Bài thu hoạch bồi dưỡng chính trị hè năm 2014
Câu 1:
Quan điểm chỉ đạo của nghị quyết 29NQ/TW 04.11.2013 hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về “Đổi với căn bản và toàn diện giáo dục và đạo tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế”, gồm 7 quan điểm sau:
Thứ nhất: Giáo dục và đạo tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nhiệp của Đảng, nhà nước và của toàn dân. Đầu tư cho giáo dục là đầu tu phát triển được ư tiên đi trước trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội.
Thứ hai: Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo là đổi mởi những vấn đề lớn, cốt lõi, cần thiết, từ quan điểm, tư tưởng chị đạo đến mục tiêu nội dung, phương pháp, cơ chế, chính sách, điều kiện bảo đảm thực hiện; đổi mới từ sự lãnh đạo của Đảng, sự quan lý của Nhà nước đến hoạt động quản trị của các cơ sở giáo dục-đào tạo và việc tham gia của gia đình, cộng đồng, xã hội người học; đổi mới ở tất cả các bậc học, cấp học.
1. Hoàn thành phổ cập giáo dục mầm mon cho trẻ 5 tuổi vào năm 2014, nâng cao chất lượng phổ cập trong những năm tiêp theo miễn học phí trước năm 2020. Từng bước chuẩn hóa hệ thống các trường mầm non. Phát triển giáo dục mầm non dưới 5 tuổi có chất lượng phù hợp với điều kiện của từng địa phương và cơ ở giáo dục. - Đối với giáo dục phổ thông: Tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng kiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực thực hành vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến kích học tập suốt đời. Hoàn thành việc xây dựng chương trình giáo dục phổ thông giai đoạn sau năm 2015. Bảo đảm cho học sinh có tình độ trung học cơ sở (hết lớp 9) có tri thức phổ thông nền tảng, đáp ứng yêu cầu phân luồng mạnh sau trung học cơ sở; trung học phổ thông phải tiếp cận nghề nghiệp và chuẩn bị cho gia đoạn học sau phổ thông có chất lượng. Nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục, thực hiện giáo dục bắt buộc 9 năm từ sau năm 2020. Phấn đấu đến năm 2020, có 80% thanh niên trong độ tuổi đạt trình độ giáo dục trung học phổ thông hoặc tương đương. - Đối với giáo dục nghề nghiệp: Tập trung đào tạo nhân lực có kiến thức, kỹ năng và trách nhiệm nghề nghiệp theo hướng ứng dụng, thực hành, bảo đảm đáp ứng nhu cầu nhân lực kỹ thuật công nghệ của thị trường lao động trong nước và quốc tế. - Đối với giáo dục đại học: Tập trung đào tạo nhân lực trình độ cao, bồi dưỡng nhân tài, phát triển phẩm chất và năng lực tự học, tự làm giàu tri thức, sáng tạo của người học. Hoàn thiện mạng lưới cơ sở giáo dục đại học, cơ cấp ngành nghề và trình độ đào tạo phù hợp với quy hoạt phát tiển nhân lực quốc gia; trong đó, có một số trường và ngành đào tạo mang tâm khu vực và quốc tế. Đa dạng hóa các cơ sở đào tạo phù hộp với nhu cầu phát triển công nghệ và các lĩnh vực, ngành nghề; yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế - Đối với giáo dục thường xuyên: Bảo đảm cơ hội cho mọi người, nhất là ở vùng nông thôn, vùng khó khăn, các đối tượng chính sách được học tập nâng cao kiến thức trình độ, kkyx năng chuyên môn nghiệp vụ và chất lượng cuộc sống; tạo điều kiện thuận lợi để người lao động chuyển đổi nghề; bảo đảm xóa mù chữ bền vững. Hoàn thiện mạng lưới cơ sở giáo dục thường xuyên và các hìn thức học tập , thực hành phong phú, sinh hoạt, coi trọng tự học và giáo dục từ xa - Đối với việc dạy tiếng