Bài viết dự thi: Cuộc thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn dành cho học sinh trung học - Trịnh Thị Mỹ

Sự quan hệ của rừng và cuộc sống đã trở thành một mối quan hệ hữu cơ. Không có một dân tộc, một quốc gia nào không biết rõ vai trò quan trọng của rừng trong cuộc sống. Tuy nhiên, ngày nay, nhiều nơi con người đã không bảo vệ được rừng, còn chặt phá bừa bãi làm cho tài nguyên rừng khó được phục hồi và ngày càng bị cạn kiệt, nhiều nơi rừng không còn có thể tái sinh, đất trở thành đồi trọc, sa mạc, nước mưa tạo thành những dòng lũ rửa trôi chất dinh dưỡng, gây lũ lụt, sạt lở cho vùng đồng bằng gây thiệt hại nhiều về tài sản, tính mạng người dân. Vai trò của rừng trong việc bảo vệ môi trường đang trở thành vấn đề thời sự và lôi quấn sự quan tâm của toàn thế giới.

Rừng giữ không khí trong lành: Do chức năng quang hợp của cây xanh, rừng là một nhà máy sinh học tự nhiên thường xuyên thu nhận CO2 và cung cấp O2. Đặc biệt ngày nay khi hiện tượng nóng dần lên của trái đất do hiệu ứng nhà kính, vai trò của rừng trong việc giảm lượng khí CO2 là rất quan trọng.

Rừng điều tiết nước, phòng chống lũ lụt, xói mòn: Rừng có vai trò điều hòa nguồn nước, giảm dòng chảy bề mặt chuyển nó vào lượng nước ngấm xuống đất và vào tầng nước ngầm. Khắc phục được xói mòn đất, hạn chế lắng đọng lòng sông, lòng hồ, điều hòa được dòng chảy của các con sông, con suối (tăng lượng nước sông, nước suối vào mùa khô, giảm lượng nước sông suối vào mùa mưa).

Rừng bảo vệ độ phì nhiêu và bồi dưỡng tiềm năng của đất: ở vùng có đủ rừng thì dòng chảy bị chế ngự, ngăn chặn được nạn bào mòn, nhất là trên đồi núi dốc tác dụng ấy có hiệu quả lớn, nên lớp đất mặt không bị mỏng, mọi đặc tính lý hóa và vi sinh vật học của đất không bị phá hủy, độ phì nhiêu được duy trì. Rừng lại liên tục tạo chất hữu cơ. Điều này thể hiện ở qui luật phổ biến: rừng tốt tạo ra đất tốt, và đất tốt nuôi lại rừng tốt.

 

