Câu hỏi trắc nghiệm ôn tập môn hóa lớp 12 học kì 01

1. Trong các chất dưới đây chất nào là amin bậc 2?

A. H2N-(CH2)6- NH2

B. (CH3)2CH-NH2

C. CH3-NH-CH3

D. C6H5-NH2

 

doc9 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1291 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Câu hỏi trắc nghiệm ôn tập môn hóa lớp 12 học kì 01, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
ÔN TẬP MÔN HÓA LỚP 12 CB HỌC KÌ I
AMIN – AMINOAXIT – PEPTIT VÀ PROTEIN
1. Trong các chất dưới đây chất nào là amin bậc 2?
A. H2N-(CH2)6- NH2
B. (CH3)2CH-NH2
C. CH3-NH-CH3
D. C6H5-NH2
2. Có bao nhiêu chất đồng phân có cùng CTPT C4H11N?
A. 4
B. 6
C. 7
D. 8
3. Có bao nhiêu amin chứa vòng benzen có cùng CTPT C7H9N?
A. 3
B. 4
C. 5
D. 6
4. Trong các tên gọi dưới đây, tên nào phù hợp với chất (CH3)2CH-NH2?
A. Metyletylamin.
B. Etylmetylamin.
C. Isopropanamin.
D. Isopropylamin.
5. Trong các chất dưới đây, chất nào có lực bazơ mạnh nhất?
A. NH3.
B. C6H5-CH2-NH2.
C. C6H5-NH2.
D. (CH3)2NH.
6. Trong các chất dưới đây chất nào có lực bazơ yếu nhất?
A. C6H5-NH2
B. C6H5-CH2-NH2
C. (C6H5)2NH
D. NH3
7. Anilin tác dụng được với những chất nào sau đây?
(1) dung dịch HCl
(2) dung dịch H2SO4
(3) dung dịch NaOH
(4) dung dịch brom
(5) dung dịch CH3 - CH2 - OH
(6) dung dịch CH3COOC2H5
A. (1), (2), (3)
B. (4), (5), (6)
C. (3), (4), (5)
D. (1), (2), (4)
8. Ancol và amin nào sau đây cùng bậc?
A. (CH3)3COH và (CH3)3CNH2
B. C6H5NHCH3 và C6H5CHOHCH3
C. (CH3)2CHOH và (CH3)2CHNH2
D. (CH3)2CHOH và (CH3)2CHCH2NH2.
9. Cho các chất sau: CH3CH2NHCH3(1), CH3CH2CH2NH2(2), (CH3)3N (3). Tính bazơ tăng dần theo dãy:
A. (1) < (2) < (3)
B. (2) < (3) < (1)
C. (3) < (2) < (1)
D. (3) < (1) < (2)
10. Để tái tạo lại anilin từ dung dịch phenyl amoniclorua phải dùng dung dịch chất nào sau đây:
A. Dung dịch HCl
B. Dung dịch NaOH
C. Dung dịch Br2
D. Dd H2SO4
11. Trong các nhận xét dưới đây, nhận xét nào không đúng?
A. Peptit có thể thủy phân hoàn toàn thành các α- aminoaxit nhờ xúc tác axit hoặc bazơ.
B. Peptit có thể thủy phân không hoàn toàn thành các peptit ngắn hơn nhờ xúc tác axit hoặc bazơ.
C. Các peptit đều tác dụng với Cu(OH)2 trong môi trường kiềm tạo ra hợp chất có màu tím hoặc đỏ tím.
D. Enzim có tác dụng xúc tác đặc hiệu đối với peptit: mỗi loại enzim chỉ xúc tác cho sự phân cắt một số liên kết peptit nhất định.
12. Tripeptit là hợp chất
A. mà mỗi phân tử có 3 liên kết peptit.
B. Có liên kết peptit mà phân tử có 3 gốc aminoaxit giống nhau.
C. có liên kết peptit mà phân tử có 3 gốc aminoaxit khác nhau.
D. có liên kết peptit mà phân tử có 3 gốc aminoaxit.
13. Có bao nhiêu peptit mà phân tử chứa 3 gốc aminoaxit khác nhau?
A. 3
B. 5
C. 6
D. 8
14. Từ glixin(Gly) và alanin(Ala) có thể tạo mấy chất đipeptit?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
