Chương trình chuyên sâu THPT chuyên môn Hóa học

Phương pháp dạy học cần phát huy cao độ tính tích cực, chủ động độc lập, sáng tạo của HS trong việc tự học, tự đọc tài liệu tham khảo, tiến hành thí nghiệm, tóm tắt nội dung và giải các bài tập hóa học chuyên sâu.

Tổ chức các hoạt động cá nhân và nhóm để giải quyết một số vấn đề lí thuyết, thực hành, thực tiễn có liên quan đến hóa học.

Chú ý bồi dưỡng phương pháp thu thập thông tin và xử lí thông tin một cách linh hoạt, sáng tạo.

Ngoài danh mục thiết bị dạy học tối thiểu Hóa học 12 đã được Bộ GD - ĐT phê duyệt, khuyến khích sử dụng các phương tiện dạy học đặc thù của bộ môn Hóa học và phương tiện dạy học hiện đại giúp HS khám phá vận dụng kiến thức một cách thông minh, sáng tạo.

 

doc75 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1661 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Chương trình chuyên sâu THPT chuyên môn Hóa học, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ới đây:
Chủ đề
Nội dung chuyên sâu
Ghi chú
1. Ôn tập và bổ túc kiến thức về dung dịch: Cân bằng ion trong dung dịch
1.1. Cân bằng trong dung dịch axit - bazơ
- Axit mạnh, bazơ mạnh. Đơn axit, đơn bazơ yếu.
- Đa axit, đa bazơ. Các hợp chất lưỡng tính. Dung dịch phức hiđroxo của các ion kim loại.
- Dung dịch đệm, tính chất, cách pha chế.
- Sơ lược lí thuyết về chuẩn độ axit- bazơ. 
1.2.Cân bằng tạo phức trong dung dịch.
- Phức chất trong dung dịch. Cân bằng và tính chất của các phức chất.
- Các yếu tố ảnh hưởng đến sự tạo phức: lượng thuốc thử dư, pH.
- Giới thiệu một số phức chất thường gặp.
1.3.Các phản ứng oxi hóa- khử
- Cặp oxi hóa- khử và chất oxi hóa- khử liên hợp. Giải thích định tính và định lượng chiều phản ứng oxi hóa- khử.
- Cân bằng phương trình phản ứng oxi hóa- khử theo phương pháp ion- electron.
1.4 Cân bằng trong dung dịch chứa hợp chất ít tan
- Độ tan và tích số tan. Tính độ tan và tích số tan trong các trường hợp đơn giản.
- Các yếu tố ảnh hưởng đến độ tan của các hợp chất ít tan.
+ ảnh hưởng của lượng dư thuốc thử.
+ ảnh hưởng của pH.
+ ảnh hưởng của chất tạo phức.
- Điều kiện xuất hiện kết tủa.
- Điều kiện kết tủa hoàn toàn và các yếu tố ảnh hưởng.
- Sự kết tủa phân đoạn.
- Chọn thuốc thử để hòa tan các kết tủa khó tan.
Có đề cập hằng số cân bằng và thế đẳng áp , đẳng nhiệt chuẩn và được vận dụng trong các trường hợp cụ thể.
2. Nhóm nitơ- photpho.
Hợp chất của nitơ và photpho
2.1. Amoniac
Tính chất tạo phức. Giới thiệu một số phức chất của NH3 với các ion kim loại.
2. 2 Một số oxit thường gặp của nitơ
 Cấu tạo phân tử, tính chất hóa học, cách điều chế.
2.3. Muối amoni
 Phản ứng axit yếu của muối amoni.
2.4. Axit nitrơ và muối nitrit
 Cấu tạo phân tử. Tính chất vật lí. Sự phân hủy bởi nhiệt của các axit nitrơ và các muối nitrit. Tính oxi hóa- khử của axit nitrơ.
