Bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 5 môn Tiếng Việt
Khoanh tròn vào ý đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu của đề.
Dấu hai chấm trong câu: “Áo dài phụ nữ có hai loại: áo dài tứ thân và áo dài năm thân.” có tác dụng gì ?
a/Báo hiệu một sự liệt kê.
b/Để dẫn lời nói của nhân vật.
c/Báo hiệu bộ phận đứng trước giải thích cho bộ phận đứng sau.
d/Báo hiệu bộ phận đứng sau giải thích cho bộ phận đứng trước.
2/ Các bộ phận chủ ngữ, vị ngữ trong câu “Đẹp vô cùng đất nước của chúng ta.” Được sắp xếp là:
a/ Chủ ngữ- vị ngữ b/ Vị ngữ- chủ ngữ
3/ “Trong các tác phẩm dân gian, bằng sự hóm hỉnh, bằng trí tuệ thông minh sắc sảo, bằng nghệ thuật gây cười độc đáo và đả kích sâu cay của mình với bọn thầy bói, thầy cúng tham ăn, tham uống “.Đây là câu:
a/ Đúng cấu trúc ngữ pháp. b/ Câu thiếu chủ ngữ. c/ Câu thiếu vị ngữ. d/ Câu thiếu cả chủ ngữ và vị ngữ.
4/ Dòng nào sau đây chưa thành câu?
a/ Những con chim bông biển trong suốt như thủy tinh, lăn tròn trên những con sóng.
b/ Trên cao lấp lánh một vầng trăng.
c/ Khi em nhìn thấy ánh mắt trìu mến, thương yêu của bác.
d/ Thảo quả trên rừng Đản Khao đã vào mùa.
Khoanh tròn vào ý đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu của đề. Dấu hai chấm trong câu: “Áo dài phụ nữ có hai loại: áo dài tứ thân và áo dài năm thân.” có tác dụng gì ? a/Báo hiệu một sự liệt kê. b/Để dẫn lời nói của nhân vật. c/Báo hiệu bộ phận đứng trước giải thích cho bộ phận đứng sau. d/Báo hiệu bộ phận đứng sau giải thích cho bộ phận đứng trước. 2/ Các bộ phận chủ ngữ, vị ngữ trong câu “Đẹp vô cùng đất nước của chúng ta.” Được sắp xếp là: a/ Chủ ngữ- vị ngữ b/ Vị ngữ- chủ ngữ 3/ “Trong các tác phẩm dân gian, bằng sự hóm hỉnh, bằng trí tuệ thông minh sắc sảo, bằng nghệ thuật gây cười độc đáo và đả kích sâu cay của mình với bọn thầy bói, thầy cúng tham ăn, tham uống “.Đây là câu: a/ Đúng cấu trúc ngữ pháp. b/ Câu thiếu chủ ngữ. c/ Câu thiếu vị ngữ. d/ Câu thiếu cả chủ ngữ và vị ngữ. 4/ Dòng nào sau đây chưa thành câu? a/ Những con chim bông biển trong suốt như thủy tinh, lăn tròn trên những con sóng. b/ Trên cao lấp lánh một vầng trăng. c/ Khi em nhìn thấy ánh mắt trìu mến, thương yêu của bác. d/ Thảo quả trên rừng Đản Khao đã vào mùa. 5/ Tiếng “công” trong từ nào khác nghĩa tiếng “công” trong các từ còn lại? a. công viên b. công an c. công cộng d. công nhân 6/ Tiếng “quan” trong từ nào khác nghĩa tiếng “quan” trong các từ còn lại ? a. quan tâm b. quan sát c. tham quan d. lạc quan 7/ Thành phần CN của câu “Mùi hương ngòn ngọt của những loài hoa rừng không tên đằm mình vào ánh nắng ban mai” là: a. Mùi hương c. Mùi hương ngòn ngọt của những loài hoa rừng b. Mùi hương ngòn ngọt d. Mùi hương ngòn ngọt của những loài hoa rừng không tên 8/ Âm a là âm chính của tiếng nào? a. loa b. xưa c. mua d. kia 9/ Từ nào là danh từ? a. cơm nước b.ăn uống c. nghỉ ngơi d. học tập 10/ Từ nào khác nghĩa với các từ còn lại? a. quê hương b. quê quán c. làng quê d. quê cha đất tổ 11/ Từ nào không cùng nhóm với các từ còn lại? a. trung tâm b. trung hiếu c. trung thành d. trung thực 12/Cho câu: “Dòng sông chảy...”. Từ thích hợp điền vào dấu (...) là: a. hiền lành b. hiền hoà c. hiền từ d. hiền hậu 13/ Dòng nào sau đây viết đúng chính tả? a/ giặc giã, dàn mướp, thủ thỉ b/ giặt giũ, căn phồng, đả đảo c/ sữa lỗi, xúc miệng, xập xệ d/ xoành xoạch, khuếch đại, giòn giã 14/ Những cánh hoa và phấn vươn lên. Vị ngữ trong câu trên là: a/ Những cánh hoa b/ Những cánh hoa vươn lên c/ Vươn lên 15/ Dòng nào sau đây toàn từ láy? a/ xập xệ, kĩ càng, cao trào, buồn bã, chạng vạng, tròn trịa b/ méo mó, vành vạnh, ngoằn ngoèo, ríu rít, chăm chỉ, líu lo c/ không khí, nườm nượp, mũm mĩm, ngon ngọt, xanh xao d/ máu mủ, bì bõm, nhanh nhẹn, chậm chạp, thoang thoảng 16/ Dàn thiên lí che rợp bóng sân nhà em làm cho sân nhà lúc nào cũng mát mẻ. Câu trên có từ nào viết sai? Hãy sửa lại cho đúng. . 