Các phương châm hội thoại

HĐ1: Tìm hiểu phương châm về lượng.

+ GV gọi 1HS đọc VD1/tr8.

An: - Cậu có biết bơi không?

Ba: - Biết chứ, thậm chí còn bơi giỏi nữa.

An: - Cậu học bơi ở đâu?

Ba: - Dĩ nhiên là ở dưới nước chứ còn ở đâu.

+ GV hỏi: Câu trả lời của Ba có làm cho An thỏa mãn không? Vì sao?

+ GV gọi 1HS trả lời: Câu trả lời của Ba không mang nội dung mà An cần biết. Điều mà An muốn biết là một địa điểm cụ thể nào đó.

+ GV hỏi tiếp: Từ đó có thể rút ra bài học gì về giao tiếp ?

+ HS trả lời và GV chốt: khi nói, câu nói phải có nội dung đúng với yêu cầu giao tiếp.

 

doc12 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 6953 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Các phương châm hội thoại, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 câu lành”.
Bài tập 2: 
- Phép tu từ từ vựng có liên quan trực tiếp với phương châm lịch sự là phép nói giảm nói tránh:
- Cho ví dụ: Chẳng hạn: chưa được hay lắm, nếu như màu khác thì hợp hơn…
Bài tập 3: 
a- nói mát. c- nói móc. 
b- nói hớt d- nói leo 
e- nói ra đầu, ra đũa
=> a,b,c,d thuộc phương châm lịch sự.
 e liên quan đến phương châm cách thức.
Bài tập 4: a, Khi người nói muốn hỏi về một vấn đề không đúng đề tài hai người đang trao đổi. (Phương châm quan hệ)
b, Khi người nói muốn ngầm xin lỗi (hoặc xin lỗi) người đối thoại về những điều mình sắp nói. (Phương châm lịch sự)
c, Khi người nói muốn nhắc nhở người đối thoại phải tôn trọng. (Phương châm lịch sự)
Bài tập 5: 
Thành ngữ
Giải nghĩa
Phương châm
Nói băm nói bổ
Nói bốp chát, xỉa xói, thô bạo
Lịch sự
Nói như đấm vào tai
Nói mạnh, trái ý người khác, khó tiếp thu
Lịch sự
Điều nặng tiếng nhẹ
Nói trách móc, chì chiết
Lịch sự
Nửa úp nửa mở
Nói không rõ ràng, mập mờ
Cách thức
Mồm loa mép giải
Lắm lời, đanh đá, nói át người khác
Lịch sự
Đánh trống lảng
Cố ý né tránh vấn đề mà người đối thoại muốn trao đổi
Quan hệ
Nói như dùi đục 
chấm mắm cáy
Nói thô cộc, thiếu tế nhị
Lịch sự
Tiếng Việt 	CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI (TT)
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY - TRÒ
NỘI DUNG GHI BẢNG
HĐ1: Tìm hiểu Quan hệ giữa phương châm hội thoại với tình huống giao tiếp.
+ GV yêu cầu HS đọc mẫu truyện cười “Chào hỏi” (S/36) và trả lời các câu hỏi.
 Anh chàng nọ ở nhà vợ tại một vùng quê, được người nhà dặn là phả luôn chào hỏi mọi người xung quanh.
 Một hôm, anh ta ra đường và thấy một người đang đốn cành trên một cây cao, liền ra dấu gọi.
 Người kia dừng việc, lật đật trèo xuống, hỏi:
 - Có chuyện gì thế?
 - Có gì đâu! Bác làm việc vất vả lắm phải không?
(Truyện cười dân gian Việt Nam)
+ GV hỏi: Câu hỏi của nhân vật chàng rể có tuân thủ đúng phương châm lịch sự không? Tại sao?
+ HS đáp: Câu hỏi có tuân thủ đến phương châm lịch sự vì nó thể hiện sự quan tâm đến người khác. 
+ GV hỏi tiếp: Câu hỏi ấy có được sử dụng đúng lúc, đúng chỗ không ?
+ HS đáp: Sử dụng không đúng lúc đúng chỗ vì người được hỏi đang ở trên cành cây cao nên phải vất vả trèo xuống để trả lời.
+ GV chốt: Khi giao tiếp, không những phải tuân thủ các phương châm hội thoại mà còn cần phải nắm được các đặc điểm của tình huống giao tiếp: Nói với ai? Nói khi nào. Nói ở đâu? Nói nhằm mục đích gì?
+ GV cho HS đọc Ghi nhớ: S/36.
HĐ2: Tìm hiểu Những trường hợp không tuân thủ phương châm hội thoại.
+ GV cho HS đọc VD1: S/37. Đọc lại những ví dụ đã được phân tích khi học về các phương châm hội thoại (lượng, chất, quan hệ, cách thức, lịch sự) và cho biết trong những tình huống nào phương châm hội thoại không được tuân thủ ?
+ HS đáp: Ngoại trừ 2 tình huống trong phần học về phương châm lịch sự, còn tất cả các tình huống còn lại đều không tuân thủ phương châm hội thoại.