2.5. Axit nitric và muối nitrat 
Tính chất oxi hóa mạnh của axit nitric và muối nitrat. Nước cường thủy.
2.6. Một số hợp chất khác có nhiều ứng dụng của nitơ
 Hiđrazin, hiđroxylamin, một số nitrua kim loại: Khái niệm azit, sơ lược về cấu tạo phân tử, tính chất và ứng dụng.
2.7. Một số hợp chất khác có nhiều ứng dụng của photpho
 Photpho oxit, photpho halogenua, photphin, axit chứa oxi( axit photphorơ, hipophotphorơ): Sơ lược về cấu tạo phân tử, tính chất và ứng dụng.
3. Nhóm cacbon- silic. Một số hợp chất của cacbon
3.1. Cac bua kim loại
Sơ lược về cấu tạo phân tử, tính chất và ứng dụng.
3.2. Hiđro xianua
Sơ lược về cấu tạo phân tử, tính chất và ứng dụng.
3.3. Axit xianic, axit thioxianic và các muối
Sơ lược về cấu tạo phân tử, tính chất và ứng dụng.
4. Đại cương về hoá học hữu cơ
4.1. Các loại danh pháp hữu cơ quan trọng
 Khái niệm về danh pháp nửa hệ thống, danh pháp trao đổi, danh pháp cộng và danh pháp trừ.
4.2. Các loại công thức lập thể
Công thức lập thể kiểu" nét liền- đường chéo" (sawhorse representation), công thức Niumen ( Newman), công thức Fisơ (Fischer). 
4.3. Các loại hiệu ứng electron
 Khái niệm ( có minh họa) và quy luật về hiệu ứng cảm ứng và hiệu ứng liên hợp.
Khái niệm ( có minh họa) về hiệu ứng siêu liên hợp.
4.4. Các kiểu phân cắt liên kết cộng hoá trị. Cacbocation, cacbanion và gốc tự do
Kiểu phân cắt dị li tạo thành cacbanion.
Khái niệm, cấu trúc hình học, cấu trúc electron và độ bền tương đối của từng loại tiểu phân: Cacbocation, cacbanion và gốc tự do.
4.5. Khái niệm cơ chế phản ứng
Khái niệm và minh họa về cơ chế phản ứng. Phân loại sơ bộ cơ chế phản ứng
( phản ứng theo cơ chế gốc tự do, phản ứng electrophin và phản ứng nucleophin).
Khái niệm và ý nghĩa.
Vận dụng hiệu ứng electron.
5. Hiđrocacbon no 
5.1. Danh pháp ankan, ankyl, xicloankan
Danh pháp ankan và ankyl có mạch phân nhánh. Áp dụng quy tắc" điểm khác nhau đầu tiên". Danh pháp xicloankan loại hai vòng kiểu spiro và kiểu bixiclo.
5.2. Cấu dạng
Cấu dạng một số đồng đẳng trên của etan: các dạng bền và dạng không bền, cách biểu diễn cấu dạng.
Hình dạng của các vòng no từ 3 cạnh đến 6 cạnh. Xiclohexan: khái niệm về dạng ghế và dạng thuyền, liên kết biên và liên kết trục.
5.3. Quan hệ giữa cấu tạo và một số tính chất vật lí
Nhiệt độ sôi và nhiệt độ nóng chảy: Quy luật trong dãy hiđrocacbon no, liên hệ đến các dẫn xuất của ankan.
Tính tan: Quy luật chung, vận dụng vào dãy hiđrocacbon no, liên hệ đến các dẫn xuất của ankan.
5.4. Cơ chế phản ứng SR và sự liên quan giữa khả năng phản ứng với cấu tạo phân tử
Quy luật thế SR ở các đồng đẳng của metan. Khả năng phản ứng tương đối và cách tính gần đúng tỉ lệ % sản phẩm đồng phân.
Không khảo sát dẫn xuất thế.
