Các bài Thực hành Sinh học Lớp 8

Để thực hiện tốt nhiệm vụ dạy môn sinh học 8, một khó khăn khá lớn đối với Giáo viên và Học sinh đó là: làm thế nào để thực hiện tốt các thí nghiệm và các bài thực hành trong chương trình & SGK sinh học 8?

 Cẩm nang bổ trợ, tháo gỡ những khó khăn đó mời bạn đến với cuốn "Các thí nghiệm, bài thực hành sinh học 8" sẽ mang tới cho các thày giáo, cô giáo có thêm những thông tin, những kỹ năng, những phương án phục vụ bài dạy, làm các thí nghiệm, thực hành trong toàn bộ chương trình, làm cơ sở để tập huấn cho học sinh tham gia các kì thi HSG thực hành các cấp.

 Tài liệu còn cung cấp cách pha chế những hoá chất cơ bản khi tiến hành thí nghiệm sinh học, kế họach bài dạy thực hành, bài thí nghiệm (giáo án bài thực hành) những kiến thức mở rộng giúp GV hiểu sâu, nắm chắc vấn đề khi dạy học hoặc hướng dẫn học sinh thực hành.

Lần đầu biên soạn không tránh khỏi những sai sót, những khiếm khuyết, rất mong được các đồng nghiệp đóng góp và chỉ giáo cho tác giả. Mọi ý kiến xin gửi tới: Bùi Văn Thêm-Trường THCS Quế Nham-Tân Yên, ĐT: 0240. 853 091 hoặc NR: 0240.550.959 - D Đ: 0912.716.203.

CÁC THÍ NGHIỆM, BÀI THỰC HÀNH

CƠ BẢN TRONG CHƯƠNG TRÌNH & SGK SINH HỌC 8

 

TT TN,

TH Nội dung Tiết trong CT Bài, phần trong bài SGK trang

1. TH.QS Hình vẽ về Tế bào 3 3 11

2. TH Quan sát tế bào và mô 5 5 18

3. TN Tìm hiểu thành phần HH của xương 8 8-PhầnIII 30

4. TN Tính chất của cơ 9 9-Phần II 32

5. TN Sự mỏi cơ 10 10-Phần II 34

6. TH Tập sơ cứu và băng bó cho người gãy xương 12 12 40

7. TN Tìm hiểu thành phần cấu tạo của máu 13 13-Phần I 42

8. TH Sơ cứu cầm máu 20 19 61

9. TH Hô hấp nhân tạo 24 23 75

10. TH Tìm hiểu hoạt động của en zim trong nước bọt 27 26 84

11. TH Phân tích một khẩu phần ăn cho trước 39 37 116

12. TH Tìm hiểu chức năng của tuỷ sống

46 44 139

 

 

 

 

A- CÁCH PHA CHẾ MỘT SỐ DUNG DỊCH, HOÁ CHẤT

 KHI LÀM CÁC THÍ NGHIỆM SINH HỌC

 

1-Dung dịch sinh lí:

Được pha chế từ NaCl với nồng độ NaCl gần bằng nồng độ NaCl có trong huyết tương, trong các mô để giữ cho áp suất thẩm thấu của mô động vật không thay đổi, giữ cho các mô sống trong một thời gian ngắn.

 -Đối với động vật biến nhiệt NaCl bằng 0,65%, cách pha như sau:

Hoà tan 0,65 g NaCl vào 100ml nước nguyên chất (nước cất).

 -Đối với động vật đẳng nhiệt NaCl bằng 0,9%, cách pha như sau:

Hoà tan 0,9 g NaCl vào 100ml nước nguyên chất (nước cất).

 Thẩm áp của máu: Nếu 2 dung dịch, một có nồng độ muối cao, một có nồng độ muối thấp, được ngăn cản bằng một màng bán thấm (chỉ cho nước đi qua mà không cho các chất hoà tan đi qua) thì nước sẽ ngấm sang ngăn có nồng độ muối cao. Sức hút đó của muối gọi là thẩm áp. Thẩm áp của huyết tương trong máu các loài thú do muối tạo nên (chủ yếu là NaCl) bằng 7 atmôxphe tương đương với 5320mmHg.

