Các đời Chúa Trịnh
Trịnh Kiểm người làng Sóc Sơn, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hoá. Mặc dù không được học hành nhiều song Kiểm rất thông minh, can đảm và mưu lược hơn người. Nguyễn Kim mến tài đem con gái cưng là Ngọc Bảo gả cho Kiểm. Từ đấy nhiều việc quan trọng, Nguyễn Kim thường giao cho Kiểm. Kiểm được cầm binh mã sang Ai Lao đón vua Lê Trang Tông. Nhà vua thấy ông có tướng mạo khác thường, phong ông làm Ðại tướng quân, tước Dục quận công vào năm Kỷ Hợi (1539). Khi đó Trịnh Kiểm 37 tuổi.
Năm Ất Tỵ (1545) Nguyễn Kim trên đường hành quân ra đánh Bắc triều ở miền Sơn Nam đến Yên Mô (Ninh Bình) thì bị hàng tướng nhà Mạc đánh thuốc độc chết. Quyền bính lọt vào tay Trịnh Kiểm. Khi được vua Lê chính thức trao toàn quyền thống lĩnh binh mã với tước Thái sư Lạng quốc công, Kiểm thấy chưa đủ lực lượng tấn công Bắc triều, liền rút quân về củng cố lực lượng; lập hành tại vua Lê ở đồn Vạn Lại (huyện Thuỳ Nguyên, Thanh Hoá). Nhiều nhân sĩ tài giỏi đã tìm đến hành tại giúp vua Lê trong đó có Trạng Bùng Phùng Khắc Khoan và Lương Hữu Khánh.
Vua Lê Trang Tông tuy ngồi ở ngôi chí tôn nhưng quyền hành đều do Trịnh Kiểm nắm giữ
ần tra hỏi tống ngục cho đến chết. Quyền hành quân sự từ tay Toàn được chuyển hết vào tay Trịnh Căn. Căn đóng quân ở Nghệ An. Từ chúa Trịnh Tạc trở đi, vua Lê cho phép các chúa Trịnh vào chầu không phải lạy, tờ chương tấu không phải đề tên, đặt chỗ ngồi bên tả nhà vua mỗi khi thiết triều. Sau thắng lợi dẹp được Mạc Kính Vũ ở Cao Bằng tháng 9 năm Ðinh Mùi (1667) , Trịnh Tạc tự nhận công lao của mình bao trùm tất cả, càng lấn lướt vua Lê, tự gia phong Ðại nguyên soái thượng sư Thái phụ Tây vương. Năm Nhâm Tí (1627), Trịnh Tạc ép vua Lê đem quân đánh quân Nguyễn một trận lớn ở châu bắc Bố Chính. Quân Trịnh chiếm được luỹ Trấn Ninh. Trịnh có nhiều tướng giỏi như Trịnh Căn, chỉ huy quân thuỷ, Lê Thời Hiến chỉ huy quân bộ. Trịnh huy động đến 3 vạn quân vượt sông Gianh đánh vào cửa Nhật Lệ. Quân Nguyễn ra sức chống đỡ nhờ vào hệ thống thành luỹ kiên cố. Tháng 12 năm Nhâm Tí (1672), Trịnh Tạc rút đại quân về chỉ để lại Lê Thời Hiến trấn giữ Nghệ An. Từ đó hai phía Ðàng Trong và Ðàng Ngoài tạm dừng binh đao, lấy sông Gianh làm giới hạn. Trở về kinh đô, Trịnh Tạc bắt đầu chú ý đến bộ máy cai trị theo lối “chính quy”: Văn thần phải thay phiên nhau vào ứng trực tại phủ chúa để làm công việc. Việc này gọi là “nhập các”. Dưới sự tham gia, cố vấn của tham tụng Phạm Công Trứ, một loạt chính sách mới về thuế khoá, ruộng đất được ban hành để giải quyết hậu quả chiến tranh. Nhưng cũng vào thời kỳ này, bắt đầu xuất hiện nạn kiêu binh. Lính Thanh Nghệ cậy có công lao trong chiến trận sinh ra kiêu ngạo, phóng túng, nổi loạn giết bồi tụng Nguyễn Quốc Trinh, cướp phá nhà tham tụng Phạm Công Trứ. Kinh thành trở nên náo loạn. Tháng 7 