Chuyên đề Áp dụng phương pháp dạy học “bàn tay nặn bột” vào môn tnxh và khoa học ở tiểu học

A. Nội dung bài học áp dụng PP Bàn tay nặn bột :

 Tìm hiểu tính chất của nước : Nước thấm qua một số vật.

B. Mục tiêu hoạt động:

 Sau khi học, học sinh biết được nước thấm qua một số vật.

C. Phương pháp thí nghiệm sử dụng : Phương pháp thí nghiệm.

D. Thiết bị cần dùng cho hoạt động:

 1. GV chuẩn bị đồ dùng đủ cho các nhóm:

 - Giấy báo, khăn bông, miếng xốp, túi ni lông, chai nhựa, bát sứ, khay đựng nước,

 - Bút xạ, giấy khổ lớn, bảng nhóm

 2. Học sinh chuẩn bị: Vở thí nghiệm

E. Các hoạt động dạy học:

 

doc13 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 5232 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề Áp dụng phương pháp dạy học “bàn tay nặn bột” vào môn tnxh và khoa học ở tiểu học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uế; Sở GD-ĐT tỉnh Thừa Thiên Huế
75
2011
Trường THCS Lê Hồng Phong, Quy Nhơn Sở GD-ĐT tỉnh Bình Định
60
2012
Cần Thơ
90
3-4 /08/ 2010
Trường Hermann Gmeiner Đà Nẵng, Sở GD-ĐT TP Đà Nẵng
72
1/08/ 2011
Huế
158
4. Các nguyên tắc của Bàn tay nặn bột: Có 10 nguyên tắc 
1. HS quan sát một sự vật hay một hiện tượng của thế giới thực tại, gần gũi với đời sống, dễ cảm nhận và các em sẽ thực hành trên những cái đó.
2.Trong quá trình tìm hiểu, HS lập luận, bảo vệ ý kiến của mình, đưa ra tập thể thảo luận những ý nghĩ và những kết luận cá nhân, từ đó có những hiểu biết mà chỉ những hoạt động, thao tác riêng lẻ không đủ tạo nên.
3. Những hoạt động do GV đề xuất cho HS được tổ chức theo tiến trình sư phạm nhằm nâng cao dần mức độ học tập. Các hoạt động này làm cho các chương trình học tập được nâng cao lên và dành cho HS một phần tự chủ khá lớn.
4. Cần một lượng tối thiểu là 2 giờ/tuần trong nhiều tuần liền cho một đề tài. Sự liên tục của các hoạt động và những phương pháp giáo dục được đảm bảo trong suốt thời gian học tập.
5. HS bắt buộc có mỗi em một quyển vở thực hành do chính các em ghi chép theo cách thức và ngôn ngữ của chính các em.
6. Mục tiêu chính là sự chiếm lĩnh dần dần của HS các khái niệm khoa học và kĩ thuật được thực hành, kèm theo là sự củng cố ngôn ngữ viết và nói.
Những đối tượng tham gia.
7. Các gia đình và/hoặc khu phố được khuyến khích thực hiện các công việc của lớp học.
8. Ở địa phương, các đối tác khoa học (trường Đại học, Cao đẳng, Viện nghiên cứu,..) giúp các hoạt động của lớp theo khả năng của mình.
9. Ở địa phương, các Viện Đào tạo giáo viên (Trường cao đẳng sư phạm, đại học sư phạm) giúp các GV kinh nghiệm và phương pháp giảng dạy. 
10. GV có thể tìm thấy trên Internet các website có nội dung về những môđun (bài học) đã được thực hiện, những ý tưởng về các hoạt động, những giải đáp thắc mắc. Họ cũng có thể tham gia những hoạt động tập thể bằng trao đổi với các đồng nghiệp, với các nhà sư phạm và với các nhà khoa học.
 GV là người chịu trách nhiệm giáo dục và đề xuất những hoạt động của lớp mình phụ trách.
5- CÁC BƯỚC CỦA MỘT TIẾN TRÌNH TÌM TÒI KHÁM PHÁ (6 BƯỚC)
B1_Chọn lựa tình huống khởi đầu (Các thông số giúp cho GV chọn lựa tình huống này dựa vào mục tiêu do chương trình đề ra)
- Sự phù hợp với kế hoạch chung của khối lớp do hội đồng giáo viên của khối đề ra;
- Tính hiệu quả của cách đặt vấn đề có thể có được từ tình huống;
- Các nguồn lực địa phương (về vật chất và nguồn tư liệu)
- Các mối quan tâm chủ yếu của địa phương, mang tính thời sự hoặc nảy sinh từ các hoạt động khác, có thể về khoa học hay không;
-Tính phù hợp của việc học đối với các mối quan tâm riêng của học sinh
B2_Việc phát biểu các câu hỏi của học sinh