doc7 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 378 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài viết dự thi: Cuộc thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn dành cho học sinh trung học - Trịnh Thị Mỹ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nam
- Phòng Giáo dục và Đào tạo: Duy Xuyên
- Trường: THCS Trần Cao Vân
- Địa chỉ: thị trấn Nam Phước – Duy Xuyên - Quảng Nam 
- Điện thoại: 0510.3877.301
- Thông tin về học sinh: 
1. Họ và tên: Trịnh Thị Mỹ 
Ngày sinh: 21/03/2001 Lớp: 8/4
2. Họ và tên: Trịnh Thùy Trinh 
Ngày sinh: 09/06/2001 Lớp: 8/4 
3. Họ và tên: Nguyễn Hữu Mãi 
Ngày sinh: 10/11/2001 Lớp: 8/4 
 Tháng 12/ 2014
BÀI DỰ THI VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN 
ĐỂ GIẢI QUYẾT CÁC TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN
1. Tên tình huống 
Vận dụng kiến thức liên môn để giáo dục, bảo vệ đúng cách tài nguyên rừng.
2. Mục tiêu
- Trình bày được vai trò của rừng đối với thiên nhiên và đối với đời sống con người.
- Biện pháp để bảo vệ rừng.
- Tích cực hành động, ngăn ngừa các hành vi phá hoại rừng.
3. Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến việc giải quyết tình huống
	Chắc có lẽ trong chúng ta ai cũng biết về rừng. Rừng là một hệ sinh thái mà quần xã cây rừng giữ vai trò chủ đạo trong mối quan hệ tương tác giữa sinh vật với môi trường. Rừng có vai trò rất quan trọng đối với cuộc sống của con người cũng như môi trường: cung cấp nguồn gỗ, củi, điều hòa, tạo ra oxy, điều hòa nước, là nơi cư trú động thực vật và tàng trữ các nguồn gen quý hiếm, bảo vệ và ngăn chặn gió bão, chống xói mòn đất, đảm bảo cho sự sống, bảo vệ sức khỏe của con người
Vì vậy tỷ lệ đất có rừng che phủ của một quốc gia là một chỉ tiêu an ninh môi trường quan trọng (diện tích đất có rừng đảm bảo an toàn môi trường của một quốc gia tối ưu là 45% tổng diện tích).
Sự quan hệ của rừng và cuộc sống đã trở thành một mối quan hệ hữu cơ. Không có một dân tộc, một quốc gia nào không biết rõ vai trò quan trọng của rừng trong cuộc sống. Tuy nhiên, ngày nay, nhiều nơi con người đã không bảo vệ được rừng, còn chặt phá bừa bãi làm cho tài nguyên rừng khó được phục hồi và ngày càng bị cạn kiệt, nhiều nơi rừng không còn có thể tái sinh, đất trở thành đồi trọc, sa mạc, nước mưa tạo thành những dòng lũ rửa trôi chất dinh dưỡng, gây lũ lụt, sạt lở cho vùng đồng bằng gây thiệt hại nhiều về tài sản, tính mạng người dân. Vai trò của rừng trong việc bảo vệ môi trường đang trở thành vấn đề thời sự và lôi quấn sự quan tâm của toàn thế giới.
Rừng giữ không khí trong  lành: Do chức năng quang hợp của cây xanh, rừng là một nhà máy sinh học tự nhiên thường xuyên thu nhận CO2 và cung cấp O2. Đặc biệt ngày nay khi hiện tượng nóng dần lên của trái đất do hiệu ứng nhà kính, vai trò của rừng trong việc giảm lượng khí CO2 là rất quan trọng. 
Rừng điều tiết nước, phòng chống lũ lụt, xói mòn: Rừng có vai trò điều hòa nguồn nước, giảm dòng chảy bề mặt chuyển nó vào lượng nước ngấm xuống đất và vào tầng nước ngầm. Khắc phục được xói mòn đất, hạn chế lắng đọng lòng sông, lòng hồ, điều hòa được dòng chảy của các con sông, con suối (tăng lượng nước sông, nước suối vào mùa khô, giảm lượng nước sông suối vào mùa mưa).
