Chuyên đề 1: Nguyên tử - Nguyên tố hoá học (tiếp)

NT là hạt vô cùng nhỏ ,trung hoà về điện và từ đó tạo mọi chất .NT gồm hạt nhân mang điện tích + và vỏ tạo bởi electron (e) mang điện tích -

2/ Hạt nhân tạo bởi prôton (p) mang điện tích (+) và nơtron (n) ko mang điên .Những NT cùng loại có cùng số p trong hạt nhân .Khối lượng HN =khối lượng NT

3/Biết trong NT số p = số e .E luôn chuyển động và sắp xếp thành từng lớp.Nhờ e mà NT có khả năng liên kết đượcvới nhau

 

doc21 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1634 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Chuyên đề 1: Nguyên tử - Nguyên tố hoá học (tiếp), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 thấy có 2,8 gam sắt. Trong mẫu quặng trên, khối lượng Fe2O3 ứng với hàm lượng sắt nói trên là:
 A. 6 gam B. 8 gam C. 4 gam D. 3 gam
 Đáp số: C
Bài 5.Xác định công thức phân tử của CuxOy, biết tỉ lệ khối lượng giữa đồng và oxi trong oxit là 4 : 1. Viết phương trình phản ứng điều chế đồng và đồng sunfat từ CuxOy (các hóa chất khác tự chọn).
Bài 6:Trong phòng thí nghiệm có các kim loại kẽm và magiê, các dung dịch axit sunfuric loãng H2SO4 và axit clohiđric HCl. Muốn điều chế được 1,12 lít khí hiđro (đktc) phải dùng kim loại nào, axit nào để chỉ cần một lượng nhỏ nhất.
 A. Mg và H2SO4 B. Mg và HCl
 C. Zn và H2SO4 D. Zn và HCl
 Đáp số: B
Bài 8: a)Tìm công thức của oxit sắt trong đó có Fe chiếm 70% khối lượng.
b) Khử hoàn toàn 2,4 gam hỗn hợp CuO và FexOy cùng số mol như nhau bằng hiđro được 1,76 gam kim loại. Hoà tan kim loại đó bằng dung dịch HCl dư thấy thoát ra 0,488 lít H2 (đktc). Xác định công thức của oxit sắt.
 Đáp số: a) Fe2O3 
 b) Fe2O3..
Chuyên đề 6
Tính theo phương trình hoá học
A.Lí thuyết
1.Dạng 1:Tính khối lượng (hoặc thể tích khí, đktc) của chất này khi đã biết (hoặc thể tích) của 1 chất khác trong phương trình phản ứng.
2. Dạng 2: Cho biết khối lượng của 2 chất tham gia, tìm khối lượng chất tạo thành.
3. Dạng 3: Tính theo nhiều phản ứng
B. Bài tập
Bài 1:Cho 8,4 gam sắt tác dụng với một lượng dung dịch HCl vừa đủ. Dẫn toàn bộ lượng khí sinh ra qua 16 gam đồng (II) oxit nóng.
 a) Tính thể tích khí hiđro sinh ra (đktc)
 b) Tính khối lượng kim loại đồng thu được sau phản ứng.
Bài 2:Khi đốt, than cháy theo sơ đồ sau:
 Cacbon + oxi khí cacbon đioxit
a) Viết và cân bằng phương trình phản ứng.
b) Cho biết khối lượng cacbon tác dụng bằng 9 kg, khối lượng oxi tác dụng bằng 24 kg. Hãy tính khối lượng khí cacbon đioxit tạo thành.
c) Nếu khối lượng cacbon tác dụng bằng 6 kg, khối lượng khí cacbonic thu được bằng 22 kg, hãy tính khối lượng oxi đã phản ứng.
 Đáp số: b) 33 kg
 c) 16 kg
