Chuẩn kiến thức kỹ năng Hóa học 10 cơ bản

Kiến thức

Biết được :

- Nguyên tử gồm hạt nhân mang điện tích dương và vỏ nguyên tử mang điện tích âm ; Kích thước, khối lượng của nguyên tử.

- Hạt nhân gồm các hạt proton và nơtron.

- Kí hiệu, khối lượng và điện tích của electron, proton và nơtron.

Kĩ năng

- So sánh khối lượng của electron với proton và nơtron.

- So sánh kích thước của hạt nhân với electron và với nguyên tử.

doc11 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 5905 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuẩn kiến thức kỹ năng Hóa học 10 cơ bản, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hích được sự biến đổi độ âm điện của một số nguyên tố trong một chu kì, trong một nhóm A.
- Hiểu được quy luật biến đổi tính kim loại, tính phi kim trong một chu kì, trong một nhóm A (dựa vào bán kính nguyên tử).
- Hiểu được sự biến đổi hoá trị cao nhất với oxi và hoá trị với hiđro của các nguyên tố trong một chu kì.
- Biết được sự biến đổi tính axit, bazơ của các oxit và hiđroxit trong một chu kì, trong một nhóm A.
- Hiểu được nội dung định luật tuần hoàn.
Kĩ năng
Dựa vào quy luật chung, suy đoán được sự biến thiên tính chất cơ bản trong một chu kì, một nhóm A cụ thể, thí dụ sự biến thiên về :
- Độ âm điện, bán kính nguyên tử.
- Hoá trị cao nhất của nguyên tố với oxi và với hiđro.
- Tính kim loại, phi kim.
- Công thức hoá học và tính axit, bazơ của các oxit và hiđroxit tương ứng.
Có bảng bán kính nguyên tử, khái niệm độ âm điện và bảng độ âm điện của một số nguyên tố.
Giới hạn ở nhóm A thuộc hai chu kì 
2, 3.
4. ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học
Kiến thức
Hiểu được :
 Mối quan hệ giữa vị trí các nguyên tố trong bảng tuần hoàn với cấu tạo nguyên tử, tính chất cơ bản của nguyên tố và ngược lại.
Chương III : LIấN KẾT HểA HỌC
1. Liên kết ion. Tinh thể ion
Kiến thức
Biết được :
- Vì sao các nguyên tử lại liên kết với nhau.
- Sự tạo thành ion, ion đơn nguyên tử, ion đa nguyên tử.
- Định nghĩa liên kết ion.
- Khái niệm tinh thể ion, tính chất chung của hợp chất ion.
Kĩ năng
- Viết cấu hình electron của ion đơn nguyên tử cụ thể.
- Xác định ion đơn nguyên tử, ion đa nguyên tử trong một phân tử chất cụ thể
2. Liên kết cộng hoá trị
Kiến thức
Biết được :
- Định nghĩa liên kết cộng hoá trị, liên kết cộng hoá trị không cực (H2, N2), liên kết cộng hoá trị có cực hay phân cực (HCl, CO2).
- Mối liên hệ giữa hiệu độ âm điện của 2 nguyên tố và bản chất liên kết hoá học giữa 2 nguyên tố đó trong hợp chất.
- Tính chất chung của các chất có liên kết cộng hoá trị.
- Quan hệ giữa liên kết cộng hoá trị không cực, liên kết cộng hoá trị có cực và liên kết ion.
Kĩ năng
- Viết được công thức electron, công thức cấu tạo của một số phân tử cụ thể.
- Dự đoán được kiểu liên kết hoá học có thể có trong phân tử gồm 2 nguyên tử khi biết hiệu độ âm điện của chúng.
3. Tinh thể nguyên tử và tinh thể phân tử
Kiến thức
Biết được :
- Khái niệm tinh thể nguyên tử, tinh thể phân tử.
- Tính chất chung của hợp chất có cấu tạo mạng tinh thể nguyên tử, tinh thể phân tử.
Kĩ năng 
Dựa vào cấu tạo loại mạng tinh thể của chất, dự đoán tính chất vật lí của nó.
4. Hoá trị. Số oxi hoá
Kiến thức
Biết được :
- Điện hoá trị, cộng hoá trị của nguyên tố trong hợp chất.
- Số oxi hoá của nguyên tố trong các phân tử đơn chất và hợp chất. Những quy tắc xác định số oxi hoá của nguyên tố.
Kĩ năng 
Xác định được điện hoá trị, cộng hoá trị, số oxi hoá của nguyên tố trong một số phân tử đơn chất và hợp chất cụ thể.
Chương IV. PHẢN ỨNG OXI HểA KHỬ
1. Phản ứng oxi hoá khử
Kiến thức
