Chủ đề Hình học 6: Trung điểm của đoạn thẳng

CHỦ ĐỀ: TRUNG ĐIỂM CỦA ĐOẠN THẲNG (1T)

I. CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG

1. Kiến thức: HS biết khái niệm trung điểm của đoạn thẳng.

2. Kĩ năng:

+ Biết vẽ trung điểm của đoạn thẳng.

+ Vận dụng được định nghĩa trung điểm của đoạn thẳng để tính độ dài đoạn thẳng, để chứng tỏ một điểm là trung điểm hay không là trung điểm của đoạn thẳng.

+ Biết cách xác định trung điểm của đoạn thẳng bằng cách gấp hình hoặc dùng thước đo độ dài.

 

doc2 trang | Chia sẻ: tuananh27 | Lượt xem: 1835 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chủ đề Hình học 6: Trung điểm của đoạn thẳng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ: TRUNG ĐIỂM CỦA ĐOẠN THẲNG (1T)
I. CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG
1. Kiến thức: HS biết khái niệm trung điểm của đoạn thẳng.
2. Kĩ năng: 
Biết vẽ trung điểm của đoạn thẳng. 
Vận dụng được định nghĩa trung điểm của đoạn thẳng để tính độ dài đoạn thẳng, để chứng tỏ một điểm là trung điểm hay không là trung điểm của đoạn thẳng.
Biết cách xác định trung điểm của đoạn thẳng bằng cách gấp hình hoặc dùng thước đo độ dài.
3. Thái độ: Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác trong khi làm bài.
II. BẢNG MÔ TẢ VÀ CÂU HỎI TƯƠNG ỨNG
CHỦ ĐỀ
NỘI DUNG
NHẬN BIẾT
THÔNG HIỂU
VẬN DỤNG THẤP
VẬN DỤNG CAO
SỐ NGUYÊN TỐ
1/ Trung điểm của đoạn thẳng
- Nêu được định nghĩa trung điểm của đoạn thẳng.
- Chỉ ra được điểm nằm giữa hai điểm còn lại.
- Chỉ ra được mỗi đoạn thẳng có bao nhiêu trung điểm.
- Vẽ đoạn thẳng biết trước độ dài. Giải thích 1 điểm có nằm giữa hai điểm còn lại hay không? So sánh hai đoạn thẳng.
- Phát hiện được đáp án nào trong các đáp án đã cho thể hiện I là trung điểm của đoạn thẳng AB.
- Vận dụng định nghĩa trung điểm của đoạn thẳng để giải thích 1 điểm có là trung điểm của 1 đoạn thẳng hay không? (thông qua câu1.2.1)
- Giải thích được 1 điểm là trung điểm của 1 đoạn thẳng trong trường hợp phức tạp.
Câu 1.1.1: Neâu ñònh nghóa trung ñieåm cuûa ñoaïn thaúng.
Câu 1.1.2: Dựa vào hình vẽ. Hãy cho biết điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại.
A
B
M
Câu 1.1.3: Mỗi đoạn thẳng có bao nhiêu trung điểm?
A. 1 B. 2
C. 3 D. Vô số
Câu 1.2.1: Trên tia Ox, vẽ hai điểm A, B sao cho OA = 2cm, OB = 4cm.
a) Điểm A có nằm giữa hai điểm O và B không?
b) So sánh OA và AB.
Câu 1.2.2: Khi nào ta kết luận được điểm I là trung điểm của đoạn thẳng AB? Em hãy chọn câu trả lời đúng trong các câu sau:
Điểm I là trung điểm của đoạn thẳng AB khi:
a) IA = IB
b) AI + IB = AB
c) AI + IB = AB và IA = IB
d) IA = IB = AB/2
Câu 1.3.1: Trên tia Ox, vẽ hai điểm A, B sao cho OA = 2cm, OB = 4cm. Hỏi A có là trung điểm của đoạn thẳng OB không? Vì sao?
Câu 1.4.1: Cho AB = 6cm. Gọi C là trung điểm của đoạn thẳng AB. Lấy D và E là hai điểm thuộc đoạn thẳng AB sao cho AD = BE = 2cm. Vì sao C là trung điểm của đoạn thẳng DE?
2/ Cách vẽ trung điểm của đoạn thẳng
- Mô tả được cách dùng sợi dây để xác định trung điểm của thanh gỗ thẳng.
- Chỉ ra được 1 vài cách xác định trung điểm của 1 đoạn thẳng.
- Vẽ được trung điểm của 1 đoạn thẳng có độ dài cho trước.
- Xác định được trung điểm của 1 đoạn thẳng bằng cách gấp giấy.
- Xây dựng M là trung điểm của đoạn thẳng AB dưới dạng kí hiệu.
- Vẽ hình được trong trường hợp phức tạp
Câu 2.1.1: Nếu dùng một sợi dây để “chia” một thanh gỗ thành hai phần bằng nhau thì làm thế nào?
Câu 2.1.2: Em hãy chỉ ra 1 vài cách xác định trung điểm của đoạn thẳng mà em biết. 
Câu 2.2.1: Cho đoạn thẳng AB = 5cm. Hãy vẽ trung điểm M của đoạn thẳng ấy.
Câu 2.2.2: Vẽ đoạn thẳng AB trên trang giấy. Hãy xác định trung điểm của đoạn thẳng ấy bằng cách gấp giấy.
Câu 2.3.1: Dieãn taû trung ñieåm M cuûa ñoaïn thaúng AB baèng caùch khaùc.
Câu 2.4.1: Gọi O là giao điểm của hai đường thẳng xx’ và yy’. TRên xx’ vẽ đoạn thẳng CD = 3cm, trên yy’ vẽ đoạn thẳng EF = 5cm sao cho O là trung điểm của mỗi đoạn thẳng ấy.
III. ĐỊNH HƯỚNG HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
- Hình thành và phát triển năng lực tư duy logic cho học sinh.
- Ngoài ra cần hình thành và phát triển năng lực giải quyết vấn đề, hợp tác, giao tiếp, tự học.
IV. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
- Phương pháp chủ yếu là dạy học tích cực, hoạt động nhóm, .
- Phối hợp với phương pháp dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề, đàm thoại gợi mở, thuyết trình.

File đính kèm:

  • docCHU DE TOAN HINH 6 TRUNG DIEM CUA DOAN THANG.doc