15. 1 mol α-aminoaxit X tác dụng vừa hết với 1 mol HCl tạo ra muối Y có hàm lượng clo là 28,287%. CTCT của X là
A. CH3-CH(NH2)-COOH
B. H2N-CH2-CH2-COOH
C. H2N-CH2-COOH
D. H2N-CH2-CH(NH2)-COOH
16. Một trong những điểm khác nhau giữa protein với cacbonhiđrat và lipit là
A. protein luôn có KLPT lớn hơn.
B. Phân tử protein luôn có chứa nguyên tử nitơ.
C. phân tử protein luôn có nhóm chức OH.
D. Protein luôn là chất hữu cơ no.
17. Dung dịch của chất nào sau đây không làm đổi màu quỳ tím:
A. Glixin (CH2NH2-COOH)
B. Lysin (H2NCH2-[CH2]3CH(NH2)-COOH)
C. Axit glutamic (HOOCCH2CHNH2COOH)
D. Natriphenolat (C6H5Ona)
18. Chất nào sau đây đồng thời tác dụng được với dung dịch HCl và dung dịch NaOH.
A. C2H3COOC2H5
B. CH3COONH4
C. CH3CHNH2COOH
D. Cả A, B, C
19. Trong số các chất sau: ancol etylic, phenol, anilin, số chất có thể tác dụng với NaOH và Br2 lần lượt là:
A. 1; 2
B. 2; 2
C. 1; 3
D. 3; 3
20. Anilin không thể tác dụng với chất nào:
A. Dd Br2.
B. Dd H2SO4.
C. Dd NaOH.
D. Dd HCl.
21. Cho các dd: C2H5OH(1), CH3COOH(2), C6H5OH(3), C2H5NH2(4), C6H5NH2(5). Dãy gồm các chất có khả năng làm đổi màu quì là:
A. 1, 2, 3.
B. 2, 4.
C. 2, 3, 4.
D. 2, 5.
22. Trong số các chất sau: CH3OH, C6H5OH, HCl, C5H5NH3Cl. Có bao nhiêu chất tác dụng được với NaOH?
A. 2
B. 3
C. 1
D. 4.
23. Chất nào sau đây là đồng phân của propyl amin?
A. etyl metyl amin.
B. N-butyl amin.
C. Đimetyl amin.
D. Đietyl amin.
24. Hợp chất nào dưới đây có tính bazơ yếu nhất?
A. Anilin.
B. Metylamin.
C. Amoniac.
D. Đimetylamin.
25. Chất nào sau đây có tính bazơ mạnh nhất?
A. NH3
B. CH3NH2
C. CH3CH2CH2NH2
D. CH3CH2NH2
26. HOOC-CH2-CH2-CH(NH2)-COOH có tên gọi là:
A. axit α-aminoglutaric.
B. Axit gluconic.
C. Axit glutamic.
D. A và c đều đúng.
27. Chất nào sau đây có thể td với HCl, NaOH, C2H5OH(xt,to):
A. axit axetic.
B. Axit ađipic.
C. Axit aminoaxetic.
D. Axit oxalic.
28. Số đồng phân aminoaxit của C3H7O2N là:
A. 1
B. 2
C. 4
D. 3
29. Số đồng phân α-amino của C4H9O2N là:
A. 3
B. 4
C. 2
D. 5
30. Alanin không td với:
a. CaCO3
B. C2H5OH
C. H2SO4
D. NaCl
31. Glyxin không td với:
A. CuO
B. C2H5OH
C. HCl
D. Na2SO4
32. Để phân biệt các chất alanin, axit glutamic và lysin(CH2(NH2)-CH2-CH2-CH2CH(NH2)-COOH) ta chỉ cần dùng:
A. Cu(OH)2, to.
B. HCl.
C. Dd Na2CO3.
D. Quì tím.
33. Glyxin không tác dụng với
A. H2SO4 loãng
B. NaOH
C. C2H5OH
D. NaCl
34. Câu nào sau đây không đúng?
A. Khi nhỏ axit HNO3 đặc vào lòng trắng trứng thấy xuất hiện màu vàng.
B. Phân tử các protit gồm các mạch dài polipeptit tạo nên.
C. Protit rất ít tan trong nước và dễ tan khi đun nóng.
D. Khi cho Cu(OH)2 vào lòng trắng trứng thấy xuất hiện màu tím xanh.
