Cách làm bài văn nghị luận về một tư tưởng đạo lí

1: Giới thiệu vấn đề: Nêu vấn đề cần nghị luận.

(Có thể: nhấn mạnh tầm quan trọng của vấn đề đối với cuộc sống. )

=>1 câu

2: Giải thích vấn đề: Bằng khái niệm (trả lời các câu hỏi: Thế nào? Là gì?).

=> 1 đến 2 câu

3: Làm rõ tầm quan trọng của vấn đề: trả lời bằng cách đặt các câu hỏi: Vì sao? Thế nào? Biểu hiện là gì?

=> 2 đến 3 câu

4: Liên hệ thực tế:

a) Biểu dương những tấm gương tiêu biểu (theo ý nghĩa của vấn đề).

b) Phê phán lối sống tiêu cực (ngược với tư tưởng, đạo lí cỉa vấn đề).

=> 2 câu

5: Liên hệ bản thân -> rút ra bài học.

 

doc6 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 2840 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Cách làm bài văn nghị luận về một tư tưởng đạo lí, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 nhiều tấm gương ngời sáng về tinh thần tự học đang được biểu dương, học tập như ông Trạng tí hon Nguyễn Hiền, như cậu bé Mạc Đĩnh Chi và đặc biệt là Bác Hồ kính yêu của chúng ta. Tuy nhiên bên cạnh đó, vẫn có những người không có ý thức tự học, lười nhác, ỷ lại, dựa dẫm, trông chờ vào người khác đáng phê phán. Là học sinh, mỗi chúng ta khi ý thức được tầm quan trọng của tinh thần tự học thì phải không ngừng rèn luyện cho mình tinh thần ấy. Đồng thời, chúng ta củng phải ý thức được việc học là không có giới hạn về thời gian, đúng như Lê-nin nói: “Học, học nữa, học mãi.”.
*********************
ĐỨC TÍNH TRUNG THỰC
         Trong vẻ đẹp nhân cách của mỗi người, đức tính trug thực là một phẩm chất đạo đức không thể thiếu. Trung thực được hiểu là ngay thẳng, thật thà, không gian dối. Và người trung thực là người có lối sống thật thà, ngay thẳng, biết tôn trọng lẽ phải, tôn trong sự thật. Đó cũng là người biết dũng cảm chống lại cái ác, cái xấu và biết nhận lỗi khi mình mắc lỗi. Chúng ta phải sống trung thực bởi lẽ biết sống trung thực bản thân ta sẽ nâng cao được phẩm giá, ta sẽ được mọi người tin yêu, quý trọng, góp phần làm lành mạnh các mối quan hệ xã hội, giúp cho tâm hồn ta luôn được thanh thản. Ngược lại, nếu sống không trung thực, ta không  chỉ làm ảnh hưởng đến bản thân mà còn gây ra nhiều hậu quả tai hại cho cộng đồng, cho xã hội. Trong cuộc sống, đã có rất nhiều tấm gương ngời sáng về đức tính trung thực, khảng khái đáng trân trọng như anh hùng Trần Bình Trọng, như cụ đồ Nguyễn Đình Chiểu hay anh hùng Nguyễn Văn Trỗi - những con người mà câu nói của họ bất hủ với thời gian. Song bên cạnh đó, cũng còn không ít những kẻ có lối sống giả dối, hai mặt, xu nịnh, đáng phê phán. Bản thân mỗi học sinh, ý thức được tầm quân trọng của tính trung thực, chúng ta cần không ngừng rèn luyện cho mình tình phẩm chất ấy trong học tập (chẳng hạn, biết chống lại các biểu hiện tiêu cực trong kiểm tra, thi cử) và ngay cả trong cuộc sống sau này để luôn được mọi người yêu mến, luôn đạt được thành công.
*******************
ĐỨC HY SINH
         Đức hy sinh là một trong những phẩm chất quan trọng, không thể thiếu trong vẻ đẹp nhân cách của mỗi người. Đức hy sinh được hiểu là sự tự nguyện đánh đổi quền lợi  của bản thân vì lợi ích của tập thể, luôn bắt đầu bằng suy nghĩ và kết thúc bằng hành động. Một trong các biểu hiện của đức hy sinh đó chính là việc luôn biết suy nghĩ và hành động vì người khác, luôn sống vì cộng đồng. Những người có đức hy sinh không chỉ có tấm lòng nhân ái mà họ còn biết đặt quyền lợi của người khác, của cộng đồng lên trên lợi ích cá nhân. Và đâu chỉ là phẩm chất đáng quý, đức hy sinh còn là tình cảm cao đẹp của con người cho nên người có đức hy sinh sẽ luôn được mọi người yêu mến, quý trọng. Trong cuộc sống, đã có biết bao tấm gương ngời sáng về đức hy sinh quên mình vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đáng