Bài 3:Cho 5,1 gam hỗn hợp Al và Mg vào dung dịch H2SO4 loãng, dư thu được 5,6 lít khí H2 (đktc). Tính khối lượng mỗi kim loại ban đầu. Biết phản ứng xảy ra hoàn toàn.
Baì 4:Cho 2,8 gam sắt tác dụng với 14,6 gam dung dịch axit clohiđric HCl nguyên chất.
a) Viết phương trình phản ứng xảy ra.
b) Chất nào còn dư sau phản ứng và dư bao nhiêu gam?
c) Tính thể tích khí H2 thu được (đktc)?
d) Nếu muốn cho phản ứng xảy ra hoàn toàn thì phải dùng thêm chất kia một lượng là bao nhiêu?
 Đáp số: b) 8, 4 gam; c) 3,36 lít; d) 8, 4 gam sắt.
Bài 5:Cho hỗn hợp CuO và Fe2O3 tác dụng với H2 ở nhiệt độ thích hợp. Hỏi nếu thu được 26,4 gam hỗn hợp đồng và sắt, trong đó khối lượng đồng gấp 1,2 lần khối lượng sắt thì cần tất cả bao nhiêu lít khí hiđro.
 Đáp số: 12,23 lít.
Bài 6:Cho một hỗn hợp chứa 4,6 gam natri và 3,9 gam kali tác dụng với nước.
a) Viết phương trình phản ứng.
b) Tính thể tích khí hiđro thu được (đktc)
c) Dung dịch sau phản ứng làm quì tím biến đổi màu như thế nào?
 Đáp số: b) 3,36 lít; 
 c) màu xanh
Bài 7:Có một hỗn hợp gồm 60% Fe2O3 và 40% CuO. Người ta dùng H2 (dư) để khử 20 gam hỗn hợp đó.
a) Tính khối lượng sắt và khối lượng đồng thu được sau phản ứng.
b) Tính số mol H2 đã tham gia phản ứng.
Bài 8: Trong phòng thí nghiệm có các kim loại kẽm và magiê, các dung dịch axit sunfuric loãng H2SO4 và axit clohiđric HCl. Muốn điều chế được 1,12 lít khí hiđro (đktc) phải dùng kim loại nào, axit nào để chỉ cần một lượng nhỏ nhất.
 A. Mg và H2SO4 B. Mg và HCl
 C. Zn và H2SO4 D. Zn và HCl
Bài 9:Cho 60,5 gam hỗn hợp gồm hai kim loại kẽm Zn và sắt Fe tác dụng với dung dịch axit clohiđric. Thành phần phần trăm về khối lượng của sắt chiếm 46,289% khối lượng hỗn hợp.Tính
a) Khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp.
b) Thể tích khí H2 (đktc) sinh ra khi cho hỗn hợp 2 kim loại trên tác dụng với dung dịch axit clohiđric.
c) Khối lượng các muối tạo thành.
 Đáp số: a) 28 gam Fe và 32,5 gam kẽm
 b) 22,4 lít
 c)= 63,5gam và= 68 gam
Chuyên đề 7 :
Oxi- hiđro và hợp chất vô cơ
Bài 1:
Có 4 bình đựng riêng các khí sau: không khí, khí oxi, khí hiđro, khí cacbonic. Bằng cách nào để nhận biết các chất khí trong mỗi bình. Giải thích và viết các phương trình phản ứng (nếu có).
 Bài 2:Viết phương trình hóa học biểu diễn sự cháy trong oxi của các đơn chất: cacbon, photpho, hiđro, nhôm, magiê, lưu huỳnh . Hãy gọi tên các sản phẩm.
Bài 3: Viết các phương trình phản ứng lần lượt xảy ra theo sơ đồ:
 C CO2 CaCO3 CaO Ca(OH)2
Để sản xuất vôi trong lò vôi người ta thường sắp xếp một lớp than, một lớp đá vôi, sau đó đốt lò. Có những phản ứng hóa học nào xảy ra trong lò vôi? Phản ứng nào là phản ứng toả nhiệt; phản ứng nào là phản ứng thu nhiệt; phản ứng nào là phản ứng phân huỷ; phản ứng nào là phản ứng hóa hợp?