35. Cho 200 ml dd glyxin 2M tác dụng hết với dd NaOH. Tính khối lượng muối thu được?
A. 38,8g.
B. 3,88g.
C. 19,4g.
D. Kết quả khác.
36. Cho 500 ml dd alanin 1M tác dụng hết với dd HCl thì thu được bao nhiêu gam muối?
A. 11,1g.
B. 55,5g.
C. 5,55g.
D. Kết quả khác.
37. Cứ 0,01 mol amino axit A pư vừa đủ với 40 ml dd NaOH 0,25M. Mặt khác, 1,5g aminoaxit A pư vừa đủ với 80 ml dd NaOH 0,25M. KLPT của A là:
A. 150.
B. 75.
C. 100.
D. 98.
38. Một amino axit no X chỉ chứa một nhóm -NH2 và một nhóm -COOH. Cho 0,89 g X phản ứng vừa đủ với HCl tạo ra 1,255 g muối. CTCT của X là:
A. H2N-CH2-COOH
B. CH3-CH(NH2)-CH2-COOH
C. H2N-CH2-CH2-COOH
D. B, C, đều đúng.
39. Khi đốt cháy hoàn toàn 1 amin đơn chức X, thu được 16,8 lit CO2, 2,8 lit N2(đktc) và 20,25g H2O. CTPT của X là:
A. C4H9N
B. C3H7N
C. C2H7N
D. C3H9N
40. Cho 9 g hỗn hợp X gồm 3 amin: propyl amin, etylmetylamin, trimetyl amin. Tác dụng vừa đủ với V ml dung dịch HCl 1M. Giá trị của V là:
A. 100ml
B. 150 ml
C. 200 ml
D. Kết quả khác
41. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm 2 amin no đơn chức kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng, thu được 22 g CO2 và 14,4 g H2O. CTPT của hai amin là:
A. CH3NH2 và C2H7N
C. C2H7N và C3H9N
B. C3H9N và C4H11N
D. C4H11N và C5H13 N
42. Cho anilin tác dụng với dd HCl thu được 38,85g muối. Tính khối lượng anilin đã pư?
A. 18,6g
B. 9,3g
C. 37,2g
D. 27,9g.
43. Trung hòa 11,8g một amin đơn chức cần 200 ml dd HCl 1M. Tìm CTPT của X?
A. C2H5N
B. CH5N
C. C3H9N
D. C3H7N
44. Cho lượng dư anilin pư ht với dd chứa 0,05 mol H2SO4 loãng. Khối lượng muối thu được bằng bao nhiêu gam?
A. 7,1g.
B. 14,2g.
C. 19,1g.
D. 28,4g.
45. Một amin đơn chức có chứa 31,111%N về khối lượng. Xác định CTPT và số đồng phân của amin?
A. CH5N; 1 đồng phân.
B. C2H7N; 2 đồng phân.
C. C3H9N; 4 đồng phân.
D. C4H11N; 8 đồng phân.
+++++++
@Nguồn:  11/2009
@ 
- website đang xây dựng, cập nhật phần mềm, tài liệu cá nhân có trong quá trình làm việc, sử dụng máy tính và hỗ trợ cộng đồng:
+ Quản lý giáo dục, các hoạt động giáo dục;
+ Tin học, công nghệ thông tin;
+ Giáo trình, giáo án; đề thi, kiểm tra;
Và các nội dung khác.
@Quản trị: Trần Quốc Thành, 090 5 59 00 99
@Keywords:
thư viện giáo dục, lý luận, phương pháp, tổng hợp, bách khoa, quản lý, đào tạo, giáo dục, sư phạm, dạy học, giảng viên, giáo viên, sinh viên, học sinh, toán học, toán, giải tích, hình học, đại số, download, giáo trình, đề tài, chuyên đề, tiểu luận, tin học, công nghệ thông tin, phần mềm, máy tính, sách, ebook, văn, thơ, Trần Quốc Thành, Ngọc Linh Sơn, ngoclinhson, tài liệu, tư liệu, bài giảng, giáo án, đề thi, kiểm tra, tự chọn, chủ đề, sáng kiến kinh nghiệm 

File đính kèm:

  • docH12CB.Hop-chat-Huu-co.Cau-hoi-on-tap-thi-kiem-tra-hoc-ky-I.NLS.doc