Rừng bảo vệ độ phì nhiêu và bồi dưỡng tiềm năng của đất: ở vùng có đủ rừng thì dòng chảy bị chế ngự, ngăn chặn được nạn bào mòn, nhất là trên đồi núi dốc tác dụng ấy có hiệu quả lớn, nên lớp đất mặt không bị mỏng, mọi đặc tính lý hóa và vi sinh vật học của đất không bị phá hủy, độ phì nhiêu được duy trì. Rừng lại liên tục  tạo chất hữu cơ. Điều này thể hiện ở qui luật phổ biến: rừng tốt tạo ra đất tốt, và đất tốt nuôi lại rừng tốt.
Ngoài ra Rừng có vai trò rất lớn trong việc: chống cát di động ven biển, che chở cho vùng đất bên trong nội địa, rừng bảo vệ đê biển, cải hóa vùng chua phèn, cung cấp gỗ, lâm sản, Rừng nơi cư trú của rất nhiều các loài động vật: Động vật rừng nguồn cung cấp thực phẩm, dược liệu, nguồn gen quý, da lông, sừng thú là những mặt hàng xuất khẩu có giá trị.
Như trên, chúng ta đã biết rừng có vai trò rất lớn trong việc bảo vệ môi trường. Để môi trường sống của chúng ta không bị hủy hoại thì chúng ta phải bảo vệ và phát triển trồng rừng nhiều hơn nữa. 
Nếu rừng bị phá hủy, đất bị xói, quá trình đất mất mùn và thoái hóa dễ xảy ra rất nhanh chóng và mãnh liệt. Ước tính ở nơi rừng bị phá hoang trơ đất trống mỗi năm bị rửa trôi mất khoảng 10 tấn mùn/ ha. Đồng thời các quá trình feralitic, tích tụ sắt, nhôm, hình thành kết von, hóa đá ong, lại tăng cường lên, làm cho đất mất tính chất hóa  lý, mất vi sinh vật, không giữ được nước, dễ bị khô hạn, thiếu chất dinh dưỡng, trở nên rất chua, kết  cứng lại, đi đến cằn cỗi, trơ sỏi đá. Thể hiện một qui luật cũng khá phổ biến, đối lập hẳn hoi với qui luật trên, tức là rừng mất thì đất kiệt, và đất kiệt thì rừng cũng bị suy vong.
Điều đó đã giải thích vì sao trong việc phá rừng khai hoang trước đây ở miền đồi núi, dù đất đang rất tốt cũng chỉ được một thời gian ngắn là hư hỏng.
4. Giải pháp để giải quyết tình huống
Hiện nay phá rừng trái phép dưới nhiều hình thức và mục đích khác nhau đang diễn ra rất phức tạp, gây nhiều khó khăn cho các cấp chính quyền cũng như cơ quan chức năng trong vấn đề quản lý.
Với việc đẩy mạnh các hoạt động truyền thông về quản lý bảo vệ rừng trong những năm gần đây, nhận thức của đa số người dân về hành vi này đã được nâng lên rõ rệt. Nhiều người dân đã biết phá rừng trái phép là hành vi vi phạm pháp luật và sẽ gây hại về môi trường. Tuy nhiên, do tác hại của phá rừng không diễn ra ngay nên người dân thường chỉ thấy cái lợi trước mắt mà không quan tâm đến cái hại lâu dài. Hơn nữa, các hình thức xử phạt và chế tài của luật pháp vẫn chưa đủ mạnh, chưa đủ sức răn đe, việc xử lý vi phạm gặp rất nhiều khó khăn. Nhiều trường hợp người vi phạm là người dân tộc thiểu số, đời sống khó khăn, không có khả năng chấp hành các quyết định xử phạt, dẫn đến nhiều vụ việc không xử lý triệt để, do vậy tính giáo dục và răn đe chưa được đề cao. Chính vì vậy, tình trạng phá rừng trái phép vẫn tiếp tục xảy ra dưới mọi hình thức. Vậy, giải pháp nào để ngăn chặn tình trạng này?
Những năm qua, nhà nước ta đã thực hiện một số chính sách về xây dựng cơ sở hạ tầng, khuyến lâm, giao đất giao rừng và thực hiện các chính sách hưởng lợi từ rừng cho người dân miền núi. Tuy nhiên, vẫn cần có các chính sách hỗ trợ khác như: Tạo công ăn việc làm, đào tạo nghề, nâng cao năng lực quản lý kinh tế hộ gia đình cho đồng bào dân tộc, tạo đầu ra cho các sản phẩm nông lâm kết hợp, chế biến và bảo quản nông sản... đáp ứng nhu cầu cho công tác quản lý và bảo vệ tài nguyên rừng.
