dịch NaOH dư thấy sinh ra 3,36 lít khí H2 (đktc) .Mặt khác cũng với 9 gam hỗn hợp trên tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl thì thu được 7,84 lít khí H2(đktc).
a. Viết các PTPƯ xảy ra trong quá trình thí nghiệm.
b. Tính số gam mỗi chất trong hỗn hợp.
Câu 13
Cho 27,4 gam kim loại Ba vào 500 gam dung dịch hỗn hợp gồm (NH4)2SO4 1,32% và CuSO4 1,92% .Sau khi kết thúc tất cả các phản ứng ta thu đựơc khí A ,kết tủa B và dung dịch C .
Tính thể tích khí A (đktc).
Lấy kết tủa B rửa sạch và nung ở nhiệt độ cao tới khối lượng không đổi thì được bao nhiêu gam chất rắn .
Tính nồng độ % của các chất tan trong dung dịch C.
Câu 14 
Hỗn hợp A gồm CuO , Fe2O3 và MgO .Dẫn khí CO qua ống sứ chứa 12 gam A đốt nóng tới dư thu được 10 chất rắn B và khí C. Hấp thụ C bằng 500 ml dung dịch Ba(OH)2 thu được 14,775 gam kết tủa .
Tính nồng độ mol của dung dịch Ba(OH)2 .
Tính % về khối lượng của A biét rằng 12 gam A phản ứng vừa đủ với 225 ml dung dịch HCl 2M.
Câu 15
Hỗn hợp A gồm 3 kim loại là Cu ,Mg và Fe .Cho A tác dụng với dung dịch HCl dư được dung dịch B, 6,4 gam chất rắn C và 4,48 lít khí H2 (đktc) .Cho dung dịch B phản ứng với dung dịch NaOH dư sau đó nung kết tủa đến khối lượng không đổi thì được 12 gam chất rắn .
 Tính thành phần % về khối lượng của các kim loại trong hỗn hợp A.
Câu 16
Có hỗn hợp gồm Al và Fe thành phần không đổi ,hai dung dịch NaOH và HCl đều cbưa biết nồng độ . Qua thí nghiệm người ta biết .
Cho 100 ml dung dịch HCl tác dụng vừa đủ với 3,71 gam Na2CO3 và 20 gam dung dịch NaOH ,đồng thời tạo được 5,85 gam muối ăn .
Mặt khác 9,96 gam hỗn hợp Al và Fe tác dụng với 1,175 lít dung dịch HCl được dung dịch A .Sau khi thêm 800 gam dung dịch NaOH vào dung dịch A ,lọc kết tủa và nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi ,được chất rắn có khối lượng 13,65 gam .
Xác định nồng độ mol của dung dịch HCl và nồng độ % của dung dịch NaOH .
Tính khối lượng của Fe và Al trong hỗn hợp .Các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn .
Câu 17
Hoà tan 26,64 gam chất X là tinh thể muối sufat ngậm nước của kim loại M (hoá trị x) vào nước được dung dịch A. Cho A tác dụng với dung dịch NH3 vừa đủ được kẻt tủa B .Nung B ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi còn lại 4,08 gam chất rắn . Cho dung dịch A tác dụng với dung dịch BaCl2 vừa đủ thu đựơc 27,84 gam kết tủa BaSO4 .
Tìm công thức của X .
Tính thể tích dung dịch NaOH 0,2M cần cho vào A để thu được lượng kết tủa lớn nhất và thể tích dung dịch NaOH 0,2M ít nhất để không có kết tủa tạo thành .
Cho 250 ml dung dịch KOH phản ứng hết với dung dịch A được 2,34 gam kết tủa . Tính nồng độ mol của dung dịch KOH. 
Chuyên đề 6 - Bài toán kim loại đẩy kim loại khỏi dung dịch muối
J Phương pháp :
1-Những kiến thức cần nắm rõ : 
 - Những kim loại hoạt động hóa học mạnh (trừ Li ,Na ,Ca ,Ba ,K ) có thể đẩy kim loại hoạt động hóa học yếu hơn ra khỏi dung dịch muối tạo thành muối mới và kim loại mới .
