Các dạng toán thường gặp lớp 4

Bài 1 - Dạng 1

Số chẵn, số lẻ, bài toán xét chữ số tận cùng của một số

* KIẾN THỨC CẦN NHỚ:

- Chữ số tận cùng của 1 tổng bằng chữ số tận cùng của tổng các chữ số hàng đơn vị của các số hạng trong tổng ấy.

- Chữ số tận cùng của 1 tích bằng chữ số tận cùng của tích các chữ số hàng đơn vị của các thừa số trong tích ấy.

- Tổng 1 + 2 + 3 + 4 + . + 9 có chữ số tận cùng bằng 5.

- Tích 1 x 3 x 5 x 7 x 9 có chữ số tận cùng bằng 5.

- Tích a x a không thể có tận cùng bằng 2, 3, 7 hoặc 8.

 

doc98 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1580 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Các dạng toán thường gặp lớp 4, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
động tất cả bao nhiêu cán bộ phiên dịch cho hội nghị đó.b, Có bao nhiêu cán bộ chỉ dịch được tiếng Anh, chỉ dịch được tiếng Pháp? 
Giải:Số lượng cán bộ phiên dịch được ban tổ chức huy động cho hội nghị ta mô tả bằng sơ đồ ven. 
Nhìn vào sơ đồ ta có:Số cán bộ chỉ phiên dịch được tiếng Anh là:30 – 12 = 18 (người)Số cán bộ chỉ phiên dịch được tiếng Pháp là:25 – 12 = 13 (người)Số cán bộ phiên dịch được ban tổ chức huy động là:30 + 13 = 43 (người)Đáp số: 43; 18; 13 người.
Bài 2:Lớp 9A có 30 em tham gia dạ hội tiếng Anh và tiếng Trung, trong đó có 25 em nói được tiếng Anh và 18 em nói được tiếng Trung. Hỏi có bao nhiêu bạn nói được cả 2 thứ tiếng? 
Giải:Các em lớp 9A tham gia dạ hội được mô tả bằng sơ đồ ven. 
Số học sinh chỉ nói được tiếng Trung là:30 – 25 = 5 (em)Số học sinh chỉ nói được tiếng Anh là:30 – 18 = 12 (em)Số em nói được cả 2 thứ tiếng là:30 – (5 + 12) = 13 (em)Đáp số: 13 em.
Bài 3:Có 200 học sinh trường chuyên ngữ tham gia dạ hội tiếng Nga, Trung và Anh. Có 60 bạn chỉ nói được tiếng Anh, 80 bạn nói được tiếng Nga, 90 bạn nói được tiếng Trung. Có 20 bạn nói được 2 thứ tiếng Nga và Trung. Hỏi có bao nhiêu bạn nói được 3 thứ tiếng? 
Giải:
Số học sinh nói được tiếng Nga học tiếng Trung là:200 – 60 = 140 (bạn)Số học sinh nói được 2 thứ tiếng Nga và Trung là:(90 + 80) – 140 = 30 (bạn)Số học sinh nói được cả 3 thứ tiếng là:30 – 20 = 10 (bạn)Đáp số: 10 bạn.
Bài 4:Trong 1 hội nghị có 100 đại biểu tham dự, mỗi đại biểu nói được một hoặc hai trong ba thứ tiếng: Nga, Anh hoặc Pháp. Có 39 đại biểu chỉ nói được tiếng Anh, 35 đại biểu nói được tiếng Pháp, 8 đại biểy nói được cả tiếng Anh và tiếng Nga. Hỏi có bao nhiêu đại biểu chỉ nói được tiếng Nga? 
Giải:
Số đại biểu nói được tiếng Pháp hoặc Nga là:100 – 39 = 61 (đại biểu)Số đại biểu nói được tiếng Nga nhưng không nói được tiếng Pháp là:61 – 35 = 26 (đại biểu)Số đại biểu chỉ nói được tiếng Nga là:26 – 8 = 18 (đại biểu)Đáp số: 18 đại biểu. -----------------------* BÀI TẬP VỀ NHÀ: 