 Thẩm áp của máu người là: 7,6->8,1 atmôxphe (at). Khi pha chế dung dịch sinh lí cần đảm bảo thẩm áp tương đương với thẩm áp của máu để tránh gây các biến dạng máu.

 -Trong dung dịch nhược trương, có thẩm áp thấp hơn của huyết tương vì chứa ít muối hơn, nước từ dung dịch sẽ thấm vào hồng cầu, làm hồng cầu trương lên và vỡ ra (máu sơn mài).

 -Trong dung dịch ưu trương, có thẩm áp cao hơn của huyết tương vì pha nhiều muối, nước trong hồng cầu sẽ thấm ra ngoài dung dịch, hồng cầu teo lại và cũng bị phá huỷ.

 Cả hai trường hợp máu đều bị tiêu huỷ (huyết tiêu), huyết tiêu còn xảy ra khi máu tiếp xúc với một số chất như: cloroofooc, ête, cồn, tia cực tím, tia X, các chất phóng xạ.

 Để làm thí nghiệm sinh lí, khi pha đung dịch sinh lí cần pha dung dịch đẳng trương, có nồng độ muối bằng nồng độ muối trong huyết tương. Có thể tham khảo một loại dung dịch sinh lí cơ bản sau:

Dung dịch Ringer (nước sinh lí để giữ các tế bào trong thời gian dài làm các thí nghiệm sinh lí trường diễn). Dung dịch được pha theo tỉ lệ các chất như sau:

 