+ GV cho HS đọc tiếp VD2: S/37. 
An: - Cậu có biết chiếc máy bay đầu tiên được chế tạo vào năm nào không?
Ba: - Đâu khoảng đầu thế kỷ XX.
+ GV hỏi: Câu trả lời của Ba có đáp ứng nhu cầu thông tin đúng như An mong muốn không ? Có phương châm hội thoại nào đã không được tuân thủ? Vì sao người nói không tuân thủ phương châm hội thoại đó?
+ HS trả lời, GV chốt: Không. Phương châm về lượng (không cung cấp lượng tin đúng như An muốn). Vì người nói không biết chính xác chiếc máy bay đầu tiên trên thế giới được chế tạo vào năm nào. Để tuân thủ phương châm về chất (không nói điều mà mình không có bằng chứng xác thực), người nói phải trả lời một cách chung chung: “Đâu khoảng đầu thế kỷ XX.”.
+ GV cho HS đọc VD3: S/37. Khi bác sĩ nói với một người mắc bệnh nan y về tình trạng sức khoẻ của bệnh nhân đó thì phương châm hội thoại nào có thể không tuân thủ? Vì sao bác sĩ phải làm như vậy? Hãy tìm những tình huống giao tiếp khác mà phương châm đó cũng không được tuân thủ.
+ HS phát biểu: Không tuân thủ phương châm về chất (nói điều mà mình không tin là đúng). Vì bác sĩ muốn giúp bệnh nhân được lạc quan trong cuộc sống, có nghị lực hơn trong khoảng thời gian còn lại của cuộc đời. Như vậy không phải sự “nói dối” nào cũng đáng chê trách, lên án.
+ HS cho VD tương tự:
- Người chiến sĩ không may sa vào tay giặc, không thể khai báo hết sự thật về đơn vị của mình.
- Khi nhận xét về hình thức hoặc tuổi tác người đối thoại
- Khi đánh giá về học lực hoặc năng khiếu của bạn bè.
+ GV chốt: Nói chung, trong bất kì tình huống giao tiếp nào mà có một yêu cầu nào đó quan trọng hơn, cao hơn yêu cầu tuân thủ phương châm hội thoại thì phương châm hội thoại có thể không được tuân thủ.
+ GV cho HS đọc và suy nghĩ VD4: S/37. Khi nói “Tiền bạc chỉ là tiền bạc” thì có phải người nói không tuân thủ phương châm về lượng hay không? Ý nghĩa câu này?
+ GV cho đáp án: 
- Xét về nghĩa bề mặt hiển ngôn (câu chữ) thì cách nói này không tuân thủ phương châm về lượng.
- Xét về nghĩa bề mặt hàm ẩn (hiểu bằng vốn sống, quan hệ, tri thức,…) thì cách nói vẫn tuân thủ phương châm về lượng.
- Tiền bạc chỉ là phương tiện để sống chứ không phải là mục đích cuối cùng của con người. Câu này còn có ý răn dạy: không nên chạy theo tiền bạc mà bỏ qua nhiều thứ khác quan trọng và thiêng trong cuộc sống.
+ GV chỉ định 1HS đọc chậm, rõ Ghi nhớ (S/37).
HĐ3: Hướng dẫn luyện tập.
+ GV yêu cầu HS đọc BT1 (S/38). Đọc mẫu chuyện sau và trả lời câu hỏi:
 Một cậu bé năm tuổi chơi quả bóng nhựa trong phòng đọc sách của bố. Quả bóng lănvào ngăn dưới của một kệ sách.Cậu bé tìm mãi không ra, bèn hỏi bố.Ông bố đáp:
 - Quả bóng nằm ngay dưới cuốn “ Tuyển tập truyện ngắn Nam Cao” kia kìa.
+ GV hỏi: Câu trả lời của ông bố không tuân thủ phương châm hội thoại nào? Phân tích để làm rõ sự vi phạm ấy?
+ HS lên bảng: Ông bố không tuân thủ phương châm cách thức. Một đứa bé 5 tuổi không thể nhận biết được “Tuyển tập truyện ngắn Nam Cao” để nhờ đó mà tìm được quả bóng. Cách nói của ông bố đối với cậu bé là không rõ. Cần lưu ý: đối với người khác thì có thể đó là một câu nói có thông tim rõ ràng.
+ GV yêu cầu HS đọc BT2 (S/38). Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
 Bốn người hăm hở tới nhà lão Miệng. Đến nơi,họ không chào hỏi gì cả,cậu Chân và cậuTay nói thẳng với lão :
 - “ Chúng tôi hôm nay đến không phải để thăm hỏi mà để nói cho ông biết : Từ nay chúng tôi không làm để nuôi ông nữa,lâu nay chúng tôi vất vả cực khổ vì ông quá đủ rồi”.
+ GV hỏi: Thái độ và lời nói của Chân, Tay, Tai, Mắt đã vi phạm phương châm nào trong giao tiếp? Việc không tuân thủ phương châm ấy có lí do chính đáng không? Vì sao?
+ HS lên bảng: 