năm Giáp Dần (1674), Trịnh Tạc mất, con là Trịnh Căn nối giữ ngôi chúa. Trịnh Tạc nắm quyền 25 năm, trải qua 4 đời vua Lê. Thần Tông, Huyền Tông, Gia Tông và Hy Tông, thọ 77 tuổi. ♦ Chiêu tổ Khang Vương - Trịnh Căn (1682-1709): Trịnh Căn là con trưởng của Trịnh Tạc. Lúc còn nhỏ có tội phải giam vào ngục. Về sau nhờ khéo vận động, Trịnh Căn được tha. Dưới thời Trịnh Căn, chiến tranh giữa Ðàng Trong và Ðàng Ngoài đã tạm dừng. Vì thế, chúa Trịnh cũng có điều kiện để củng cố bộ máy cai trị ở Đàng Ngoài. Giúp cho việc cai trị của chúa Trịnh lúc đó nhiều người đỗ đạt cao, danh vọng lớn như Nguyễn Danh Nho, Nguyễn Quý Ðức, Nguyễn Tông Quai, Ðặng Ðình Tưởng... Ở Trung Quốc nhà Thanh đã lên cầm quyền, muốn mở rộng ảnh hưởng ban đầu xuống phía Nam. Họ tỏ ra có nhiều thân thiện với triều đình Lê-Trịnh: Tháng 9 năm Mậu Tý nhà Thanh sai sứ sang ban cho vua Lê dòng đại tự ”trung hiếu thủ bang” (có lòng trung thành hiếu kính để giữ nước). Ðây là sự tri ân cho nhà Lê đã từ chối không cứu viện cho Ngô Tam Quế, bầy tôi phản nghịch chống nhà Thanh. Vua Thanh còn sai sứ ban lễ phẩm cho việc tế Huyền Tông và Gia Tông. Trịnh Căn đã làm được một số việc đáng chú ý: Năm Giáp Tý (1684) hạ lệnh cho quan lại vi hành thị sát dân tình. Trong lệnh chỉ chúa Trịnh viết: “Thương yêu dân chúng là việc làm đầu tiên trong chính sự. Dân chúng có người vì quan sở tại hà khắc, bọn quyền quý ức hiếp, có người vì oan ức mà phải phiêu tán tha hương, họ cần được vỗ về thương yêu mới phải”. Bằng nhiều cố gắng ngoại giao, chúa Trịnh đã buộc nhà Thanh trả lại một số thôn ấp vùng biên giới. Mặc dù vậy, lợi dụng chiến tranh Trịnh-Nguyễn, vùng biên giới nước ta không được chú ý đến, quan lại trấn thủ và thổ hào từ bên kia biên giới xâm lấn khá nhiều đất đai. Trịnh Căn đã bắt đầu có ý thức đòi lại đất, nhưng chưa được bao nhiêu. Năm Quý Dậu (1693) Chúa Trịnh cũng bắt đầu chỉnh đốn lại thể văn thi ở các khoa trường và bắt đầu đặt chức quan quản lãnh công việc ở Quốc Tử Giám, làm số “tu tri” để quản lý mọi mặt các xã thôn trong nước. Trịnh Căn cũng rất quan tâm đến việc chuẩn bị cho người kế nghiệp, nhưng về việc này chúa gặp phải nhiều lận đận. Năm Kỷ Sửu (1709) Trịnh Căn mất. Chắt là Trịnh Cương lên nối ngôi. Trịnh Căn giữ phủ chúa 28 năm. Mất lúc 77 tuổi truy tôn là Khang Vương, hiệu là Chiêu Tổ. ♦ Hy tổ Nhân Vương Trịnh Cương (1709-1729): Trịnh Cương là con trưởng của Trần Quan vương Trịnh Bình, là chắt của Trịnh Căn được chọn để nối nghiệp chúa. Sự lựa chọn này là vừa theo nguyên tắc trực hệ vừa do hai đại thần có tiếng thời Lê-Trịnh là Nguyễn Quý Ðức và Ðặng Ðình Tướng tiến cử. Năm Kỷ Sửu (1709), Trịnh Căn mất, Trịnh Cương nối ngôi, gia phong là Nguyên soái tổng quốc chính An Ðô vương. Tháng 9 năm Giáp Ngọ (1714), Trịnh Cương lại được tiến phong Ðại nguyên soái tổng quốc chính Thượng