- Công việc được thực hiện dưới sự hướng dẫn bởi giáo viên, giáo viên có thể giúp sửa chữa, phát biểu lại các câu hỏi để đảm bảo đúng nghĩa, tập trung vào lĩnh vực khoa học và tạo điều kiện cho việc nâng cao khả năng diễn đạt nói của học sinh;
- Sự chọn lựa có định hướng, có căn cứ của giáo viên trong việc khai thác các câu hỏi hiệu quả (nghĩa là thích hợp với một tiến trình xây dựng, có tính đến các dụng cụ thực nghiệm và tư liệu sẵn có) có thể dẫn đến việc học một nội dung trong chương trình;
- Làm bộc lộ các quan niệm ban đầu của học sinh, đối chiếu chúng với nhau nếu có sự khác biệt để tạo điều kiện cho lớp lĩnh hội vấn đề đặt ra.
B3-Xây dựng các giả thuyết và thiết kế sự tìm tòi nghiên cứu cần tiến hành để chứng minh hay loại bỏ các giả thuyết đó
- Cách quản lí tạo nhóm học sinh của giáo viên (ở các mức khác nhau tùy thuộc hoạt động, từ mức độ cặp đôi đến mức độ cả lớp); các yêu cầu đưa ra ( các chức năng và hành vi mong đợi ở từng nhóm)
- Phát biểu bằng lời các giả thuyết ở các nhóm;
- Có thể xây dựng các qui trình để chứng minh hay loại bỏ các giả thuyết
- Viết các đoạn mô tả các giả thuyết và các tiến trình (bằng lời và hình vẽ, sơ đồ);
- Phát biểu bằng lời hay viết mô tả các dự đoán của học sinh: “ điều gì sẽ xảy ra?” “ vì sao?”;
- Trình bày các giả thuyết và các qui trình đề nghị bằng lời nói trong lớp.
B4_ Sự tìm tòi nghiên cứu do học sinh tiến hành
- Các giai đoạn tranh luận trong nhóm: các cách thức tiến hành thí nghiệm;
- Kiểm soát sự thay đổi của các thông số;
- Mô tả thí nghiệm (bằng các sơ đồ, các đoạn văn mô tả);
- Tính lặp lại được của thí nghiệm (học sinh chỉ rõ các điều kiện thí nghiệm)
- Việc quản lí các ghi chép cá nhân của học sinh.
B5_Lĩnh hội và hệ thống hóa (cấu trúc) các kiến thức
- So sánh và liên hệ các kết quả thu được trong các nhóm khác nhau, trong các lớp khác…
- Đối chiếu với kiến thức đã được thiết lập /trong sách /(dạng khác của việc sử dụng các tìm kiếm tài liệu) trong khi đảm bảo “mức độ phát biểu kiến thức” thích hợp với trình độ học sinh;
- Tìm kiếm các nguyên nhân của những kết quả khác biệt nếu có, phân tích /một cách phê phán/ các thí nghiệm đã tiến hành và đề xuất các thí nghiệm bổ sung;
- Trình bày các kiến thức mới lĩnh hội được cuối cụm bài học bằng lời văn viết do học sinh của học sinh với sự giúp đỡ của giáo viên.
B6_Vận dụng trong trường hợp có thể các kiến thức để:
- Diễn giải một tài liệu
- Chế tạo một đồ vật
- Giải thích một hiện tượng
- Dự đoán một hành vi /hay diễn tiến hiện tượng/ của một sinh vật hay vật thể, tùy thuộc vào một số thông số
- Giai đoạn này rất quan trọng vì nó cho phép học sinh nhận thấy rõ sự tiến bộ của mình, tạo ra hứng thú học tập và bộc lộ khả năng của học sinh.
- Đặt ra các câu hỏi mới
- Tùy thuộc vào tính chất của các câu hỏi mới ( sự phù hợp với chương trình, tính hiệu quả…) và tùy thuộc vào những điều kiện bó buộc về vật chất và thời gian mà các câu hỏi này có thể dẫn đến 
một quá trình tìm tòi nghiên cứu mới hay không.
Tiến tình tìm tòi nghiên cứu tuân theo các nguyên tắc tính thống nhất và tính đa dạng
1- Nguyên tắc tính thống nhất:
Tiến trình này gắn kết với quá trình đặt câu hỏi của học sinh về thế giới thực: 
- Hiện tượng hay sự vật, vô sinh hay hữu sinh, tự nhiên hay nhân tạo, Quá trình đặt câu hỏi /đặt vấn đề/ này dẫn đến việc lĩnh hội các kiến thức và kĩ năng, sau khi học sinh đã tìm tòi nghiên cứu dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
2. Nguyên tắc tính đa dạng:
- Khai thác, thử và sai, thao tác thực nghiệm (ví dụ như dùng pin để làm sáng đèn, thử làm chìm một vật đang nổi,…). Kiểu hoạt động này nhằm giúp cho học sinh làm quen với hiện tượng, các sinh vật hay vật thể.