Bài 1: Lớp 5A có 15 ban đăng kí học ngoại khoá môn Văn, 12 bạn đăng kí học ngoại khoá môn Toán, trong đó có 7 bạn đăng kí học cả Văn và Toán. Hỏi:a, Có bao nhiêu bạn đăng kí học Văn hoặc Toán?b, Có bao nhiêu bạn chỉ đăng kí học Văn? chỉ đăng kí học Toán?Bài 2: Trên 1 hội nghị các đại biểu sử dụng một hoặc hai trong 3 thứ tiếng: Nga, Anh hoặc Pháp. Có 30 đại biểu nói được tiếng Pháp, 35 đại biểu chỉ nói được tiếng Anh, 20 đại biểu chỉ nói được tiếng Nga và 15 đại biểu nói được cả tiếng Anh và tiếng Nga. Hỏi hội nghị đó có bao nhiêu đại biểu tham dự?Bài 3: Bốn mươi em học sinh của trường X dự thi 3 môn: ném tạ, chạy và đá cầu. Trong đội có 8 em chỉ thi ném tạ, 20 em thi chạy và 18 em thi đá cầu. Hỏi có bao nhiêu em vừa thi chạy vừa thi đá cầu?Bài 4: Đội tuyển thi học sinh giỏi của tỉnh X có 25 em thi Văn và 27 em thi toán, trong đó có 18 em vừa thi Văn vừa thi toán. Hỏi đội tuyển học sinh giỏi 2 môn Văn và Toán của tỉnh X có bao nhiêu em? 
PHƯƠNG PHÁP SUY LUẬN ĐƠN GIẢN
* BÀI TẬP VẬN DỤNG: Bài 1:Trong 1 ngôi đền có 3 vị thần ngồi cạnh nhau. Thần thật thà (luôn luôn nói thật); Thần dối trá (luôn nói dối) ; Thần khôn ngoan (lúc nói thật, lúc nói dối). Một nhà toán học hỏi 1 vị thần bên trái: Ai ngồi cạnh ngài?- Thần thật thà.Nhà toán học hỏi người ở giữa:- Ngài là ai?- Là thần khôn ngoan.Nhà toán học hỏi người bên phải- Ai ngồi cạnh ngài?- Thần dối trá.Hãy xác định tên của các vị thần. 
Giải:Cả 3 câu hỏi của nhà toán học đều nhằm xác định 1 thông tin: Thần ngồi giữa là thần gì? Kết quả có 3 câu trả lời khác nhau.Ta thấy thần ngồi bên trái không phải là thần thật thà vì ngài nói người ngồi giữa là thần thật thà.Thần ngồi giữa cũng không phải là thần thật thà vì ngài nói: Tôi là thần khôn ngoan ⇒ Thần ngồi bên phải là thần thật thà ⇒ ở giữa là thần dối trá ⇒ ở bên trái là thần khôn ngoan.
Bài 2:Một hôm anh Quang mang quyển Album ra giới thiệu với mọi người. Cường chỉ vào đàn ông trong ảnh và hỏi anh Quang: Người đàn ông này có quan hệ thế nào với anh? Anh Quang bèn trả lời: Bà nội của chị gái vợ anh ấy là chị gái của bà nội vợ tôi.Bạn cho biết anh Quang và người đàn ông ấy quan hẹ với nhau như thế nào? 
Giải:Bà nội của chị gái vợ anh ấy cũng chính là bà nội của vợ anh ấy. Bà nội của vợ anh ấy là chị gái của bà nội vợ anh Quang. Vợ anh ấy và vợ anh Quang là chị em con dì con già. Do vậy anh Quang và người đàn ông ấy là 2 anh em rể họ. 
Bài 3:Có 1 thùng đựng 12 lít dầu hoả. Bằng 1 can 9 lít và 1can 5 lít làm thế nào để lấy ra được 6 lít dầu từ thùng đó: 
Giải:
Bài 4:ở 1 xã X có 2 làng: Dân làng A chuyên nói thật, còn dân làng B chuyên nói dối. Dân 2 làng thường qua lại thăm nhau. Một chàng thanh niên nọ về thăm bạn ở làng A. Vừa bước vào xã X, dang ngơ ngác chưa biết đây là làng nào, chàng thanh niên gặp ngay một cô gái và anh ta hỏi người này một câu. Sau khi nghe trả lời chàng thanh niên bèn quay ra (vì biết chắc mình đang ở làng B) và sang tìm bạn ở làng bên cạnh.Bạn hãy cho biết câu hỏi đó thế nào và ccâu trả lời đó ra sao mà chàng thanh niên lại khẳng định chắc chắn như vậy
Phân tích:Để nghe xong câu trả lời người thanh niên đó có thể khẳng định mình đang đứng trong làng A hay làng B thì anh ta phải nghĩ ra 1 câu hỏi sao cho câu trả lời của cô gái chỉ phụ thuộc vào họ đang đứng trong làng nào. Cụ thể hơn: cần đặt câu hỏi để cô gái trả lời là “phải”, nếu họ đang đứng trong làng A và “không phải”, nếu họ đang đứng trong làng B.Giải:Câu hỏi của người thanh niên đó là: “Có phải chị người làng này không?”.Trường hợp 1: Họ đang đứng trong làng A: Nếu cô gái là người làng A thì câu trả lời là “phải” (vì dân làng A chuyên nói thật); Nếu cô gái là người làng B thì câu trả lời cũng là “phải” (vì dân làng đó nói dối).Trường hợp 2: Họ đang đứng trong làng B: Nếu cô gái là người làng A thì câu trả lời là: “không phải”; Nếu cô gái là người làng B thì câu trả lời cũng là: “không phải”.Như vậy, Nếu họ đang đứng trong làng A thì câu trả lời chỉ có thể là “phải”, còn nếu họ đang đứng trong làng B thì câu trả lời chỉ có thể là “không phải”.Người thanh niên quyết định quay ra, vì anh đã nghe câu trả lời là “không phải”. -----------------------* BÀI TẬP VỀ NHÀ: 
Bài 1: Năm vận động viên Tuấn, Tú, Kỳ, Anh, Hợp chạy thi. Kết quả không có 2 bạn nào về đích cùng 1 lúc. Tuấn về đích trước Tú nhưng sau hợp. Còn Hợp và Kỳ không về đích liền kề nhau. Anh không về đích liền kề với Hợp, Tuấn và Kỳ.Bạn hãy xác định thứ tự về đích của 5 vận động viên nói trên.Bài 2: Hoàng đế nước nọ mở cuộc thi tài để kén phò mã. Giai đoạn cuối của cuộc thi, hoàng đế chọn được 3 chàng trai đều thông minh. Nhà vua đang phân vân không biết chọn ai thì công chúa đưa ra 1 sáng kiến: Lấy 5 chiếc mũ, 3 chiếc màu đỏ và 2 chiếc màu vàng để ở trên bàn rồi giao hẹn: “Bây giờ cả 3 chàng đều bịt mắt lại, tôi đội lên đầu mỗi người 1 chiếc mũ và 2 mũ còn lại tôi sẽ cất đi. Khi bỏ băng bịt mắt ra, ai là người đầu tiên nói đúng mình đang đội mũ gì thì sẻ được kén làm phò mã”Vừa bỏ băng bịt mắt, 3 chàng trai im lặng quan sát lẫn nhau, lát sau hoàng tử nước Bỉ nói to lên rằng: ”Tôi đội mũ màu đỏ”. Thế là chàng được công chúa kén làm chồng.Bạn hãy cho biết hoàng tử nước Bỉ đã suy luận như thế nào?Bài 3: Lớp 12A cử 3 bạn Hạnh, Đức, Vinh đi thi học sinh giỏi 6 môn Văn, Toán, Lí, Hoá, Sinh vật và Ngoại ngữ cấp thành phố, mỗi bạn dự thi 2 môn. Nhà trường cho biết về các em như sau:(1) Hai bạn thi Vă và Sinh vật là người cùng phố.