17/ Điền vào chỗ trống theo nghĩa của câu a/ Làm sạch cơ thể, gọi là b/ Làm sạch áo quần, gọi là c/ làm sạch đầu , gọi là . d/ Làm sạch chén, bát, gọi là. 18/ Em, anh, giúp, tôi, đỡ, Xuân Với các từ trên , em hãy sắp xếp thành các câu khác nhau. ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ 19/ Trong câu: “Đột ngột và mau lẹ, chú ve ráng hết sức rút nốt đôi cánh mềm ra khỏi xác ve”. Bộ phân Trạng ngữ bổ sung ý nghĩa gì cho câu? a./ Chỉ mục đích b./ Chỉ nguyên nhân c/. Chỉ phương tiện d/. Chỉ trạng thái 20/Từ nào khác nghĩa với các từ còn lại? a/. do dự b/. lưỡng lự c/. chần chừ d/ tần ngần 21/ Trong các nguyên âm đôi : ia/ iê ; ya/ yê ; ua / uô; ưa / ươ Nguyên âm đôi nào có dấu thanh đặt ở chữ cái thứ hai của nguyên âm đôi? a) ia / ya / ua / ưa b) iê / yê / uô / ươ 22/ Từ “thật thà” trong câu văn : “Bạn Lan rất thật thà”. Thuộc từ loại. a/ Danh từ b/ Động từ c/ Tính từ 23/ Từ “thật thà” trong câu văn : “ Tính thật thà của bạn Lan khiến ai cũng quý”. Thuộc từ loại. a/ Danh từ b/ Động từ c/ Tính từ 24/ Đặt câu có từ “ thứ hai “ làm chủ ngữ. ...................................................................................................................................................................................... 25/ Đặt câu có từ “ thứ hai “ làm trạng ngữ. ..................................................................................................................................................................................... 26/ Đặt câu có từ :” trật tự “ thuộc danh từ. ................................................................................................................................................................................... 27/ Đặt câu có từ :” khó khăn “ thuộc tính từ. .................................................................................................................................................................................... Phần tự luận 1/Tìm các danh từ, động từ, tính từ trong đoạn văn sau: Sầu riêng thơm mùi thơm của mít chín quện với hương bưởi, béo cái béo của trứng gà, ngọt cái ngọt của mật ong già hạn. 2/ Mặt trăng tròn vành vạnh từ từ nhô lên sau luỹ tre làng, toả ánh sáng mát dịu xuống mặt đất. Cành cây kẽ lá đẫm ánh trăng, hương hoa cau dịu dàng lan toả. Đêm trăng quê hương thật là đẹp và thanh bình. Em hãy tả lại cảnh đó. 3/Đọc đoạn văn sau:“Màu lúa chín dưới đồng vàng xuộm lại. Nắng nhạt ngả màu vàng hoe. Trong vườn, lắc lư những chùm quả xoan vàng lịm không trông thấy cuống...Từng chiếc lá mít vàng ối. Tàu đu đủ, chiếc lá sắn mở năm cánh vàng tươi. Dưới sân, rơm và thóc vàng giòn. Quanh đó, con gà, con chó cũng vàng mượt...Qua khe giậu, ló ra mấy quả ớt đỏ chói. tất cả đượm một màu vàng trù phú, đầm ấm lạ lùng” (Quang cảnh làng mạc ngày mùa - Tô Hoài) Hãy chỉ ra các màu vàng khác nhau trong đoạn văn. Giữa các loại màu vàng , vì sao tác giả lại tả thêm màu đỏ chói của mấy quả ớt? Những sắc độ khác nhau của màu vàng mang đến cho tác giả cảm nhận gì về cuộc sống nông thôn ngày mùa được nói đến trong đoạn văn?
File đính kèm:
- boi duong hoc sinh gioi lop 5.doc