* Tổng quát : Kim loại (A) + Muối (B) " Muối (C) + Kim loại (D)$
 VD : 2Al + 3 FeSO4 " Al2(SO4)3 + 3Fe$
 Zn + Cu(NO3)2 " Zn(NO3)2 + Cu$ ........
 - Dãy hoạt động hóa học của kim loại : 
 Li , K , Ba , Ca , Na , Mg , Al , Zn , Fe , Cd , Ni , Sn , Pb , (H) , Cu , Ag , Hg , Pt , Au
* Điều kiện : + Kim loại tác dụng mạnh hơn kim loại trong muối .
	 + Muối phải tan trong nước .
* Lưu ý : + Khi cho những kim loại tan trong nước ở điều kiện thường vào dung dịch muối thì kim loại đó tác dụng với nước trước -> dung dịch kiềm . Sau đó kiềm sinh ra phản ứng với muối có trong dung dịch .
 + Các kim loại đứng trước Ag và sau Fe trong dãy hoạt động hóa học kim loại tác dụng với dung dịch muối sắt III -> 2 muối mới (trong đó một muối sắt II ) 
 	VD : Cu + 2Fe(NO3)3 " Cu(NO3)2 + 2Fe(NO3)2 
	 Fe + 2FeCl3 " 3 FeCl2 
 + Các kim loại đứng trước Fe trong dãy hoạt động hóa học một lượng dư kim loại tác dụng với dung dịch muối sắt III -> muối mới và kim loại mới . Các phản ứng xảy ra theo thứ tự .
 VD : Al + 3FeCl3 " AlCl3 + 3FeCl2 (1)
	 2Al + 3FeCl2 " 2AlCl3 + 3Fe$ (2)
 + Nếu 2 kim loại cùng tác dụng với một dung dịch muối ,thì thứ tự phản ứng xảy ra ưu tiên kim loại mạnh hơn phản ứng trước với muối ,khi kim loại đó phản ứng hết mới đến kim loại yếu hơn (Nguyên tắc cạnh tranh ).
 VD : Cho hỗn hợp 2 kim loại Al và Fe vào dung dịch CuSO4 dư .Thứ tự phản ứng xảy ra như sau :
 2Al + 3CuSO4 " Al2(SO4)3 + 3Cu$ (1)
 Fe + CuSO4 " FeSO4 + Cu$ (2)
+ Nếu 1 kim loại tác dụng với một dung dịch gồm 2 muối ,thì phản ứng xảy ra ưu tiên kim loại phản ứng trước với muối của kim loại yếu hơn,khi muối kim loại đó phản ứng hết mới đến muối của kim loại còn lại cần chú ý đến khoảng phản ứng (Biện luận để xét từng trường hợp)
 VD : Cho kim loại Zn vào dung dịch A gồm AgNO3 , Cu(NO3)2. Thứ tự phản ứng xảy ra như sau :
 Zn + 2AgNO3 " Zn(NO3)2 + 2Ag$ (1)
 Zn + Cu(NO3)2 " Zn(NO3)2 + Cu$ (2)
2.Bài toán và phương pháp giải : 
+ Đổi các dữ kiện đầu bài ra số mol nếu có thể .
+ Đặt số mol cho kim loại phản ứng là : x mol (đối với những chất chưa biết số mol tham gia pư) 
+ Viết PTHH theo thứ tự phản ứng ưu tiên .
+ Liên hệ số mol kim loại phản ứng với số mol muối phản ứng và số mol kim loại ,muối tạo ra theo PT
+ Tính khối lượng kim loại tan vào dung dịch và khối lượng kim loại tạo ra (phương pháp tăng giảm khối lượng ). So sánh à khối lượng kim loại tăng hay giảm bằng hiệu số : 
 rm = Khối lượng kim loại tan vào dung dịch – khối lượng kim loại mới tạo ra .
- Nếu : rm > 0 " Khối lượng dung dịch tăng lên " Khối lượng thanh kim loại giảm đi .
 rm < 0 " Khối lượng dung dịch giảm đi " Khối lượng thanh kim loại tăng lên .