doc10 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 1227 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Các bài Thực hành Sinh học Lớp 8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
atricitrat C6H7O7Na)
Cho 3gam axit chanh (axit xitric C6H8O7)-tên thương phẩm gọi là Bột chanh (được bán trên thị trường để làm các món nộm, salát,...) dạng tinh thể, hoà trong 100ml nước cất, sau đó cho vào 3gam Natrihiđro bicacbonat (NaHCO3 -Thuốc muối, chữa bệnh đau dạ dày thừa a xit còn gọi là thừa toan) có tên thương phẩm là NaBiCa bán tại các quầy dược phẩm .	Phản ứng xảy ra theo PT:
	 H2O
	C6H8O7 + NaHCO3 --> C6H7O7Na + H2CO3 
 CO2
Khi ta cho NaHCO3 vào dung dịch axit chanh sẽ thấy bọt khí bay ra, đó chính là khí ga (CO2 ) do phản ứng tạo ra axit cacbonic H2CO3 , axit này ở điều kiện thường nhanh bị phân giải thành nước H2O và khí cacbonic (CO2). 
8-Pha dung dịch theo trọng lượng phân tử:
Căn cứ vào trọng lượng phân tử của hoá chất cần pha: đổ nước cất vào thành 1 lít dung dịch.
Thí dụ: Pha dung dịch đường mía (xaccarôza) 1M. Ta lấy 342,30 gam (trọng lượng phân tử) đường xaccarôza cho vào ống đong rồi đổ nước cất vào cho đến ngấn 1lít.
Pha NaCl 1M: Ta lấy 58,45 g NaCl vào ống đong và đổ nước cất vào cho đến ngấn 1lít.Từ nồng độ 1M ta có thể pha nồng độ bé hơn, lớn hơn tuỳ theo yêu cầu thí nghiệm. Chẳng hạn pha NaCl 2M: lấy 58,45 g NaCl x 2 = 116,90g và đổ nước vào đến mức 1lít.
9-Pha dung dịch theo nồng độ %:
Nồng độ phần trăm là nồng độ hay dùng cho các thí nghiệm thông thường. Có thể tính nồng độ % theo thể tích (đối với các chất lỏng), hay trọng lượng đối với chất rắn.
Dung dịch % thể tích-trọng lượng:
Một dung dịch X% theo thể tích-trọng lượng là dung dịch mà trong 100ml dung dịch có Xg chất hoà tan.
Thí dụ: Pha dung dịch KCl 15% thể tích-trọng lượng là dung dịch KCl chứa 15 g KCl trong 100 ml dung dịch.
Pha dung dịch % theo trọng lượng:
Một dung dịch có nồng độ X% theo trọng lượng là trong 100ml dung dịch có X gam chất hoà tan. Phương pháp pha dung dịch % từ các dung dịch đặc được trộn từ các dung dịch có nồng độ khác nhau.
Thí dụ : Muốn pha dung dịch HNO3 20% từ hai dung dịch HNO3 54% và HNO3 14% ta làm như sau
Dùng toán học tính toán như sau: 
Gọi trọng lượng dung dịch HNO3 54% cần dùng để pha là x
Gọi trọng lượng dung dịch HNO3 14% cần dùng để pha là y
Trọng lượng tổng cộng sau lúc pha là: x + y
Ta có số gam HNO3 tinh khiết trong xg HNO3 54% là 54x/100
Số gam HNO3 tinh khiết trong yg HNO3 14% là 14y/100
do đó số gam HNO3 tinh khiết trong (x + y) HNO3 20% được pha là 20(x + y)/100
ta có phương trình: 54x/100 + 14y/100 = 20(x + y)/100, giải phương trình ta ta có
54x + 14y = 20x +20y => x/y = 6/34
Như vậy muốn pha dung dịch HNO3 20% ta phải lấy 6 phần trọng lượng HNO3 54% pha với 34 phần trọng lượng HNO3 14%, tính ra thể tích dung dịch cần pha V= P/d
d của HNO3 54% là 1,33; d của HNO3 14% là 1,08 (tra bảng) từ đó ta có
Vcủa HNO3 54% = 6/1,33 = 4,5ml
Vcủa HNO3 14% = 34/1,08 = 31,5ml.
10-THực hành: Tìm hiểu hoạt động của en zim
 trong nước bọt
(Tiết 27 -Bài 26 - SGK.Tr.84)
I-Mục tiêu: 
Biết bố trí thí nghiệm để tìm hiểu những điều kiện đảm bảo cho enzim hoạt động. Rút ra kết luận từ kết quả thí nghiệm, giải thích được một số hiện tượng thông thường về tiêu hoá ở khoang miệng.
II-Dụng cụ, phương tiện cho mỗi nhóm (tổ)
- 12 ống nghiệm nhỏ 10ml.
- 2 giá để ống nghiệm.
- 2 đèn cồn và giá đun.
