Giáo án lớp 5 - Tuần 15, thứ tư

I/ Mục tiêu:

N3:- Biết cách sử dụng bảng nhân.

 - Rèn kĩ năng tính toán cho các em.

 * HSY: Biết giải được bài tập 1

 - Làm được các bài tập 1,2,3.

N5:- Nêu được một số đặc điểm nổi bật về thương mại và du lịch của nước ta.

+ Xuất khẩu: khoáng sản, hàng dệt may, nông sản , thuỷ sản, lâm sản , nhập khẩu: máy móc, thiết bị, nguyên và nhiên liệu, .

+ Ngành du lịch nước ta ngày càng phát triển.

 - Nhớ tên một số điểm du lịch Hà Nội, Thành Phố Hồ chí minh, vịnh Hạ long, Huế, Đà Nẵng, Nha Trang, Vũng Tàu, .

II/ Chuẩn bị:

N3:- SGK, vở bài tập.

N5:- Tranh ảnh về thương mại, du lịch.

II/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 

doc6 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1471 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 5 - Tuần 15, thứ tư, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
èn kĩ năng tính toán cho các em.
 * HSY: Biết giải được bài tập 1
 - Làm được các bài tập 1,2,3.
N5:- Nêu được một số đặc điểm nổi bật về thương mại và du lịch của nước ta.
+ Xuất khẩu: khoáng sản, hàng dệt may, nông sản , thuỷ sản, lâm sản , nhập khẩu: máy móc, thiết bị, nguyên và nhiên liệu, ...
+ Ngành du lịch nước ta ngày càng phát triển.
 - Nhớ tên một số điểm du lịch Hà Nội, Thành Phố Hồ chí minh, vịnh Hạ long, Huế, Đà Nẵng, Nha Trang, Vũng Tàu, ... 
II/ Chuẩn bị:
N3:- SGK, vở bài tập.
N5:- Tranh ảnh về thương mại, du lịch.
II/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Nhóm 3
Nhóm 5
1/ KTBC:
-Gọi 2 HS lên bảng đọc lại bảng nhân 9 
- Nhân xét ghi điểm.
2/ Bài mới: 
HS:- Chuẩn bài mới.
GV:- Giới thiệu bài –ghi đề
 - HD các em lập bảng nhân từ 2 đến 9. HD các em biết áp dụng bảng nhân để làm bài tập.
 - HD bài tập 1 và gọi các em lên bảng làm bài tập
HS:- Lên bảng làm, lớp làm bài vào vở tập.
Bài1/ HS tập sử dụng bảng nhân để tìm tích của hai số.
GV:- Nhận xét và HD bài tập 2,3.
HS: Làm bài tập vào vở.
Bài 2/ Tìm tích của hai số, tìm một thừa số chưa biết . HS nhắc lại cách tìm một thừa số khi biết tích và thừa số kia.
Bài 3/ Giải
Số huy chương bạc là
8 x 3 = 24 (tấm)
Tổng số huy chương là
8 + 24 = 32 (tấm)
Đáp số: 32 tấm huy chương
GV:- Thu vở chấm bài và nhận xét bài làm của học sinh.
3/ Củng cố, dặn dò: Về nhà đọc lại bảng nhân 2 đến 9 làm bài và chuẩn bị bài mới: Giới thiệu bảng chia
GV:- Giới thiệu bài –ghi đề
 - HD các em nêu được một số đặc điểm nổi bật về thương mại và du lịch của nước ta.
HS:- Tìm hiểu bài dựa vào gợi ý của GV và sách giáo khoa.
GV:- Gọi các em trả lời các câu hỏi SGK, lớp bổ sung thêm ý, GV giảng giải giúp các em biết tên một số điểm du lịch Hà Nội, Thành Phố Hồ chí minh, vịnh Hạ long, Huế, Đà Nẵng, Nha Trang, Vũng Tàu, ... 
HS: Tìm hiểu và trả lời câu hỏi .