sư An vương. Nhân dịp tiến phong, Trịnh Cương vào bái yết Thái miếu và chầu vua Lê ở điện Vạn Thọ. Ðây là cử chỉ tỏ ra Trịnh Cương là người biết giữ mối quan hệ vua Lê chúa Trịnh, không quá mức lấn quyền như các chúa trước. Ðáp lại, Lê Dụ Tông kính trọng Cương khác thường, cho tấu sớ không phải đề tên. Thời kỳ ở ngôi chúa, Trịnh Cương rất chăm chỉ lo toan việc trị nước. Chúa trọng dụng ba đại thần rất trẻ và có tài là Lê Anh Tuấn, Nguyễn Công Cơ và Nguyễn Công Hãng. Cùng với các quan này, đặc biệt là với Nguyễn Công Hãng, Trịnh Cương bàn định và ban hành hàng loạt cải cách về thuế khoá áp dụng ép thuế Tô Dung Ðiệu học của Trung Quốc, nhằm hạn chế bất công trong thuế má để lại từ trước. Sử ghi rằng có lần nửa đêm, nghĩ đến việc cải cách, Trịnh Cương sai người đánh thức hai quan Tể tướng là Công Hãng và Anh Tuấn mời vào phủ bàn việc. Có lúc làm việc kéo dài đến quá trưa. Có lần bàn về hình thức cho các quan quần thần khuyên Trịnh Cương dùng áo màu vàng để tiếp kiến bầy tôi. Cương từ chối vì cho màu rằng màu vàng chỉ dành cho vua, mình là chúa, dùng màu tía để phân biệt với các quan trong triều là được Gia thuộc họ Trịnh đều có quân riêng, Trịnh Cương ra lệnh giải tán, chỉ giữ lại một lực lượng thống nhất do phủ chúa cai quản nhằm đề phòng các thân thuộc đánh nhau tranh dành quyền lực. Sau đó, Trịnh Cương tổ chức lại quân ngũ của phủ chúa, đặt sáu quân doanh, mỗi doanh biên chế 800 người, bổ dụng 6 tướng chia nhau thống lĩnh. Ðầu năm 1724, Trịnh Cương được thay nhà vua tế đàn Nam Giao song không đứng vào chỗ vua Lê làm lễ. Người đương thời rất tin phục Cương. Trịnh Cương rất chú trọng đến việc bổ dụng và làm trong sạch đội ngũ quan lại. Năm Giáp Thìn (1724), theo lời bàn của Nguyễn Công Hãng, chúa cho phép dân chúng được yết bảng góp ý kiến quan lại địa phương. Bố cáo gửi các địa phương có ghi rõ: ”Những điều yết lên bảng phải xuất phát từ lẽ công bằng, cả loạt đều cùng một giọng. Người nào yết bảng theo ý riêng mình, khen chê bậy bạ sẽ bị tội” Một việc hiếm xảy ra trong chế độ phong kiến là tổ chức thi lại để loại trừ kẻ bất tài nhờ chạy chọt mà đỗ đạt. Năm Bính Ngọ (1726), Nguyễn Công Cơ tâu lên chúa rằng chuyện thi cử có nhiều nhũng lạm, phần lớn con em nhà quyền thế đỗ hương cống, không có thực tài, Trịnh Cương hạ lệnh cho thi lại, đánh hỏng 28 người, trong đó có quan tham tụng Lê Anh Tuấn, con Huân quận Công Ðặng Ðình Giám, con nuôi nội giám Ðỗ Bá Phẩm... Bọn này được giao xuống cho pháp đình xét hỏi và trị tội nặng. Nguyễn Công Cơ vì dám nói thẳng, được thăng chức Thiếu bảo. Tháng 10 năm Ðinh Mùi (1727) Trịnh Cương phong cho con là Trịnh Giang làm tiết chế, tước uy quận công còn tự soạn bài ”Bảo huấn” để ban dạy Trịnh Giang. Về già, Trịnh Cương thường đi tuần du vãn cảnh các nơi, cho sửa dựng nhiều chùa ở núi Ðộc Tôn và Tây Thiên để du