tôn vinh, học tập. Đó là các vị vua hiền ngày trước, là những người con anh hùng đã hi sinh cho nền độc lập dân tộc và Chủ tịch Hồ Chí Minh chính là biểu tượng cao đẹp nhất của con người hy sinh quên mình vì dân, vì nước. Song cũng  còn đâu đó những kẻ có lối sống ích kỉ, chỉ biết nghĩ đến quyền lợi cá nhân mình, đôi khi còn hẹp hỏi đến mức nhẫn tâm. Tóm lại, tự ngàn xưa, đức hy sinh đã trở thành tình cảm có tính chất truyền thống của con người Việt Nam, của dân tộc Việt Nam. Vì thế, tất cả mọi người nói chung và mỗi học sinh chúng ta nói riêng cần phải ý thức đợc điều này để không ngừng bồi đắp cho tâm hồn mình lẽ sống cao đẹp: “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình.”, góp phần làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn, ý nghĩa hơn.
*******************
 TÌNH BẠN CHÂN CHÍNH
         Trong đời sống tình cảm cảm của con người, tình bạn là tình cảm đẹp đẽ, thiêng liêng, trở thành nguồn sức mạnh tinh thần diệu kì. Tình bạn chân chính được hiểu là tình cảm được hình thành trên cơ sở có nhiều điểm chung:  hoàn cảnh, sở thích, quan điểm sống, ước mơ, hoài bão,…; xuất phát từ tình cảm trong sáng, tự nguyện, không toan tính, vụ lợi. Đó là tình cảm hướng tới những mục đích cao đẹp: cùng giúp nhau hoàn thiện, vì nhau mà phấn đấu rèn luyện để đem lại niềm vinh dự, tự hào cho nhau. Chính vì thế mà tình bạn trong cuộc sống đóng vai trò, ý nghĩ rất to lớn. Là bạn, chúng ta sẽ sẵn sàng chia sẻ bao niềm vui, nỗi buồn, cùng giúp nhau vượt qua bao gian khổ, khó khăn trong cuộc sống. Hơn nữa, tình bạn còn là sức mạnh tinh thần giúp ta đứng dậy sau mỗi lần vấp ngã, là người sẽ đến bên ta khi mọi người đã quay lưng với ta. Trong thực tế, đã có rất nhiều tình bạn đẹp đáng trân trọng, biểu dương như câu chuyện Hồng cõng Tú(bị liệt cả hai chân) đến trường trong suốt những năm cùng học, hay câu chuyện Lưu Bình – Dương Lễ mãi khiến người đời cảm động tình bạn cao đẹp giữa Các-mác, Ăng-ghen cũng như vậy. Tuy nhên, trong cuộc sống, vẫn có những người có quan điểm sai lệch về tình bạn đáng phê phán, họ cho rằng tình bạn được bắt nguồn từ tiền tài, danh vọng, địa vị và mục đích của những tình bạn ấy là dùng để lợi dụng lẫn nhau. Bản thân mỗi học sinh chúng ta cần ý thức được tình bạn chân chính là sức mạnh tinh thần thiêng liêng, bền vững bên cạnh tình cảm gia đình. Để rồi từ đó, ta có nhận thức và hành động đúng đắn về tình bạn là sẵn sàng giúp đỡ, sẻ chia khi bạn gặp hoạn nạn, khó khăn; nhưng đồng thời cũng nghiêm khắc, chân thành góp ý trước những sai trái của bạn, tuyệt đối không được
*******************
 “CÓ CHÍ THÌ NÊN”
        Trong cuộc sống, lẽ thường là khi gặp khó khăn, thất bại, ta hay nản lòng; chính vì thế cho nên ông cha ta mới khuyên: “Có chí thì nên.”, đó là câu tục ngữ được xem như là một trong những bí quyết để gặt hái được thành công trong cuộc sống. Câu tục ngữ có hai vế, “có chí” tức là có lí tưởng, hoài bão cao đẹp, có ý chí, nghị lực, quyết tâm, kiên trì vượt qua trở ngại, khó khăn; “thì nên” là đạt được thành công, kết quả tốt đẹp. Như vậy, cả câu tục ngữ là một lời khuyên rằng trong bất cứ công việc nào, nếu chúng ta có ý chí, nghị lực, bền lòng vượt qua mọi khó khăn, trở ngại, nhất định ta sẽ gặt hái được thành công. Quả vậy trong bất cứ công việc nào, muốn thành công đều phải trải qua cả một quá trình, một thời gian thực hiện lâu dài, và quá trình ấy luôn tiềm ẩn muôn vàn khó khăn, gian khổ cần khắc phục. Mặt khác, con đường đi đến thành công có nhiều chông gai, trở ngại và để có được thành công, đôi khi ta phải trải qua hơn một lần thất bại. Những lúc như thế, ý chí, nghị lực, lòng kiên trì, sẽ là sức mạnh giúp ta vượt qua gian khổ, khắc phục được khó khăn để đi đến thắng