Hiểu được :
- Phản ứng oxi hoá - khử là phản ứng hoá học trong đó có sự thay đổi số oxi hoá của nguyên tố.
- Chất oxi hoá là chất nhận electron, chất khử là chất nhường electron. Sự oxi hoá là sự nhường electron, sự khử là sự nhận electron.
- Các bước lập phương trình phản ứng oxi hoá - khử, ý nghĩa của phản ứng oxi hoá - khử trong thực tiễn.
Kĩ năng
- Phân biệt được chất oxi hoá và chất khử, sự oxi hoá và sự khử trong phản ứng oxi hoá - khử cụ thể.
- Lập được phương trình hoá học của phản ứng oxi hoá - khử dựa vào số oxi hoá (cân bằng theo phương pháp thăng bằng electron).
2. Phân loại phản ứng
Kiến thức
Hiểu được : Các phản ứng hoá học được chia thành 2 loại là phản ứng oxi hoá - khử và phản ứng không phải là oxi hoá - khử.
Kĩ năng
Nhận biết được m vột phản ứng hoá học thuộc loại phản ứng oxi hoá - khử dựa vào sự thay đổi số oxi hoá của các nguyên tố.
CHƯƠNG V: NHểM HALOGEN
1. Khái quát về nhóm 	halogen
Kiến thức
Biết được :
- Vị trí nhóm halogen trong bảng tuần hoàn.
- Sự biến đổi độ âm điện, bán kính nguyên tử và một số tính chất vật lí của các nguyên tố trong nhóm.
- Cấu hình lớp electron ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố halogen tương tự nhau. Tính chất hoá học cơ bản của các nguyên tố halogen là tính oxi hoá mạnh.
- Sự biến đổi tính chất hoá học của các đơn chất trong nhóm halogen.
Kĩ năng
- Viết cấu hình electron lớp ngoài cùng của các nguyên tử F, Cl, Br, I.
- Dựa vào cấu hình electron lớp ngoài cùng và một số tính chất khác của nguyên tử, dự đoán tính chất hoá học cơ bản của các nguyên tố halogen là tính oxi hoá mạnh.
- Viết được các phương trình hoá học chứng minh tính chất oxi hoá mạnh của các nguyên tố halogen, quy luật biến đổi tính chất của các nguyên tố trong nhóm.
- Tính thể tích hoặc khối lượng dung dịch chất tham gia hoặc tạo thành sau phản ứng.
2. Clo
Kiến thức
Biết được : Tính chất vật lí, trạng thái tự nhiên, ứng dụng của clo, phương pháp điều chế clo trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp.
Hiểu được : Tính chất hoá học cơ bản của clo là tính oxi hoá mạnh (tác dụng với kim loại, hiđro). Clo còn thể hiện tính khử.
Kĩ năng
- Dự đoán, kiểm tra và kết luận được về tính chất hoá học cơ bản của clo.
- Quan sát các thí nghiệm hoặc hình ảnh thí nghiệm rút ra nhận xét về tính chất của clo.
- Viết các phương trình hoá học minh hoạ tính chất hoá học và điều chế clo.
- Tính thể tích khí clo ở điều kiện tiêu chuẩn tham gia hoặc tạo thành trong phản ứng.
3. Hiđro clorua. 
Axit clohiđric và muối clorua 
Kiến thức
Biết được : 
- Cấu tạo phân tử, tính chất của hiđro clorua (tan rất nhiều trong nước tạo thành dung dịch axit clohiđric).
- Tính chất vật lí, điều chế axit clohiđric trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp.
- Tính chất, ứng dụng của một số muối clorua, phản ứng đặc trưng của ion clorua.
- Dung dịch HCl là một axit mạnh, có tính khử.
Kĩ năng
- Dự đoán, kiểm tra dự đoán, kết luận được về tính chất của axit HCl.
- Viết các phương trình hoá học chứng minh tính chất hoá học của axit HCl. 
- Nhận biết ion clorua.
- Tính nồng độ hoặc thể tích của dung dịch axit HCl tham gia hoặc tạo thành trong phản ứng.
4. Sơ lược về 	hợp chất có oxi của clo
Kiến thức
Biết được : Thành phần hoá học, ứng dụng, nguyên tắc sản xuất một số hợp chất có oxi của clo.
Hiểu được : Tính oxi hoá mạnh của một số hợp chất có oxi của clo (nước Gia-ven, clorua vôi).
Kĩ năng
- Viết được các phương trình hoá học minh hoạ tính chất hoá học của hợp chất có oxi của clo và điều chế nước Gia-ven, clorua vôi.
- Sử dụng có hiệu quả, an toàn nước Gia-ven, clorua vôi trong thực tế.