ngoạn. Cổ Bi vốn là đất nổi tiếng vùng Kinh Bắc, tiếp giáp xã Như Kinh là quê mẹ của Trịnh Cương nên chúa về thăm luôn. Chúa còn cho xây phủ đệ mới tại đó, lấy tên là phủ Kim Thành và có ý định đóng phủ chúa ở đấy. Năm Kỷ Dậu (1729) Trịnh Cương đi chơi chùa Phật Tích rồi Như Kinh, bị bệnh chết ngay tại đó, quan quân bí mật đưa về phủ phát tang. Vị chúa có nhiều tâm huyết với công cuộc cải cách kinh tế, chính trị này mất ở tuổi 44, cầm quyền 20 năm. Về sau con cháu suy tôn chúa là Nhân vương, hiệu là Hi tổ. ♦ Dụ tổ Trịnh Vương - Trịnh Giang (1729-1740): Trịnh Giang là con cả Trịnh Cương. Khi Giang còn làm Thế tử, phó của Giang là Nguyễn Công Hãng đã dâng một mật sớ nhận xét rằng: Giang là người ươn hèn không thể gánh vác được ngôi chúa. Trịnh Cương đột ngột mất, Trịnh Giang với tư cách là Thế tử lên nối ngôi chúa. Tháng 4 năm Canh Tuất (1730), Giang tự tiến phong là Nguyên soái, thống quốc chính Uy Nam vương. Sau khi lên ngôi, Trịnh Giang tôn bà nội là thái phi Trương Thị (vợ Trịnh Bính, người xã Như Kinh, huyện Gia Lâm, mẹ Trịnh Cương) làm Thái tôn Thái phi, mỗi khi truyền đạt lời của Thái tôn Thái phi thì gọi theo huý chỉ; tôn mẹ đẻ làm Thái phi; truy tôn ông ngoại là Tuấn quận công Vũ Tất Tố lên Tuấn Trạch công và đích mẫu Trịnh Thị (vợ cả của Trịnh Cương nhưng không có con, đã mất) làm Thái phu nhân, lập đền thờ ở kinh đô. Năm Tân Hợi (1731) vì có điềm tai dị (Nhật thực) chúa hạ lệnh cho bày tôi trình bày ý kiến về chính sự. Bùi Sĩ Tiêm đưa ra 10 điều, lời lẽ rất thống thiết, tâm huyết, chỉ trích những mục nát trong bộ máy cai trị lúc bấy giờ. Vì thế bọn quyền thần rất ghét Tiêm. Sớ đến tay Giang, quyền thần lại nói gièm thêm, Giang giận lắm, tước bỏ hết quan, đuổi Sĩ Tiêm về quê. Sau một thời gian ngắn, Tiêm mất. Sau 6 năm giữ quyền bính, năm Bính Thìn (1736) Trịnh Giang phong cho em là Doanh 17 tuổi là Tiết chế thuỷ bộ chủ quân, chức Thái uý, tước An Quốc Công, cho mở phủ Lượng Quốc. Mỗi tháng 3 lần Doanh thay Giang triệu kiến trăm quan ở Trạch các để nghe tâu trình công việc. Giang rảnh tay vào ăn uống chơi bời. Giang cho xây dựng rất nhiều cung quán chùa chiền rất nguy nga và tốn kém: chùa Hồ Thiên, Hành cung Quế Trạo, Từ Dương, phủ đệ ở các làng ngoại như làng Tử Dương, làng Mi Thử. Nhân việc xây cất này, vì thế người làm ruộng, người đi buôn mất hết cơ nghiệp. Trịnh Giang lao vào ăn chơi dâm loạn nên sức khoẻ ngày càng kém sút. Một hôm bất ngờ Trịnh Giang bị sét đánh gần chết. Từ đó mắc bệnh “kinh quý” (chứng tâm thần bất định, hoảng hốt và hay sợ hãi). Bọn hoạn quan Hoàng Công Phụ nói dối rằng: Muốn không bị hạ chỉ có cách trốn xuống đất. Nhân đó bọn chúng đào hầm cho chúa, gọi là cung Thưởng Trì. Từ đó Trịnh Giang ở hẳn dưới hầm, không hề ra ngoài. Thế là Hoàng Công Phụ càng có điều kiện
File đính kèm:
- Các đời chúa Trịnh.doc