GV: - Gọi các em trả lời các câu hỏi SGK, lớp bổ sung thêm ý, GV giảng giải giúp hiểu
 - Rút ra phần ghi nhớ SGK cho các em đọc phần ghi nhớ.
HS:- Đọc phần ghi nhớ của bài.
GV: - Về nhà học thuộc bài và chuẩn bị bài mới: Ôn tập
TOÁN * : LUYỆN TẬP VỀ BẢNG NHÂN
TOÁN : LUYỆN TẬP CHUNG
I/ Mục tiêu:
N3:- Giúp các em ôn lại bảng nhân 9 và chia 9 đã học và giải toán có liên quan về bảng nhân 9, chia 9 đã học.
N5:- Biết thực hiện các phép tính với số thập phân và vận dụng để tính giá trị của biểu thức, giải toán có lời văn. 
 - Giải được bài tập 1(a,b,c), 2 (a), 3.
 - Rèn kĩ năng tính toán cho các em.
 * HSKT: Làm được bài tập1
II/ Chuẩn bị:
N3:- SGK, vở bài tập.
N5:- SGK, vở bài tập.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Nhóm 3
Nhóm 5
1/ KTBC:
2/ Bài mới:
HS:- Luyện đọc lại bảng nhân từ 2 đến 9.
GV:- Ra bài tập về bảng nhân, bảng chia đã học.
HS:- Làm bài tập theo yêu cầu.
B1/ Tính nhẩm:
9x2= 9x7= 7x9= 9x4= 9x6=
7x3= 8x8= 3x9= 7x9= 9x10=
B2/ đặt tính rồi tính:
28 : 2= 36 : 5= 83 : 3= 85 : 4=
63 : 4= 34 : 5= 54 : 6= 81: 3 =
B3/ Gấp các số sau: 5 ; 8 ; 6 ; 7 ; 3 ; 4 lên 7 lần.
B4/ Một quyển sách có 40 trang. Hồng đã đọc được 1/5 số trang đó. Hỏi Hồng đã đọc được bao nhiêu trang?
GV: Quan sát và hướng dẫn thêm giúp các em làm bài đúng theo yêu cầu bài tập.
HS:- Làm bài tập vào vở.
GV:- Thu vở chấm và chữa bài, HD lại các bài tập HS làm sai.
3/ Củng cố, dặn do: Về nhà làm lại bài tập và học thuộc các bảng nhân, chia đã học.
GV:- Giới thiệu bài mới ghi đề.
 - HD các em biết thực hiện các phép tính với số thập phân và vận dụng để tính giá trị của biểu thức, giải toán có lời văn.
 - HD bài tập 1 và gọi HS lên bảng làm bài.
HS:- Làm bài tập 1 theo yêu cầu.
Bài 1/ HS tự làm (đặt tính, tính) rồi chữa bài. Khi HS chữa bài GV nêu yêu cầu HS nêu cách thực hiện chia một số tự nhiên với một số thập phân.
a/ 7,83 b/13,8 c/ 25,3
GV:- HD và gọi HS lên bảng làm bài tập 2,3. lớp quan sát và sửa sai.
Bài 2/ HS tự làm và chữa bài, khi chữa bài nên yêu cầu HS nêu cách thực hiện.
a/ (128,4 – 73,2) : 2,4 – 18,32 = 4,68
Bài 3/ Giải
Số giờ mà động cơ đó chạy được là
120 : 0,5 = 240 (giờ)
Đáp số: 240 giờ
HS:- Làm bài tập áp dụng lớp làm bài vào vở.
GV:- Thu vở chấm và chữa bài tập hướng dẫn thêm giúp các em biết cách chia số tự nhiên với một số thập phân.
HS: Chữa lại bài tập sai.
Về nhà làm bài tập và chuẩn bị bài mới: Tỉ số phần trăm
TNXH: CÁC HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN LIÊN LẠC
CHÍNH TẢ: (Ngh-V) BUÔN CHƯ LÊNH ĐÓN CÔ GIÁO
I/ Mục tiêu:
N3:- Kể được tên một số hoạt động thông tin liên lạc : bưu điện, đài truyền thanh, đài truyền hình. 
N5:- Viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
 - Làm được bài tập (BT2) a.
 * HSKT: đánh vần cho các em viết bài chính tả.