Bài 4: Từ các hóa chất: Zn, nước, không khí và lưu huỳnh hãy điều chế 3 oxit, 2 axit và 2 muối. Viết các phương trình phản ứng.
Bài 5.Có 4 lọ mất nhãn đựng bốn chất bột màu trắng gồm: Na2O, MgO, CaO, P2O5.Dùng thuốc thử nào để nhận biết các chất trên?
dùng nước và dung dịch axit H2SO4
dùng dung dịch axit H2SO4 và phenolphthalein
dùng nước và giấy quì tím.
không có chất nào khử được
 Bài 6. Để điều chế khí oxi, người ta nung KClO3 . Sau một thời gian nung ta thu 
 được 168,2 gam chất rắn và 53,76 lít khí O2(đktc).
 a) Viết phương trình phản ứng xảy ra khi nung KClO3.
 b) Tính khối lượng KClO3 ban đầu đã đem nung.
 c) Tính % khối lượng mol KClO3 đã bị nhiệt phân.
 Đáp số: b) 245 gam. 
 c) 80%
Bài 7. Có 3 lọ đựng các hóa chất rắn, màu trắng riêng biệt nhưng không có nhãn : 
 Na2O, MgO, P2O5. Hãy dùng các phương pháp hóa học để nhận biết 3 chất ở 
 trên. Viết các phương trình phản ứng xảy ra.
Bài 8. Lấy cùng một lượng KClO3 và KMnO4 để điều chế khí O2. Chất nào cho 
 nhiều khí oxi hơn?
Viết phương trình phản ứng và giải thích.
b) Nếu điều chế cùng một thể tích khí oxi thì dùng chất nào kinh tế hơn? Biết rằng giá của KMnO4 là 30.000đ/kg và KClO3 là 96.000đ/kg.
 Đáp số: 11.760đ (KClO3) và 14.220 đ (KMnO4)
Bài 9.Hãy lập các phương trình hóa học theo sơ đồ phản ứng sau:
a) Sắt (III) oxit + nhôm nhôm oxit + sắt
b) Nhôm oxit + cacbon nhôm cacbua + khí cacbon oxit
c) Hiđro sunfua + oxi khí sunfurơ + nước
d) Đồng (II) hiđroxit đồng (II) oxit + nước
e) Natri oxit + cacbon đioxit Natri cacbonat.
 Trong các phản ứng trên, phản ứng nào là phản ứng oxi hóa – khử? Xác định chất oxi hóa, chất khử, sự oxi hóa, sự khử.
Bài 10. Có 4 chất rắn ở dạng bột là Al, Cu, Fe2O3 và CuO. Nếu chỉ dùng thuốc thử là dung dịch axit HCl có thể nhận biết được 4 chất trên được không? Mô tả hiện tượng và viết phương trình phản ứng (nếu có).
Bài 11.
a) Có 3 lọ đựng riêng rẽ các chất bột màu trắng: Na2O, MgO, P2O5. Hãy nêu phương pháp hóa học để nhận biết 3 chất đó. Viết các phương trình phản ứng xảy ra.
 b) Có 3 ống nghiệm đựng riêng rẽ 3 chất lỏng trong suốt, không màu là 3 dung dịch NaCl, HCl, Na2CO3. Không dùng thêm một chất nào khác (kể cả quì tím), làm thế nào để nhận biết ra từng chất.
Bài 12. Cho 2,8 gam sắt tác dụng với 14,6 gam dung dịch axit clohiđric HCl nguyên chất.
a) Viết phương trình phản ứng xảy ra.
b) Chất nào còn dư sau phản ứng và dư bao nhiêu gam?
c) Tính thể tích khí H2 thu được (đktc)?
d) Nếu muốn cho phản ứng xảy ra hoàn toàn thì phải dùng thêm chất kia một lượng là bao nhiêu?
 Đáp số: b) 8, 4 gam; c) 3,36 lít; d) 8, 4 gam sắt.
Bài 13.Hoàn thành phương trình hóa học của những phản ứng giữa các chất sau:
a) Al + O2 ..... 
 b) H2 + Fe3O4 .... + ...
c) P + O2 ..... 
d) KClO3 .... + .....
e) S + O2 ..... 
 f) PbO + H2 .... + ....
Bài 14. Trong phòng thí nghiệm có các kim loại kẽm và magiê, các dung dịch axit 
 sunfuric loãng H2SO4 và axit clohiđric HCl.
 Muốn điều chế được 1,12 lít khí hiđro (đktc) phải dùng kim loại nào, axit nào 
 để chỉ cần một lượng nhỏ nhất.
 A. Mg và H2SO4 B. Mg và HCl
 C. Zn và H2SO4 D. Zn và HCl
 Đáp số: B
Bài 15. a ) Hãy nêu phương pháp nhận biết các khí: cacbon đioxit, oxi,nitơ và hiđro
 b) Trình bày phương pháp hóa học tách riêng từng khí oxi và khí cacbonic ra 
 khỏi hỗn hợp. Viết các phương trình phản ứng. Theo em để thu được khí CO2 
 có thể cho CaCO3 tác dụng với dung dịch axit HCl được không? Nếu không 
 thì tại sao?
Bài 16.a) Từ những hóa chất cho sẵn: KMnO4, Fe, dung dịch CuSO4, dung dịch H2SO4 loãng, hãy viết các phương trình hóa học để điều chế các chất theo sơ đồ chuyển hóa sau:
 Cu CuO Cu
Khi điện phân nước thu được 2 thể tích khí H2 và 1 thể tích khí O2(cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất). Từ kết quả này em hãy chứng minh công thức hóa học của nước.
 Bài 17.Cho các chất nhôm., sắt, oxi, đồng sunfat, nước, axit clohiđric. Hãy điều chế đồng (II) oxit, nhôm clorua ( bằng hai phương pháp) và sắt (II) clorua. Viết các phương trình phản ứng.
Bài 18. Có 6 lọ mất nhãn đựng các dung dịch các chất sau:
 HCl; H2SO4; BaCl2; NaCl; NaOH; Ba(OH)2
Hãy chọn một thuốc thử để nhận biết các dung dịch trên,
quì tím 
dung dịch phenolphthalein
dung dịch AgNO3
tất cả đều sai
chuyên đề 8
dung dịch
Lưu ý khi làm bài tập: 
1. Sự chuyển đổi giữa nồng độ phần trăm và nồng độ mol
Công thức chuyển từ nồng độ % sang nồng độ CM.
 d là khối lượng riêng của dung dịch g/ml
 M là phân tử khối của chất tan
Chuyển từ nồng độ mol (M) sang nồng độ %.
2. Chuyển đổi giữa khối lượng dung dịch và thể tích dung dịch.
Thể tích của chất rắn và chất lỏng: 
 Trong đó d là khối lượng riêng: d(g/cm3) có m (g) và V (cm3) hay ml.
 d(kg/dm3) có m (kg) và V (dm3) hay lit.
3. Pha trộn dung dịch
 a) Phương pháp đường chéo
 Khi pha trộn 2 dung dịch có cùng loại nồng độ ( CM hay C%), cùng loại 
 chất tan thì có thể dùng phương pháp đường chéo.
Trộn m1 gam dung dịch có nồng độ C1% với m2 gam dung dịch có nồng độ C2% thì thu được dung dịch mới có nồng độ C%.
 m1 gam dung dịch C1 ờC2 - C ờ
 C ị 
 m2 gam dung dịch C2 ờC1 - C ờ
Trộn V1 ml dung dịch có nồng độ C1 mol với V2 ml dung dịch có nồng độ C2 mol thì thu được dung dịch mới có nồng độ C mol và giả sử có thể tích V1+V2 ml:
 V1 ml dung dịch C1 ờC2 - C ờ 
 C ị 
 V2 ml dung dịch C2 ờC1 - C ờ
Sơ đồ đường chéo còn có th

File đính kèm:

  • docChuyen de on thi hsg hoa 8.doc