6. Hiđrocacbon không no 
6.1. Cách gọi tên hiđrocacbon không no và gốc không no
Tên của hiđrocacbon có ³ 2 liên kết kép và tên của các gốc không no không phức tạp.
6.2. Đồng phân hình học
 Khái quát chung về điều kiện xuất hiện đồng phân hình học. Danh pháp cấu hình: cis/trans và Z/E; khái niệm về danh pháp syn/anti. So sánh tính chất ( t0s, t0nc, mo men lưỡng cực...) giữa hai đồng phân hình học.
6.3. Cơ chế cộng electrophin và khả năng phản ứng
Vận dụng cơ chế AE và hiệu ứng electron, so sánh khả năng phản ứng giữa anken và ankin, giữa etilen và đồng đẳng.
6.4. Cơ chế cộng hiđro và khả năng phản ứng
Cơ chế phản ứng. So sánh khả năng phản ứng giữa anken và ankin, giữa etilen và đồng đẳng...
6.5. Phản ứng oxi hoá liên kết kép và phương pháp xác định vị trí của liên kết kép
Oxi hóa giữ nguyên mạch cacbon; oxi hóa cắt mạch cacbon; phương pháp xác định vị trí liên kết kép dựa trên sản phẩm oxi hóa cắt mạch.
Có đề cập quy tắc CIP về độ hơn cấp.
Ưu tiên phản ứng ozon phân.
7. Hiđrocacbon thơm và nguồn hiđrocacbon từ thiên nhiên 
7. 1. Cách gọi tên aren và aryl
 Đồng đẳng của benzen và aren ngưng tụ. Các aryl tương ứng.
7. 2. Đặc điểm cấu trúc của vòng thơm 
Đề cập quy tắc Huckel, các hệ khác benzen như ion tropili, dị vòng 5-6 cạnh,v.v...
7.3. Cơ chế thế electrophin SE, quy tắc thế và ảnh hưởng của cấu tạo đến khả năng phản ứng
Cơ chế chung và cơ chế của một vài loại phản ứng cụ thể. Mở rộng quy tắc thế.
7.4. Chế biến dầu mỏ bằng phương pháp hoá học
Crackinh nhiệt và crackinh xúc tác( bản chất, cơ chế phản ứng), hiđrocrackinh, rifominh( điều kiện phản ứng và 5 loại phản ứng cơ bản).
Giới hạn aren ngưng tụ: naphtalen, antraxen, phenantren.
Chú ý cả dị vòng thơm.
8. Dẫn xuất halogen của hiđrocacbon 
8.1. Khái niệm mở đầu về nguyên tử cacbon bất đối và đồng phân quang học
Khái niệm về nguyên tử cacbon bất đối xứng, từ đó dẫn tới khái niệm về tính không trùng vật - ảnh( chirality). Đồng phân quang học trong trường hợp phân tử chỉ có một cacbon bất đối xứng.
8.2. Cơ chế phản ứng thế nucleophin
 Các cơ chế SN2, SN1. Quan hệ giữa cấu tạo và khả năng phản ứng.
8.3. Cơ chế phản ứng tách nucleophin
Các cơ chế E2, E1. Quy tắc về hướng của phản ứng tách.
8.4. Phản ứng tạo thành hợp chất cơ magie và ứng dụng trong tổng hợp hữu cơ
Phản ứng tạo thành và chuyển hóa hợp chất cơ magie.
9. Ancol - Phenol 
9.1. Liên kết hiđro và ảnh hưởng tới tính chất của hợp chất hữu cơ 
Bản chất, phân loại và điều kiện hình thành. Ảnh hưởng đến một số tính chất
( nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy, tính tan, độ bền...)
9.2. Tính axit của ancol, phenol và ảnh hưởng của cấu trúc
 Vận dụng các hiệu ứng electron để so sánh và giải thích.
9.3. Cơ chế một số phản ứng của ancol và phenol