Thành lập các vườn thực vật, khu bảo tồn thiên nhiên, các vườn quốc gia để bảo vệ các khu rừng quý đang có nguy cơ bị khai thác như một vài vườn quốc gia nổi tiếng: Cúc Phương, Tam Đảo, Ba Vì, Bạch Mã
Bảo vệ các khu rừng già và rừng đầu nguồn
Không săn bắt các loài động vật hoang dã và khai thác quá mức các loài sinh vật sống trong rừng nhằm bảo tồn nguồn gen sinh vật quý hiếm
Ngăn chặn việc phá rừng để bảo vệ môi trường sống của các loài thực vật.
Tuyên truyền giáo dục rộng rãi trong nhân dân để cùng tham gia bảo vệ rừng.
5. Thuyết minh tiến trình giải quyết tình huống
Từ xa xưa, con người đã hiểu rằng sự sống luôn gắn liền với sự thở, cơ thể con người thở nghĩa là còn sống và ngược lại. Các thực nghiệm khoa học ngày nay đã làm sáng tỏ cơ chế của hiện tượng trên: Mọi hoạt động sống của tế bào và cơ thể đều cần năng lượng. Sự sản sinh và tiêu dùng năng lượng của cơ thể đều có liên quan tới O2 và CO2. Vậy O2 phần lớn là do đâu? Hầu hết các loài sinh vật (kể cả con người) khi hô hấp đều cần lấy O2, một phần lớn do quá trình quang hợp của cây xanh nhả ra, góp phần giữ cân bằng lượng khí này trong không khí. Ước tính trên Trái đất hằng năm giới thực vật chế tạo ra 450 tỉ tấn hữu cơ, và cũng do quá trình quang hợp, hằng năm toàn bộ thực vật trên trái đất nhả ra 400 tỉ tấn khí O2. Vậy Rừng có vai trò rất quan trọng đối với cuộc sống của con người cũng như môi trường. Rừng không những là nguồn cung cấp nhiều loại lâm sản quý như gỗ, củi, thuốc nhuộm, thuốc chữa bệnh, mà còn giữ vai trò rất quan trọng như điều hòa khí hậu, góp phần ngăn chặn nạn lũ lụt, xói mòn đất Rừng là ngôi nhà chung của các loài động vật và vi sinh vật. Sinh vật rừng là nguồn gen quý giá, góp phần rất quan trọng trong việc giữ cân bằng sinh thái của Trái Đất.
Một phần lớn tài nguyên rừng đã bị khai thác kiệt quệ, diện tích rừng ngày càng thu hẹp. Điều đó ảnh hưởng xấu đến khí hậu của Trái Đất, đe dọa cuộc sống của con người và các sinh vật khác.
Việt Nam chúng ta là nước có diện tích rừng lớn và gồm nhiều loại như rừng rậm nhiệt đới, rừng trên núi đá vôi, rừng tre nứa, rừng ngập mặn Tuy nhiên, diện tích rừng ngày một giảm, đang bị thu hẹp dần. Năm 1943, diện tích rừng Việt Nam ước tính có khoảng 14,3 triệu ha, với độ che phủ là 43,8%. Năm 1976, giảm xuống còn 11 triệu ha với độ che phủ còn 34%. Năm 1985 còn 9,3 triệu ha và độ che phủ là 30%. Năm 1995 còn 8 triệu ha và độ che phủ là 28%. Và hiện nay, diện tích rừng càng ngày càng giảm, bình quân mỗi năm nước ta mất khoảng hơn 100000 ha rừng.
Mất rừng là mất nhiều nguồn tài nguyên sinh vật quý giá, đồng thời là nguyên nhân đẫn tới hạn hán, lũ lụt, xói mòn đấtVì vậy, nhà nước ta đã và đang thực hiện nhiều biện pháp bảo vệ và khôi phục các hệ sinh thái rừng. Mỗi học sinh của chúng ta, bằng sự hiểu biết của mình đều có thể tham gia tích cực vào công tác tuyên truyền và bảo vệ rừng
6. Ý nghĩa của việc giải quyết tình huống
 	“Rừng – lá phổi xanh của nhân loại” – ta thấy được tầm quan trọng của rừng đối với cuộc sống và hệ sinh thái đồng thời đưa ra cảnh báo về tình trạng phá rừng và suy thoái rừng để mỗi chúng ta nhận biết được giá trị của Rừng và hãy có hành động cụ thể vì “Bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của mỗi chúng ta và của toàn xã hội”. Mỗi chúng ta cần phải có những hành động thiết thự

File đính kèm:

  • docbai du thi lien mon lop 84 nam hoc 20142015.doc
Giáo án liên quan