II/ Chuẩn bị:
N3:- SGK.
N5:- Viết sẳn bài tập luyện tập áp dụng 2 vào bảng lớp.
II/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Nhóm3
Nhóm 5
1/ KTBC:
2/ Bài mới:
HS:- Tìm hiểu bài mới. quan sát hình vẽ về các cơ quan đóng trên địa bàn nơi bạn sống.
GV: - Giới thiệu bài mới, ghi đề.
 - HD và nêu một số câu hỏi gợi ý giúp các em kể được tên một số hoạt động thông tin liên lạc : bưu điện, đài truyền thanh, đài truyền hình. 
HS:- Tìm hiểu và trả lời các câu hỏi gợi ý.
GV:- Gọi các em quan sát và trả lời câu hỏi gợi ý, lớp bổ sung ý.
 - Giảng giải giúp các em biết các hoạt động thông tin liên lạc đóng trên địa bàn nơi mình đang sinh sống. 
 - Rút ra nội dung ghi nhớ trong bài và cho các em tập đọc phần ghi nhớ SGK.
HS: Đọc phần ghi nhớ SGK.
GV: Nhắc lại nội dung cần ghi nhớ.
3/ Củng cố:
HS:- Đọc phần ghi nhớ.
4/ Dặn dò: Về nhà học thuộc bài và chuẩn bị bài mới: Hoạt động nông nghiệp
GV:- Giới thiệu bài mới – ghi đề.
 - Đọc bài viết lần 1 và rút ra mốt số từ mà HS thường viết sai chính tả.
 - HD và cho các em luyện viết từ khó.
HS:- Đọc lại đoạn viết và luyện viết các từ khó trong bài.
GV:- Đọc từng câu cho các em viết bài, đối với HS yếu thì đánh vần cho các em viết được bài HS viết bài chính tả.
 * HSKT: đánh vần các em viết. 
 - HD các em làm bài tập áp dụng 2 và gọi HS lên bảng làm bài tập.
HS:- Làm bài theo yêu cầu.
GV:- Thu vở chấm và chữa lỗi chính tả và bài tập áp dụng. HD lại các bài tập mà HS làm sai.
 HS: Sửa lại bài tập sai.
 Về nhà làm lại bài tập sai và chuẩn bị bài mới: N-V: Về ngôi nhà đang xây.
TẬP ĐỌC: 	 NHÀ RÔNG Ở TÂY NGUYÊN
TẬP LÀM VĂN: LUYỆN TẬP TẢ NGƯỜI (TẢ HOẠT ĐỘNG)
I/ Mục tiêu:
N3: - Bước đầu đọc đúng, biết nghỉ hơi đúng khi gặp dấu chấm, dấu phẩy trong các bài.
 - Hiểu ND: đặc điểm của nhà rông và những sinh hoạt cộng đồng ở Tây Nguyên gắn với nhà rông. (trả lời được các câu hỏi trong SGK).
 * HSY: Luyện đọc đúng được bài.
N5: - Nêu được nội dung chính của từng đoạn, những chi tiết tả hoạt động của nhân vật trong bài văn (BT1).
 - Viết được một đoạn văn tả hoạt động của một người (BT2). 
 * HSKT: Đọc đoạn văn bài tập 1.
II/ Chuẩn bị:
N3: - SGK, Các câu hỏi tìm hiểu nội dung bài học.
N5: - SGK, vở bài tập
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Nhóm 3
Nhóm 5
1/ KTBC: - Gọi 2 HS lên đọc lại bài: Hũ bạc của người cha.
 - Nhận xét ghi điểm, tuyên dương các em.
2/ Bài mới:
GV: - Giới thiệu bài mới – ghi đề
 - Đọc bài lần 1 và HD các em luyện đọc theo yêu cầu bài.
HS:- Luyện đọc theo yêu cầu.
 * HSY: đánh vần đọc từng câu .
GV:- Gọi các em đọc bài, nghe và chỉnh sữa nhịp đọc của các em. HD các em đọc và tìm hiểu bài dựa vào các câu hỏi gợi ý SGK.
HS:- Đọc và tìm hiểu bài theo yêu cầu các câu hỏi và trả lời câu hỏi SGK.