Các phản ứng SN2, SN1, E2, E1 của ancol. Phản ứng SE của phenol.
9.4. Khái niệm về ete và epoxit
 Khái niệm, danh pháp, tính chất hóa học và ứng dụng.
9.5. Các phản ứng đặc trưng của poliol có 2 nhóm OH liền kề
Tạo phức với Cu(OH)2, với H3BO3 và oxi hóa bởi HIO4.
Vận dụng và phát triển các kiến thức đã học trước đó.
Xét glixerol có liên hệ etylen glycol.
10. Anđehit - Xeton 
10.1. Danh pháp anđehit 
Anđehit mạch hở chứa³ 3 nhóm anđehit và các anđehit mạch vòng.
10.2. Đặc điểm cấu trúc của nhóm cacbonyl trong phân tử anđehit và xeton
Đặc điểm hình học và cấu trúc electron. Sự liên quan giữa đặc điểm cấu trúc với phản ứng của nhóm C=O và của gốc hiđrocacbon. 
10.3. Phản ứng cộng nucleophin
Cơ chế, khả năng phản ứng và ứng dụng trong tổng hợp hữu cơ.
10. 4. Phương pháp hóa học nhận biết anđehit – xeton và một số chức khác
Nhận biết anđehit – xeton. Nhận biết ancol, phenol, dẫn xuất halogen, anken,...
10.5. Khái niệm về 1,3- đixeton và quinon
1,3-Đixeton: Cách gọi tên, tính linh động của Hµ và cân bằng xeto-enol; sự tạo phức với ion kim loại( như Cu2+). 
Quinon: Khái niệm quinon và nhóm quinoit; đặc tính hóa học.
11. Axit cacboxylic 
11.1. Cách gọi tên axit và gốc axyl
Tên của axit chứa nhiều nhóm cacboxyl nối với cacbon mạch hở và tên của axit chứa nhiều nhóm cacboxyl nối với cacbon mạch vòng. Tên của gốc axyl.
11.2. Tính chất axit và hiệu ứng cấu trúc 
 Các axit no: Nguyên nhân tính axit. Hiệu ứng cảm ứng của nhóm thế ở gốc hiđrocacbon.
 Các axit không no: Ảnh hưởng của liên kết kép; ảnh hưởng của cấu hình cis/trans.
Các axit thơm: Ảnh hưởng của các nhóm thế trong vòng.
11.3. Phản ứng tạo thành các dẫn xuất của axit
Este, clorua axit, anhiđrit axit, amit. 
11.4. Phản ứng khử nhóm cacboxyl và phản ứng đecacboxyl hóa
 Phản ứng khử nhóm cacboxyl thành ancol bậc 1.
 Phản ứng đecacboxyl hóa thành hiđrocacbon và thành xeton.
11.5. Sơ lược về hiđroxi axit
Khái niệm, đồng phân, danh pháp. Phản ứng của từng nhóm chức riêng rẽ và phản ứng của cả hai nhóm chức.
11.6. Đồng phân quang học trong trường hợp phân tử có hai cacbon bất đối xứng
Đồng phân quang học và danh pháp cấu hình. Phân tử có hai C* khác nhau và phân tử có hai C* giống nhau.
Trọng tâm là este.
Có suy ra trường hợp có n C* khác nhau.
Thực hành Hóa học
Bài
Nội dung
Mức độ cần đạt
Ghi chú
1 
Tính chất axit - bazơ của một số chất. 
Chuẩn độ axit -bazơ.
Cân bằng tạo phức trong dung dịch.
Kiến thức
 Biết được mục đích, các bước tiến hành, kĩ thuật thực hiện của các thí nghiệm xác định pH của một số axit, bazơ, muối, xác định nồng độ axit – bazơ bằng phương pháp chuẩn độ.
+ Xác định pH của một số dung dịch riêng biệt có cùng nồng độ 0,01 M như các axit HCl, CH3COOH;

File đính kèm:

  • docPPCT Chuyen sau Hoa hoc THPT.doc