(2) Hạnh là học sinh trẻ nhất trong đội tuyển.(3) Bạn Đức, bạn dự thi môn Lí và bạn thi Sinh vật thường học nhóm với nhau.(4) Bạn dự thi môn Lí nhiều tuổi hơn bạn thi môn Toán.(5) Bạn thi Ngoại ngữ, bạn thi Toán và Hạnh thường đạt kết quả cao trong các vòng thi tuyển.Bạn hãy xác định mỗi học sinh đã được cử đi dự thi những môn gì?Bài 4: ở 1 doanh nghiệp nọ người ta cần chọn 4 người vào hội đồng quản trị (HĐQT) với các chức vụ: chủ tịch, phó chủ tịch, kế toán và thủ quỹ. Sáu người được đề cử lựa chọn vào các chức vụ trên là: Đốc, Sửu, Hùng, Vinh Mạnh và Đức.Khi tìm hiểu, các đề cử viên có những nguyện vọng sau:(1) Đốc không muốn vào HĐQT nếu không có sửu. Nhưng dù có Sửu anh cũng không muốn làm phó chr tịch.(2) Sửu không muốn nhận chức phó chủ tịch và thư kí.(3) Hùng không muốn cộng tác với Sửu, nếu Đức không tham gia.(4) Nếu trong HĐQT có Vinh hoặc Đức thì Mạnh kiên quyết không tham gia HĐQT (5) Vinh cũng từ chối,nếu HĐQT có mặt cả Đốc và Đức.(6) Chỉ có Đức đồng ý làm chủ tịch với điều kiện Hùng không làm phó chủ tịch.Người ta phải chon ai trong số 6 đề cử viên để thoả mãn nguyện vọng riêng của các đề cử viên. 
Bài 3: Số, chữ số, dãy số - Phần I
SỐ VÀ CHỮ SỐ
* NHỮNG KIẾN THỨC CẦN LƯU Ý: a. Có mười chữ số là 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9. Khi viết 1 số tự nhiên ta sử dụng mười chữ số trên. Chữ số đầu tiên kể từ bên trái của 1 số tự nhiên phải khác 0.b. Phân tích cấu tạo của một số tự nhiên:ab = a x 10 + babc = a x 100 + b x 10 + c = ab x 10 + cabcd = a x 1000 + b x 100 + c x 10 + d = abc x 10 + d = ab x 100 + cdc. Quy tắc so sánh hai số tự nhiên:c.1- Trong 2 số tự nhiên, số nào có chữ số nhiều hơn thì số đó lớn hơn.c.2- Nếu 2 số có cùng chữ số thì số nào có chữ số đầu tiên kể từ trái sang phảilớn hơn sẽ lớn hơn.d. Số tự nhiên có tận cùng bằng 0, 2, 4, 6, 8 là các số chẵn. Số chẵn có tận cùng bằng 0, 2, 4, 6, 8.e. Số tự nhiên có tận cùng bằng 1, 3, 5, 7, 9 là các số lẻ. Số lẻ có tận cùng bằng 1, 3, 5, 7, 9.g. Hai số tự nhiên liên tiếp hơn (kém) nhau 1 đơn vị. Hai số hơn (kém) nhau 1 đơn vị là hai số tự nhiên liên tiếp.h. Hai số chẵn liên tiếp hơn (kém) nhau 2 đơn vị. Hai số chẵn hơn (kém) nhau 2 đơn vị là 2 số chẵn liên tiếp. i. Hai số lẻ liên tiếp hơn (kém) nhau 2 đơn vị. Hai số lẻ hơn (kém) nhau 2 đơn vị là 2 số lẻ liên tiếp.k. Khi phải viết số có nhiều chữ số giống nhau người ta thường chỉ viết 2 chữ số đầu rồi ... sau đó viết chữ số cuối bên dưới ghi số lượng chữ số giống nhau đó 10 . . . 0 8 chữ số 0 
* CÁC DẠNG TOÁN: 1. Dạng 1: Sử dụng cấu tạo thập phân của số:Ở dạng này ta thường gặp các loại toán sau:

File đính kèm:

  • docCac dang Toan BDHSG Lop 4.doc
Giáo án liên quan