+ Vì sao nhà rông phải chắc và cao? (Nhà rông phải chắc để dùng lâu dài, chịu được gió bão, chưa được nhiều người khi hội họp, tụ tập nhảy múa. Sàn cao để voi đi qua không đụng sàn. Mái cao để khi múa, ngọn giáo không vướng mái.)
+ Gian đầu của nhà rông được trang trí như thế nào? (Gian đầu là nơi thờ thần làng nên bài trí rất trang nghiêm: một giỏ mây đựng hòn đá thần treo trên vách. Xung quanh hòn đá thần treo những cành hoa đan bằng tre, vũ khí, nông cụ, chiêng trống dùng khi cúng tế)
+ Vì sao nói gian giữa là trung tâm của nhà rông? (Vì gian giữa là nơi có bếp lửa, nơi các già làng thường tụ họp để bàn việc lớn, nơi tiếp khách của làng.)
+ Từ gian thứ 3 dừng để làm gì? (Cần hiểu là gian thứ 3, thứ 4,5... là nơi ngủ tập trung của trai làng từ 16 tuổi chưa lập giađình để bảo vệ buôn làng)
GV:- Gọi các em đọc bài và trả lời các câu hỏi SGK, GV nhận xét và giảng bài giải nghĩa từ và rút ra nội dung bài học.
 - Đọc bài lại lần 2 và yêu cầu các em luyện đọc bài.
HS:- Luyện đọc theo yêu cầu.
 + SHK: Luyện đọc diễn cảm bài văn.
 + SHY: Đọc trơn được từng bài văn.
GV:- Gọi HS đọc bài theo yêu cầu, nhận xét tuyên dương các em .
3/ Củng cố, dặn dò: Về nhà tiếp tục tập đọc bài và chuẩn bị bài mới: Đôi bạn.
HS:- Chuẩn bị bài mới.
GV:- Giới thiệu bài mới – ghi đề
 - HD HS đọc bài văn (BT1) và tập phân tích bài văn tả hoạt động của người.
HS: - Đọc bài tập 1 và phân tích bài văn tả hoạt động của người.
 * HSKT: Đọc đoạn văn.
GV:- HD các em nêu những phân tích. Nhận xét và hướng dẫn các em tập viết một đoạn văn ngắn tả về hoạt động của người. 
HS: - Tập viết đoạn văn.
GV:- HD các em lập đúng theo yêu cầu.
HS:- Viết bài theo yêu cầu.
GV:- Nhận xét.
 - Về nhà chuẩn bị bài: Luyện tập tả người (tả hoạt động)
THỂ DỤC: TIẾP TỤC HOÀN THIỆN BÀI THỂ DỤC PHÁT TRIỂN CHUNG
I/ Mục tiêu:	
+ Ôn 8 động tác của bài thể dục.Yêu cầu thực hiện động tác tương đối đúng.
+ Trò chơi: “Đua ngựa”. Yêu cầu học sinh tham gia trò chơi tương đối chủ động, đúng luật.
+ II/ Chuẩn bị:
+ Địa điểm: Sân tập
+ Phương tiện: 1 còi, sân kẻ trò chơi.
III/ Tiến trình lên lớp:
NỘI DUNG
ĐL
HÌNH THỨC
1/ Phần mở đầu:
+ Giáo viên nhận lớp, phổ biến nội dung yêu cầu tiết học.
+ Giậm chân tại chỗ, vỗ tay theo nhịp và hát 
+ Xoay các khớp.
6-8’
1-2’
1 bài
2-3’
II/ Phần cơ bản:
+ Ôn 8 động tác: vươn thở, tay, chân, lườn, bụng, toàn thân, nhảy và điều hoà của bài thể dục.
- Ôn chung cả lớp các động tác đã học.
- Giáo viên hô, theo dõi, chữa sai - học sinh thực hiện.
* Chọn một số em tập đẹp lên biểu diễn.
+ Ôn trò chơi: “Đua ngựa”. 
+ G/V nêu cách chơi, cho học sinh chơi thử, sau đó chơi chính thức.
+ Giáo viên theo dõi, chữa sai.	
24-26’
4x8 nhịp
(2 lần)
1 Lần
8-10’
III/ Phần kết thúc

File đính kèm:

  • docTHỨ TƯ.doc
Giáo án liên quan