5. Flo, brom, iot
Kiến thức
Biết được : Sơ lược về tính chất vật lí, trạng thái tự nhiên, ứng dụng, điều chế flo, brom, iot và một vài hợp chất của chúng.
Hiểu được : Tính chất hoá học cơ bản của flo, brom, iot là tính oxi hoá ; Flo có tính oxi hoá mạnh nhất ; Nguyên nhân tính oxi hoá giảm dần từ flo đến iot.
Kĩ năng
- Dự đoán, kiểm tra và kết luận về tính chất hoá học cơ bản của flo, brom, iot.
- Quan sát thí nghiệm, hình ảnh và rút ra nhận xét.
- Viết các phương trình hoá học chứng minh tính chất hoá học của flo, brom, iot và tính oxi hoá giảm dần từ flo đến iot.
- Tính khối lượng brom, iot và một số hợp chất tham gia hoặc tạo thành trong phản ứng.
CHƯƠNG VI: OXI – LƯU HUỲNH
1. Oxi - Ozon 
Kiến thức
Biết được :
- Oxi : Vị trí, cấu hình electron lớp ngoài cùng ; Tính chất vật lí, phương pháp điều chế oxi trong phòng thí nghiệm, trong công nghiệp.
- Ozon là một dạng thù hình của oxi ; Điều kiện tạo thành ozon ; Ozon trong tự nhiên và ứng dụng của ozon ; Ozon có tính oxi hoá mạnh hơn oxi. 
Hiểu được : 
Oxi và ozon đều có tính oxi hoá rất mạnh (oxi hoá được hầu hết kim loại, phi kim, nhiều hợp chất vô cơ và hữu cơ) ; ứng dụng của oxi.
Kĩ năng
- Dự đoán tính chất, kiểm tra, kết luận về tính chất hoá học của oxi, ozon.
- Quan sát thí nghiệm, hình ảnh và rút ra nhận xét về tính chất, điều chế.
- Viết phương trình hoá học minh hoạ tính chất và điều chế oxi.
- Tính thành phần phần trăm về thể tích khí oxi và ozon trong hỗn hợp.
2. Lưu huỳnh 
Kiến thức
Biết được :
- Vị trí, cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử lưu huỳnh.
- Tính chất vật lí : Hai dạng thù hình phổ biến (tà phương, đơn tà) của lưu huỳnh, quá trình nóng chảy đặc biệt của lưu huỳnh, ứng dụng.
Hiểu được : Lưu huỳnh vừa có tính oxi hoá (tác dụng với kim loại, với hiđro), vừa có tính khử (tác dụng với oxi, với chất oxi hoá mạnh).
Kĩ năng
 - Dự đoán tính chất, kiểm tra, kết luận về tính chất hoá học của lưu huỳnh.
- Quan sát thí nghiệm, hình ảnh và rút ra nhận xét về tính chất hoá học của lưu huỳnh.
- Viết phương trình hoá học chứng minh tính chất hoá học của lưu huỳnh.
- Tính khối lượng lưu huỳnh, hợp chất của lưu huỳnh tham gia và tạo thành trong phản ứng.
3. Hiđro sunfua.
Lưu huỳnh đioxit. 
Lưu huỳnh trioxit
Kiến thức
Biết được :
- Tính chất vật lí, trạng thái tự nhiên, tính axit yếu, ứng dụng của H2S.
- Tính chất vật lí, trạng thái tự nhiên, tính oxit axit, ứng dụng, phương pháp điều chế SO2, SO3.
Hiểu được tính chất hoá học của H2S (tính khử mạnh) và SO2 (vừa có tính oxi hoá vừa có tính khử). 
Kĩ năng
- Dự đoán, kiểm tra, kết luận được về tính chất hoá học của H2S, SO2, SO3. 
- Viết phương trình hoá học minh hoạ tính chất của H2S, SO2, SO3.
- Phân biệt H2S, SO2 với khí khác đã biết.
- Tính thành phần phần trăm về thể tích khí H2S, SO2 trong hỗn hợp.
4. Axit sunfuric và muối sunfat
Kiến thức
Biết được :
- Tính chất của H2SO4, ứng dụng và sản xuất H2SO4.
- Tính chất của muối sunfat, nhận biết ion sunfat.
Hiểu được : 
- H2SO4 là axit mạnh (đổi màu chất chỉ thị, tác dụng với kim loại, bazơ, oxit bazơ và muối của axit yếu hơn...)
- H2SO4 đặc, nóng có tính oxi hoá mạnh (oxi hoá hầu hết kim loại, nhiều phi kim và hợp chất) và tính háo nước.
 Kĩ năng
- Quan sát thí nghiệm, hình ảnh và rút ra được nhận xét về tính chất, điều chế axit sunfuric.
- Viết phương trình hoá học minh hoạ tính chất và điều chế.
- Nhận biết ion sunfat.
- Tính nồng độ hoặc khối lượng dung dịch H2SO4 tham gia hoặc tạo thành trong phả

File đính kèm:

  • docCHUAN KT KI NANG HOA 10.doc
Giáo án liên quan