Chuyên đề: Bài tập ancol (tiếp theo)

Câu 1: Đun nóng 5,3 gam 2 ancol X, Y với H2SO4 đặc ở 170oC đến pư hoàn toàn thu được hh khí gồm 2 anken. Đốt cháy hết 2 anken rồi cho sản phẩm cháy hấp thụ vào dd Ca(OH)2 thu được 25 gam kết tủa. Công thức phân tử của X và Y là:

A. CH3OH và C2H5OH B. CH3OH và C¬3H7OH

C. C2H5OH và C3H7OH D. C3H7OH và C4H9OH

 

doc3 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1172 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề: Bài tập ancol (tiếp theo), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHUYÊN ĐỀ: BÀI TẬP ANCOL
Câu 1: Đun nóng 5,3 gam 2 ancol X, Y với H2SO4 đặc ở 170oC đến pư hoàn toàn thu được hh khí gồm 2 anken. Đốt cháy hết 2 anken rồi cho sản phẩm cháy hấp thụ vào dd Ca(OH)2 thu được 25 gam kết tủa. Công thức phân tử của X và Y là:
A. CH3OH và C2H5OH B. CH3OH và C3H7OH
C. C2H5OH và C3H7OH D. C3H7OH và C4H9OH
Giải: CT chung của X và Y là: CnH2n+1OH, với 2≤n≤4 (Vì 2 anken ở thể khí)
Các PTHH: CnH2n+1OH CnH2n + H2O
 CnH2n + O2 → nCO2 + nH2O
 CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O
Theo gt: → n2 Ancol = mol	
Vậy: m Ancol = 
Vậy 2 ancol là: C2H5OH và C3H7OH 
Câu 2: Đun nóng hỗn hợp X gồm 3 ancol đơn chức với H2SO4 đặc ở 170oC thu được hh khí chỉ gồm 2 olefin. Các ancol trong hh X có thể là:
Ancol etylic, butylic và isobutylic
Ancol etylic, propylic và isobutylic
Ancol etylic, propylic và isopropylic
Ancol metylic, etylic và sec-butylic
Câu 3: Đun nóng 3,6 gam một ancol với H2SO4 đặc thu được 1,344 lit khí một olefin (đktc), hiệu suất pư là 76,668%. Công thức của ancol là:
A. C2H5OH B. C3H7OH C. C2H4(OH)2 D. C4H9OH
Giải: Đun nóng ancol được olefin → Ancol no đơn chức
CnH2n+1OH CnH2n + H2O
nAncol = nOlefin = 0.06 mol → → Ancol: C2H5OH
Câu 4: Hỗn hợp 2 ancol no đơn chức là đồng đẳng kế tiếp nhau (MA<MB). Lấy 11 gam hh A và B tác dụng hết với Na, thu được 3,36 lit khí H2 (đktc). Thành phần % theo khối lượng của mỗi ancol A và B tương ứng là:
A. 41,82% và 58,18% B. 48,12% và 51,88%
C. 25% và 75% D. 58,18% và 41,82%
Giải: Từ gt suy ra CT 2 ancol là CH3OH và C2H5OH → % khối lượng từng ancol
Câu 5: Ancol etylic có nhiệt độ sôi cao hơn hẳn so với các anđehit và dẫn xuất halogen có khối lượng mol xấp xỉ với nó vì:
Ancol etyic có phản ứng với Na
Ancol etylic tạo được liên kết hiđro với nước
Ancol etylic có liên kết hiđro giữa các phân tử với nhau
Tất cả các lí do trên đều đúng
Câu 6: Trong số các ancol cho dưới đây, ancol nào là ancol bậc ba?
A. Butan – 2- ol B. Butan – 1,2,3 – triol
C. 3 – metylbutan – 2 – ol C. 2 – metylbutan – 2 – ol 
Câu 7: Khi cho ancol anlylic (CH2=CH – CH2OH) tác dụng với HBr dư, đậm đặc thì sản phẩm chính thu được là:
A. CH3 – CHBr – CH2Br B. CH3 – CHBr – CH2OH
C. CH2Br – CH2 – CH2Br D. CH2Br – CH2 – CH2OH
Chú ý: Ancol anlylic tác dụng với HBr dư, đậm đặc vừa cộng vào nối đôi theo quy tắc Maccopnhicop, vừa tác dụng với nhóm chức –OH của ancol tạo dẫn xuất chứa brom.
Câu 8: Ancol A là một đồng phân của C4H10O khi tác dụng với CuO ở nhiệt độ cao cho sản phẩm hữu cơ B có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc. Khi cho A tách nước trong điều kiện thích hợp thu được anken C. Nếu cho C hợp nước (H2SO4 xúc tác) sẽ thu được ancol bậc III. Vậy A là:
A. Ancol butylic B. Ancol sec – butylic
C. Ancol isobutylic D. Ancol tert – butylic
Câu 9: Số đồng phân bậc III ứng với ancol có CTPT C6H13OH là:
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 
Câu 10: Khi cho một ancol X tác dụng với Cu(OH)2 thấy Cu(OH)2 tan và sản phẩm tạo thành là một phức màu xanh lam. Kết luận nào sau đây là chính xác nhất?
A. X là một ancol đa chức B. X là glixerol
C. X là etylen glicol D. X là ancol đa chức có ít nhất 2 nhóm OH liền kề nhau 
Câu 11: Khi cho cùng một khối lượng của ancol etylic và glixerol tác dụng với Na dư thì tỉ lệ thể tích khí thoát ra từ ancol etylic (V1) và từ glixerol (V2) tương ứng là:
A. V1 : V2 = 1 : 1 B. V1 : V2 = 1 : 1,5
C. V1 : V2 = 1 : 3 C. V1 : V2 = 1: 2 
Câu 12: Cho m gam hơi ancol metylic đi qua một ống sứ chứa CuO đốt nóng, làm lạnh toàn bộ phần hơi đi ra khỏi ống rồi chia thành 2 phần đều nhau.
Phần 1 cho phản ứng hết với Na thu được 3,36 lit khí H2 (đktc)
Phần 2 cho phản hết với dd AgNO3 trong amoniac, thu được 86,4 gam Ag
Giá trị của m là:
A. 9,6 gam B. 19,2 gam C. 16 gam D. 32 gam
Giải: Pư: CH3OH + CuO HCHO + Cu + H2O
Hơi gồm: CH3OH dư, HCHO và H2O
Phần 1: 2CH3OH + 2Na → 2CH3ONa + H2
 2H2O + 2Na → 2NaOH + H2
→ Tổng số mol ancol dư và nước = 2nH2 = 2.0,15 = 0,3 mol
Mặt khác khi bik oxi hóa thì cứ 1 mol ancol → 1 mol H2O nên số mol ancol có trong một phần = số mol ancol dư + số mol H2O = 0,3 mol
- Số gam ancol trong 1 phần là: 32.0,3 = 9,6 gam
- Số gam ancol ban đầu là: 9,6.2 = 19,2 gam
Câu 13: Cho m gam hơi ancol metylic đi qua một ống sứ chứa CuO đốt nóng, làm lạnh toàn bộ phần hơi đi ra khỏi ống rồi chia thành 2 phần đều nhau.
Phần 1 cho phản ứng hết với Na thu được 3,36 lit khí H2 (đktc)
Phần 2 cho phản hết với dd AgNO3 trong amoniac, thu được 86,4 gam Ag
Hiệu suất của quá trình oxi hóa ancol bằng:
A. 33,3% B. 40% C. 66,67% D. 60%
Giải: Pư: CH3OH + CuO HCHO + Cu + H2O
Hơi gồm: CH3OH dư, HCHO và H2O
Phần 1: 2CH3OH + 2Na → 2CH3ONa + H2
 2H2O + 2Na → 2NaOH + H2
→ Tổng số mol ancol dư và nước = 2nH2 = 2.0,15 = 0,3 mol