*Lưu ý : + Hiệu số rm không thể = 0 do 2 kim loại khác nhau .
+ Lập PT toán học à giải tìm x 
+ Tính các dữ kiện theo yêu cầu của đầu bài .
Vd: Nhúng lá sắt nặng 50 gam vào 200ml dung dịch Cu(NO3)21M .Sau một thời gian lấy ra cân lại được 51 gam.
 Tính khối lượng đồng bám trên lá sắt .Giả sử toàn bộ đồng thoát ra đều bám trên lá sắt .
 Tính nồng độ mol của chất tan có trong dung dịch thu được .Giả sử thể tích của dung dịch không thay đổi.
Bài giải : + Số mol của Cu(NO3)2 có trong dung dịch là : n Cu(NO3)2 = 0,2.1=0,2 (mol) 
 + Gọi số mol sắt đã tham gia phản ứng là : x mol 
 PT: Fe + Cu(NO3)2 " Fe(NO3)2 + Cu$ 
 x mol x mol x mol x mol 
 + Khối lượng sắt đã phản ứng là : mFe = 56.x (g) 
 + Khối lượng đồng sinh ra là : mCu = 64.x (g) 
 + Khối lượng thanh sắt tăng thêm là : rm = 64.x - 56.x = 8.x = 51 - 50 = 1 (g) à x= 0,125 (mol)
 a) Khối lượng đồng sinh ra là : mCu = 64. 0,125 = 8 (g) 
 b) Sau phản ứng dung dịch gồm: {Cu(NO3)2 dư : 0,2 - 0,125 = 0,075 mol : Fe(NO3)2 : 0,125mol}
 + Nồng độ các chất có trong dung dịch là : 
*Lưu ý về phương pháp giải:
	+ Vận dụng thành thạo định luật bảo toàn khối lượng ,định luật thành phần không đổi ,
	+ Phương pháp tăng giảm khối lượng ,bảo toàn số mol nguyên tố 
 + Khi nhúng thanh kim loại A vào dung dịch muối của kim loại B (kém hoạt động hơn A) . Sau khi lấy thanh kim loại A ra ,khối lượng thanh kim loại A ban đầu sẽ thay đổi do : 
Một lượng A tan vào dung dịch .
Một lượng B từ dung dịch được giải phóng bám vào thanh A .
Tính khối lượng tăng (hay giảm) của thanh A phải dựa vào phản ứng cụ thể .
 L Bài tập vận dụng : 
Câu 1
Nhúng một lá kẽm vào 200 ml dung dịch CuSO4 1M.Hỏi sau phản ứng kết thúc ,khối lượng lá kẽm tăng hay giảm bao nhiêu gam.
Câu 2
Nhúng một lá sắt nặng 50 gam vào 200ml dung dịch Cu(NO3)21M .Sau một thời gian lấy lá sắt ra cân lại được 51 gam.
Tính khối lượng đồng bám trên lá sắt .Giả sử toàn bộ đồng thoát ra đều bám trên lá sắt .
Tính nồng độ mol của chất tan có trong dung dịch thu được .Giả sử thể tích của dung dịch không thay đổi.
Câu 3
Ngâm một lá Al trong dung dịch HCl .Sau phản ứng lấy lá nhôm ra khỏi dung dịch ,rửa sạch ,làm khô thấy khối lượng lá nhôm giảm 5,4 gam so với ban đầu .
Tính thể tích khí thoát ra ở đktc .
Sau phản ứng khối lượng bình chứa dung dịch HCl tăng hay giảm bao nhiêu gam .
Câu 4
Ngâm một thanh sắt nặng 50 gam vào 250 ml dung dịch CuCl2 .Kết thúc phản ứng lấy thanh sắt ra cân lại thấy khối lượng tăng 4% .Xác định nồng độ mol của dung dịch CuCl2 .
Câu 5
Nhún

File đính kèm:

  • docChuyen De Boi Duong HSG 9 Vo Co.doc