- Không tuân thủ phương châm lịch sự.
- Vô lí vì khách đến nhà ai thì phải chào hỏi chủ nhà rồi mới nói chuyện; nhất là ở đây, thái độ và lời nói của các vị khách thật hồ đồ, chẳng có căn cứ gì cả.
I. QUAN HỆ GIỮA PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI VỚI TÌNH HUỐNG GIAO TIẾP:
VD: S/36. Đọc truyện cười và trả lời các câu hỏi.
- Câu hỏi có tuân thủ đến phương châm lịch sự vì nó thể hiện sự quan tâm đến người khác. 
- Sử dụng không đúng lúc đúng chỗ vì người được hỏi đang ở trên cành cây cao nên phải vất vả trèo xuống để trả lời.
=> Cần phải nắm được các đặc điểm của tình huống giao tiếp: Nói với ai? Nói khi nào. Nói ở đâu? Nói nhằm mục đích gì?
* Ghi nhớ: S/36. Vận dụng các phương châm hội thoại cần phù hợp với đặc điểm của tình huống giao tiếp. (Nói với ai? Nói khi nào? Nói để làm gì? Nói ở đâu?)
II. NHỮNG TRƯỜNG HỢP KHÔNG TUÂN THỦ PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI:
VD1: S/37.
- Ngoại trừ 2 tình huống trong phần học về phương châm lịch sự, còn tất cả các tình huống còn lại đều không tuân thủ phương châm hội thoại.
VD2: S/37. 
- Không. 
- Phương châm về lượng (không cung cấp lượng tin đúng như An muốn). 
- Vì người nói không biết chính xác chiếc máy bay đầu tiên trên thế giới được chế tạo vào năm nào. Để tuân thủ phương châm về chất (không nói điều mà mình không có bằng chứng xác thực), người nói phải trả lời một cách chung chung: “Đâu khoảng đầu thế kỷ XX.”
VD3: S/37.
- Không tuân thủ phương châm về chất.
- Vì bác sĩ muốn giúp bệnh nhân được lạc quan trong cuộc sống, có nghị lực hơn trong khoảng thời gian còn lại của cuộc đời. 
à Như vậy không phải sự “nói dối” nào cũng đáng chê trách, lên án.
Nói chung, trong bất kì tình huống giao tiếp nào mà có một yêu cầu nào đó quan trọng hơn, cao hơn yêu cầu tuân thủ phương châm hội thoại thì phương châm hội thoại có thể không được tuân thủ.
* VD về tình huống tương tự:
- Người chiến sĩ không may sa vào tay giặc, không thể khai báo hết sự thật về đơn vị của mình.
- Khi nhận xét về hình thức hoặc tuổi tác người đối thoại
- Khi đánh giá về học lực hoặc năng khiếu của bạn bè.
VD4: S/37.
- Xét về nghĩa bề mặt hiển ngôn (câu chữ) thì cách nói này không tuân thủ phương châm về lượng.
- Xét về nghĩa bề mặt hàm ẩn (hiểu bằng vốn sống, quan hệ, tri thức,…) thì cách nói vẫn tuân thủ phương châm về lượng.
- Tiền bạc chỉ là phương tiện để sống chứ không phải là mục đích cuối cùng của con người. Câu này còn có ý răn dạy: không nên chạy theo tiền bạc mà bỏ qua nhiều thứ khác quan trọng và thiêng trong cuộc sống.
* Ghi nhớ: S/37. Việc không tuân thủ các phương châm hội thoại có thể bắt nguồn từ những nguyên nhân sau:
- Người nói vô ý, vụng về, thiếu văn háo giao tiếp;
- Người nói phải ưu tiên cho một phương châm hội thoại hoặc một yêu cầu khác quan trọng hơn;
- Người nói muốn gây sự chú ý, để người nghe hiểu câu nói theo một hàm ý nào đó.
III. LUYỆN TẬP:
Bài tập 1: (S/38). Ông bố không tuân thủ phương châm cách thức. Một đứa bé 5 tuổi không thể nhận biết được “Tuyển tập truyện ngắn Nam Cao” để nhờ đó mà tìm được quả bóng. Cách nói của ông bố đối với cậu bé là không rõ. Cần lưu ý: đối với người khác thì có thể đó là một câu nói có thông tim rõ ràng.
Bài tập 2: (S/38).
- Không tuân thủ phương châm lịch sự.
- Vô lí vì khách đến nhà ai thì phải chào hỏi chủ nhà rồi mới nói chuyện; nhất là ở đây, thái độ và lời nói của các vị khách thật hồ đồ, chẳng có căn cứ gì cả.
Tiếng Việt 	XƯNG HÔ TRONG HỘI THOẠI
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY - TRÒ
NỘI DUNG GHI BẢNG
HĐ1: Tìm hiểu Từ ngữ xưng hô và việc sử dụng từ ngữ xưng hô.
+ GV yêu cầu HS đọc VD

File đính kèm:

  • docTieng Viet On.doc
Giáo án liên quan