Mặt khác khi bik oxi hóa thì cứ 1 mol ancol → 1 mol H2O nên số mol ancol có trong một phần = số mol ancol dư + số mol H2O = 0,3 mol
- Khi pư với dd AgNO3/NH3 ta có:
HCHO + 4AgNO3 + 6NH3 + 2H2O → (NH4)2CO3 + 4NH4NO3 + 4Ag
(Hoặc HCHO + 4Ag(NH3)2OH → (NH4)2CO3 + 4Ag + 6NH3 + 2H2O)
Vì số mol Ag tạo ra là 0,8 mol nên số mol HCHO trong 1 phần là 0,2 mol
→ Hiệu suất quá trình oxi hóa ancol: 
Câu 14: Cho 1,52 gam hh gồm 2 ancol no, đơn chức là đồng đẳng kế tiếp tác dụng với natri vừa đủ thu được 2,18 gam chất rắn. Hai ancol đó là:
A. C5H11OH và C4H9OH B. C4H9OH và C3H7OH 
C. C3H7OH và C2H5OH D. C2H5OH và CH3OH
Giải: CnH2n+1OH + Na → CnH2n+1ONa + 
 1 mol ancol....................1 mol muối KL tăng 22 gam
 x mol ancol................................................... 2,18 – 1,52 = 0,66 gam
 → 
Vậy 2 ancol ban đầu là C2H5OH và C3H7OH
Câu 15: Cho 9,2 gam hh A gồm ancol propylic và đồng đẳng X của nó tác dụng với Na dư thu được 2,24 lit khí (đktc). CTPT của ancol X là:
A. CH3OH B. C2H5OH C. C4H9OH D. C5H11OH
Câu 16: Chia m gam ancol etylic thành 2 phần bằng nhau: 
Phần 1: Cho tác dụng hết với Na thu được 1,12 lit khí (đktc)
Phần 2: Thực hiện phản ứng este hóa với lượng dư axit axetic, hiệu suất pư este hóa đạt 50%. Sau đó tách riêng phần este rồi cho pư với V(ml) dd NaOH 0,5M. Giá trị của V là:
A. 50 ml B. 100 ml C. 150 ml D. 200 ml
Giải: Số mol ancol trong mỗi phần = 2nH2 = 0,1 mol
Vì hs pư este hóa là 50% → số mol este thu được là 0,05 mol
→ nNaOH = 0,05 mol → VNaOH = 
Câu 17: Một ancol no X có số nhóm chức bằng số nguyên tử cacbon trong phân tử. Hóa hơi 3,1 gam X thu được thể tích bằng đúng thể tích của 1,6 gam O2 đo ở cùng điều kiện. Vậy X là:
A. etan – 1,2 – điol B. propan – 1,2,3 – triol
C. metanol D. etanol
Giải: → MX = → n = 2
Câu 18: Cho 100 ml ancol etylic 92o tác dụng hết với Na kim loại thu được V(lit) khí hiđro (đktc). Biết khối lượng riêng của ancol etylic nguyên chất là 0,8 g/ml. Giá trị của V là:
A. 17,92 lit B. 19,48 lit C. 22,4 lit D. 22,898 lit
Giải: Trong 100 ml ancol etylic 92o có 92 ml ancol và có 8 ml nước. Khi pư với Na thì cả ancol và nước đều có pư tạo khí H2
Các pư: 2C2H5OH + 2Na → 2C2H5ONa + H2
 2H2O + 2Na → 2NaOH + H2
Câu 19: Oxi hóa 2 mol ancol metylic thành anđehit fomic bằng CuO rồi cho anđehit tan hết vào 100 gam nước. Biết hiệu suất phản ứng oxi hóa là 80%. Nồng độ % dd anđehit fomic là:
A. 37,8% B. 32,4% C. 38,2% D. 35,8%
Giải: CH3OH + CuO → HCHO + Cu + H2O
Vì hs là 80% nên khối lượng anđehit thu được: m = 2.30.80%=48g
→ C%Anđehit = 

File đính kèm:

  • docbai tap TN ancol hay co dap an.doc
Giáo án liên quan