- 2 ống đong chia độ 10ml.
- 1 cuộn giấy đo độ pH.
- 2 phễu nhỏ và bông lọc
- Thuốc thử strôme 10ml.
- 1 bình thuỷ tinh 5l, đũa thuỷ tinh, nhiệt kế, cặp ống nghiệm, may so đun nước (hoặc phích đựng nước nóng).
- Nước bọt 25% lọc qua bông.
- Hồ tinh bột 1%.
- Dung dịch HCl loãng 2%.
- Dung dịch iốt loãng 1%.
III-Nội dung và các bước tiến hành thí nghiệm.
 Hoạt động 1: Chuẩn bị TN và các bước tiến hành
-Tổ trưởng phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong tổ theo nội dung bài 26 trong SGK Sinh học 8 trang 84.
-Nhận và kiểm tra dụng cụ, vật liệu đã được chuẩn bị như ở phần II.
-Các thành viên chuẩn bị công việc cho thí nghiệm như trong hình 26 SGK.
Hoạt động 2: Cách tiến hànhTN 
-Dùng ống đong hồ tinh bột rót vào các ống nghiệm A, B, C, D, mỗi ống 2ml 
-Dùng mỗi ống đong khác nhau lấy các vật liệu khác nhau:
2ml nước lã cho vào ống A.
2ml Nước bọt cho vào ống B.
2ml nước bọt đã đun sôi cho vào ống C.
2ml nước bọt cho vào ống D.
 -Dùng ống hút lấy vài giọt HCl 2% cho vào ống D.
 -Đặt giá ống nghiệm đã chứa các vật liệu vào bình thuỷ tinh chứa nước ấm 37oC (như hình 26 SGK) trong 25 phút.
 -Các nhóm quan sát kết quả biến đổi của hồ tinh bột trong các ống A, B, C, D, rồi ghi lại nhận xét về sự biến đổi và giải thích sự biến đổi đó, trao đổi rồi thống nhất trong tổ và ghi vào nội dung bảng sau:
ống nghiệm
Hiện tượng (độ trong)
Giải thích
ống A
ống B
ống C
ống D
 Hoạt động 3: Kiểm tra kết quả thí nghiệm và giải thích kết quả:
Mỗi nhóm chia phần dịch trong mỗi ống nghiệm thành 2 ống, để thành 2 lô 
 Lưu ý: -Các ống A chia vào 2 ống A1 và A2 có dán nhãn.
	-Các ống B chia vào 2 ống B1 và B2 có dán nhãn.
	-Các ống C chia vào 2 ống C1 và C2 có dán nhãn.
	-Các ống D chia vào 2 ống D1 và D2 có dán nhãn.
-Nhỏ dung dịch iốt 1% vào các ống nghiệm của lô 1, mỗi ống 5- 6 giọt, rồi lắc đều.
-Nhỏ dung dịch strôme vào các ống nghiệm của lô 2, mỗi ống 5-6 giọt, rồi lắc đều.
-Đun sôi các ống nghiệm của lô 2 trên ngọn lửa đèn cồn.
-Quan sát kết quả biến đổi màu trong các ống nghiệm.
-Ghi lại kết quả biến đổi màu trong các ống vào bảng:
Các ống nghiệm
Hiện tượng (màu sắc)
Giải thích
ống A1
ống B1
ống C1
ống D1
ống A2
ống B2
ống C2
ống D2
-Thảo luận tổ về lời giải thích cho các biến đổi mầu ở các ống. 
+Pha dung dịch iốt để thử tinh bột: Hoà tan 1 gam IK(iốt tua kali) vào một ít nước sao đó cho thêm 0,5 gam iốt tinh thể vào lắc cho tan hết thì cho thêm nước cất vào cho đủ 100cc. Dung dịch cần giữ trong các lọ màu nâu hay vàng để tránh ánh sáng phá huỷ
Khi nhỏ vào dung dịch mà dung dịch chuyển sang màu xanh tím thì chứng tỏ trong dung dịch có tinh bột (iốt là thuốc thử để phát hiện tinh bột nhưng tinh bột cũng chính là chất để nhận biết sự có mặt của iốt).
+Pha thuốc thử tờrôngme (strôme): Pha dung dịch NaOH 10% và dung dịch CuSO4 2%, khi dùng pha lẫn 2 dung dịch theo tỷ lệ 1 /1 theo đơn vị giọt.
	Phản ứng màu đỏ nâu, đỏ cam với đường glucô, mantô (đường đơn)
+Chế dung dịch hồ tinh bột 1%: Cho 1 gam tinh bột vào trong 100ml nước, khuấy đều đun sôi thành dịch loãng sau đó lọc qua bông là dùng được.
+Tác dụng của enzim tiêu hoá trong nước bọt: 
Trong nước bọt không có enzim tiêu hoá protein và lipit mà chỉ có enzim tiêu hoá gluxit. enzim amylaza (còn gọi là ptyalin). Dưới tác động của enzim amylaza, tinh bột chín được phân giải thành đường maltozơ. Enzim amylaza không có tác dụng phân giải tinh bột sống. Enzim amylaza hoạt động mạnh nhất ở trong môi trường pH = 6,5 và mất hoạt tính ở pH< 4. Khi bị đun sôi enzim amylaza mất tác dụng.