lợi cuối cùng. Và dường như càng biết chịu đựng vượt qua gian nan, thử thách bao nhiêu, thì sự thành công của mỗi chúng ta càng vinh quang, càng đáng tự hào bấy nhiêu. Trong thực tế, có rất nhiều tấm gương ngời sáng về ý chí, nghị lực, quyết tâm đáng được biểu dương, học tập, chẳng hạn như tấm gương Cụ đồ Nguyễn Đình Chiểu, Chủ tịch Hồ Chí Minh, thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký hay con người đặc biệt nhất hành tinh hiện nay – Nick. Tuy nhiên, bên cạnh đó, vẫn còn không ít những kẻ lười nhác, thiếu kiên trì, nhẫn nại, gặp thất bại hay đổ lỗi cho hoàn cảnh để rồi nản lòng, nhụt chí, đáng phê phán. Mỗi học sinh chúng ta cần phải không ngừng rèn luyện cho mình bản lĩnh, gặp khó khăn không lùi bước, gặp thất bại không nản lòng; có như vậy chúng ta mới có được thành công, mới có thể biến những ước mơ, hoài bão cao đẹp của mình thành hiện thực bởi “Trên bước đường đi đến thành công kcó bước chân của kẻ lười biếng”.
*********************
TRANH DÀNH VÀ NHƯỜNG NHỊN
        Trong cuộc sống, người biết nhường nhịn luôn là người thông minh. Nhường nhịn được hiểu là chấp nhận để người khác hơn mình, là thái độ hòa nhã, không có ý định tranh dành hơn thua. Nhường nhịn không phải là đầu hàng, thất bại mà phải được hiểu là sự thông cảm, tha thứ cho nhau trong hiao tiếp, ứng xử để cuộc sống tốt đẹp hơn. Và ngược lại với  nhường nhịn là tính xấu tranh dành gây ra nhiều bất hòa. Như vậy nhường nhịn đúng là một đức tính đẹp , là chìa khóa đưa ta đến với thành công. Bởi lẽ, con người là đối tượng có nhiều mối quan hệ phức tạp, nếu sơ suất chúng ta có thể gây ra hiểu lầm, tranh chấp,thậm chí gây ra hận thù khó giải. Nếu biết nhường nhịn và tha thứ cho nhau, ta sẽ thoát khỏi những tranh chấp, khổ đau ở đời. Trong gia đình, vợ chồng, anh em luôn hòa thuận thì gia đình sẽ hạnh phúc. Cho nên nhìn rộng ra xã hội nếu mọi người đều biết hòa đồng, nhường nhịn lẫn nhau thì không bao giờ xảy ra bất đồng, xô xát, chiến tranh. Người biết nhường nhịn là người thể hiện được trí tuệ sáng suốt, tính cách điềm đạm, ý chí bền vững, lòng khoan dung, đức vị tha của người quân tử khiến ai ai cũng phải kính nể. trong thực tế, có rất nhiều tấm gương sáng về đức tính nhẫn nhịn đáng học tập, noi gương, điển hình nhất có thể kể đến danh tướng Hàn Tín thời Đông Hán (Trung Quốc). Song, bên cạnh đó, vẫn còn có không ít những kẻ có thói quen đặt quyền lợi cá nhân lên trên tất cả, cho nên mọi lễ nghĩa trong giao tiếp xử thế thường bị coi nhẹ. Có người còn cho rằng nhường nhịn là thua thiệt, nhục nhã cho nên không biết sống nhẫn nhịn, thật đáng phê phán biết bao. Bản thân mỗi học sinh chúng ta cần phải ý thức được nhường nhịn là lối cư xử của người có văn hóa, biết tôn trọng người khác để không ngừng rèn luyện cho mình sự nhẫn nhin; phải xem đó là một trong những đức tính cần thiết giúp cho cuộc sống này tốt đẹp hơn, d0u1ng như ông cha ta đã từng khuyên nhủ: “Một điều nhịn, chin sự lành.”.
************************
“TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO”
         Từ ngàn đời nay, kính trọng, biết ơn thầy cô giáo đã trở thành một truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta và được đúc kết thành đạo lí: “Tôn sư trọng đạo.”. “Tôn sư trọng đạo” được hiểu là lời đề cao vai trò của người thầy trong quá trình học tập và cuộc sống của con người để từ đó, nhắc nhở người học trò luôn phải tôn kính và biết ơn thầy cô giáo của mình. Phải kính trọng, biết ơn cô thầy bởi lẽ thầy cô là người truyền dạy kiến thức, giúp chúng ta tiếp cận được với tri thức nhân loại, làm hành tranh vững chắc vào cuộc sống, “Không thầy đố mày làm nên.”. Mặt 

File đính kèm:

  • docCACH LAM BAI VAN NGHI LUAN VE MOT TU TUONG DAO LI.doc
Giáo án liên quan