- Thử nghiệm trực tiếp: thử nghiệm một giả thuyết bằng cách tạo ra một qui trình thực nghiệm thích hợp ( cách thức này đòi hỏi cao hơn cách thức trước)
- Quan sát trực tiếp hay có sử dụng dụng cụ: Sự quan sát này được định hướng bởi cách đặt vấn đề chính xác, dẫn học sinh đến việc quan sát tập trung vào chính xác một yếu tố nhằm thử nghiệm một giả thuyết.
- Mô hình hóa: tạo ra hay sử dụng một mô hình /maket/ để có thể hiểu được /hiện tượng/ (ví dụ để hiểu được sự thay đổi các pha của Mặt trăng)
- Điều tra và tham quan: có thể được tiến hành ở bất cứ giai đoạn nào. Có thể được tiến hành ngay trong giai đoạn đầu để làm quen với môi trường ở địa phương, thu thập các vật liệu, gợi ra các câu hỏi. Có thể thực hiện trong giai đoạn tìm tòi để thúc đẩy các nghiên cứu tìm kiếm. Cũng có thể được thực hiện trong giai đoạn cuối để đem lại ý nghĩa cho các kiến thức đã được hình thành trong lớp.
- Tìm kiếm tài liệu: cách thức này có thể thay thế cho việc thực nghiệm trực tiếp khi không thể tiến hành các thực nghiệm, hoặc có thể được dùng để thúc đẩy hoặc cũng có thể được dùng như phương tiện cuối cùng để đối chiếu kiến thức được xây dựng trong lớp với kiến thức đã được thiết lập/ trong sách 
6. TIẾN TRÌNH SƯ PHẠM CỦA PP BTNB (gồm 5 bước)
Bàn tay nặn bột đề xuất một tiến trình ưu tiên xây dựng tri thức bằng khai thác, thực nghiệm và thảo luận. Đó là sự thực hành khoa học bằng hành động, hỏi đáp, tìm tòi, thực nghiệm, xây dựng tập thể chứ không phải bằng phát biểu lại các kiến thức có sẵn xuất phát từ sự ghi nhớ thuần tuý.
Các bước
Nhiệm vụ của HS
Nhiệm vụ của GV
Bước 1: 
Tình huống xuất phát và câu hỏi nêu vấn đề
- Quan sát, suy nghĩ
- GV chủ động đưa ra một tình huống mở có liên quan đến vấn đề khoa học đặt ra. 
- Câu hỏi nêu vấn đề đảm bảo ngắn gọn, gần gũi, dễ hiểu, phù hợp với trình độ, gây mâu thuẫn nhận thức và kích thích tính tò mò, thích tìm tòi, nghiên cứu… 
Bước 2: Bộc lộ quan niệm ban đầu của học sinh
- Bộc lộ quan niệm ban đầu nêu những suy nghĩ từ đó hình thành câu hỏi, giả thuyết. …..bằng nhiều cách nói, viết, vẽ. 
 Đây là bước quan trọng đặc trưng của PP BTNB
- GV cần: Khuyến khích HS nêu những suy nghĩ …..bằng nhiều cách nói, viết, vẽ. 
- GV quan sát nhanh để tìm các hình vẽ khác biệt.
Bước 3: Đề xuất câu hỏi hay giả thuyết và thiết kế phương án thực nghiệm
a. Đề xuất câu hỏi
- Từ các khác biệt và phong phú về biểu tượng ban đầu, HS đề xuất câu hỏi liên quan đến nội dung bài học
- GV giúp học sinh đề xuất câu hỏi liên quan đến nội dung bài học
- Kiểm soát lời nói, cấu trúc câu hỏi, chính xác hoá từ vựng của học sinh.
b, Đề xuất phương án thực nghiệm
- Bắt đầu từ những vấn đề khoa học được xác định, HS xây dựng giả thuyết 
HS trình bày các ý tưởng của mình, đối chiếu nó với những bạn khác 
-GV đặt câu hỏi đề nghị HS đề xuất thực nghiệm tìm tòi nghiên cứu để trả lời cho câu hỏi đó.
- GV ghi lại các cách đề xuất của học sinh (không lặp lại)
- GV nhận xét chung và quyết định tiến hành PP thí nghiệm đã chuẩn bị sẵn 
 ( Nếu HS chưa đề xuất được GV có thể gợi ý hay đề xuất phương án cụ thể)
 (chú ý làm rõ và quan tâm đến sự khác biệt giữa các ý kiến)
Bước 4: Tiến hành thí nghiệm tìm tòi - nghiên cứu
HS hình dung có thể kiểm chứng các giả thuyết bằng…
…thí nghiệm (Ưu tiên thí nghiệm trực tiếp trên vật thật) 
…quan sát,
…điều tra
…nghiên cứu tài liệu.
- HS sinh ghi chép lại vật liệu thí nghiệm, cách bố trí, và thực hiện thí nghiệm (mô tả bằng lời hay hình vẽ), 
- Nêu rõ yêu cầu, mục đích thí nghiệm sau đó mới phát các dụng cụ và vật liệu thí nghiệm
- GV bao quát và nhắc nhở các nhóm chưa thực hiện, hoặc thực hiện sai…
… tổ ch

File đính kèm:

  • docBAN TAY NAN BOT NGUYEN SONG NHAN.doc
Giáo án liên quan