 Công việc của GV:
1.Chuẩn bị: Như mục II bài 26 SGK trang 84. 
Những lưu ý khi chuẩn bị để đảm bảo thí nghiệm thành công:
-Tinh bột cần nghiền nhỏ, pha đúng tỷ lệ, nấu chín, lọc sạch trước khi làm TN.
-Các ống nghiệm phải sạch, khi ngâm trong nước ấm cần ngâm trong cốc to, chứa được từ 1lít ->1,5 lít nước, nhiệt độ cần ổn định 37oC từ 20 -> 30 phút.
2.Tổ chức :
-T C các hoạt động trong bài TN cho HS.
-Phân công tổ, nhón thực hành, nghiên cứu. 
-Tổ chức cho các nhóm, từng cá nhân tự nghiên cưú theo trình tự của thí nghiệm.
-Các thảo luận nhóm trước khi ghi vào bảng của tổ.	
3.Hướng dẫn:
-HD cho HS giải quyết các tình huống xảy ra của thí nghiệm, các thao tác trong bài thực hành. 
-Hướng dẫn trò tự tìm tòi, trả lời những yêu cầu trong các bảng.
4.Trọng tài
-Trọng tài, cố vấn, kết luận, kiểm tra, khẳng định các vấn đề đúng, sai trong các kết luận của các nhóm.
5. Củng cố
-Những vấn đề cơ bản cần ghi nhớ: 
	+Điều kiện để cho men amylaza hoạt động tốt.
	+Cách bố trí thí nghiệm và những điều lưu ý để TN thành công.
-Những kỹ năng: Sử dụng thành thạo các dụng cụ thực hành. Quan sát, phát hiện những hiện tượng xảy ra trong TN. Kết luận sau TN và giải thích kết quả TN.
Làm bài tập sau: 
1-Một học sinh cho nước bọt vào tinh bột ở các điều dưới đây và hy vọng tinh bột sẽ chuyển hoá thành đường (Em hãy viết vào bài làm của mình điều kiện nào dưới đây là tốt nhất cho thí nghiệm của học sinh đó) :
Hỗn hợp được giữ ở O0 C .
Hỗn hợp được giữ ở 36oC.
Hỗn hợp được giữ ở 2OoC.
Hỗn hợp được giữ ở 7OoC.
2-Enzim có trong nước bọt tên là gì? Enzim có trong nước bọt tác dụng biến đổi tinh bột thành chất gì?
3-Hãy nêu các điều kiện về nhiệt độ, độ pH thích hợp nhất để enzim có trong nước bọt hoạt động tốt?
4-Hãy giải thích hiện tượng: Khi nhai kỹ bánh mì, cơm cháy thì cảm thấy ngọt trong miệng.
5-Có một gói muối trên đó ghi "muối trộn iốt" làm cách nào để kiểm tra xem gói muối đó có iốt hay không có iốt. Hãy làm một thí nghiệm nhỏ để kiểm tra và giải thích trên cơ sở những kiến thức đã biết?
11-THực hành: Phân tích một khẩu phần ăn cho trước
(Tiết 39 -Bài 37 - SGK.Tr.116)
I-Mục tiêu: 
-Trình bày được các bước tiến hành lập khẩu phần dượ trên nguyên tắc thành lầp khẩu phần.
-Đánh giá xác định mức đáp ứng của một khẩu phần mẫu và dựa vào đó xây dựng khẩu phần hợp lí cho bản thân.
II-Dụng cụ, phương tiện cho mỗi nhóm (tổ)
-Phóng to bảng 37-1, 37-2, 37-3 SGK ra giấy hoặc pho tô vào bản trong để chiếu
-HS chép vào vở trước bảng 37-1, 37-3.SGK
-GV nghiên cứu thêm thông tin trong SGV Tr .166
 III-Nội dung và các bước tiến hành
Hoạt động 1
-HS trả lời 2 câu hỏi SGK. Tr116
-HS tìm hiểu phương pháp lập khẩu phần trong SGK.
-GV khái quát và phân tích từng nội dung trong 4 bước.
-Nhắc lại nguyên tắc lập khẩu phần: Đảm bảo đủ về số lượng, cân đối về thành phần các chất dinh dưỡng, đủ năng lượng cần thiết cho cơ thể.
-Lưu ý thêm cần có sự phù hợp với tập quán văn hoá địa phương, dân tộc, tôn giáo..., phù hợp với điều kiện kinh tế gia đình, để lựa chọn thực phẩm, lương thực cho thực đơn.
Hoạt động 2
-HS tập đánh giá một khẩu phần đã cho trong SGK bằng cách hoàn thiện bảnh 37-2. Cho HS dùng máy tính bỏ túi để tính theo số liệu đã cho ở cuối bảng.
-Mỗi nhóm HS tự thay đổi 2-5 loại thức 

File đính kèm:

  • docCac bai THSH 8.doc
Giáo án liên quan