việt và truyền bá văn hóa dân tộc cho người Việt Nam ở nước ngoài, góp phần phát huy sức mạnh của văn hóa Việt Nam, gắn bó với quê hương, đồng thời xây dựng tình đoàn kết, nghị với nhân dân các nước. Để thực hiện tốt mục tiêu cụ thể đối với bậc học tiểu học (thuộc bậc học phổ thông) trong thực hiện nhiệm vụ được giao, tôi cần thực hiện những nhiệm vụ sau: Trước hết: Học tập nghiên cứu lí luận, quan điểm chỉ đạo, mục tiêu, nhiệm vụ giải pháp của Nghị quyết 29NQ/TW04.11.2013; các văn bản chỉ đạo hướng, dẫn của Đảng và nhà nước, của Bộ giáo dục và tạo, của các Sở ban ngành, chính quyền liên quan. Để có kiến thức, nhận thức sâu lí luận cho bản thân. Trong thực tiễn, mục tiêu trường tiểu học Ta Niết: Đến hết năm học 2014-2015 nhà trường chuyển toàn bộ chương trình dạy học hiện hành sang mô hình trường học mới tại Việt Nam: Đó là khối lớp 1 dạy theo chương trình công nghệ; các khối lớp 2,3,4,5 theo chương trình VNEN. Tôi tiếp tục học tập, được bồi dưỡng và vận dụng vào trong quá trình công tác. Qua các văn bản ban hành của Bộ giáo dục và đào tạo, ngành giáo dục, phòng giáo dục … tôi tiến hành đổi mới phương pháp, hình thức làm việc chuyên môn theo yêu cầu của mô hình và chương trình dạy học mới. Hoàn tốt mọi công việc được nhà trường giao. Phối kết hợp Ban giám hiệu, chuyên môn nhà trường chuẩn bị chu đáo các tài liệu, đồ dùng cho cán bộ quản lý, giáo viên đi học tập, tập huấn tại tỉnh Sơn La, tại cụm trường, tại trường. Chuẩn bị đầy đủ, thực hiện sử dụng hợp lí các trang thiết bị dạy học cho giáo viên và học sinh. Định kỳ hàng tháng hàng tuần lên kế hoạch chuẩn bị và triển khai các hoạt động chuyên môn. Cùng nhà trường, cùng các đoàn thể tổ chức, cá nhân điển hình cho học sinh các tham gia chương trình giao lưu học tập, lao động, văn hóa, các dịp thăm quan, ngoại khóa, hoạt động ngoài giờ ngoài trời … Ví dụ như: Hoạt động trồng hoa ở trong sân trường. Các em rất vui được đóng trong vai bác nông dân, các em làm việc nhỏ nhưng lại yêu quý lao động, trồng hoa làm xanh đẹp cho sân trường, hướng các em thêm yêu quý bảo vệ thiên nhiên. Và rồi các em học sinh hướng tới chân thiện mỹ núc nào không hay... Để các em học sinh thân yêu được vui chơi, trải nghiệm công việc và cuộc sống, hình thành thế giới quan tốt đẹp, phát triển năng lực, nhân cách toàn diện, định hướng các em thực hiện những ước mơ cao đẹp. Gắn liền với nhà trường, chính quyền và hội cha mẹ học sinh tuyên truyền đến phụ huynh học sinh trường tiểu học Ta Niết trong các buổi họp phụ huynh, gặp trực tiếp … để giúp họ hiểu chương trình, chính sách con em họ đang học tập theo mô hình trường học mới. Giúp phụ huynh trang bị con em mình điều kiện học tập tốt nhất, cùng giáo viên tham gia vào quá trình đánh giá tiến độ, tiến bộ học sinh, giáo dục học sinh phát triển toàn diện. Và đặc biệt, giúp đỡ phụ ……………………………………………………………………………………………….. giáo viên, cho nhà trường. Câu 2: Phân tích Hiến pháp 2013 tại Điều 5 lần đầu tiên ghi nhận “Ngôn ngữ quốc gia là Tiếng Việt, song các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn bản sắc dân tộc, phát huy phong tục, tập quán, truyền thống văn hóa tốt đẹp của mình” như sau: Vế thứ nhất “Ngôn ngữ quốc gia là Tiếng Việt” Có nghĩa là Sử dụng ngôn ngữ Tiếng Việt trong mọi hoạt động chính trị, kinh tế, giáo dục, thông tấn, giao tiếp của công dân việt … dùng chung trong phạm vi trên cả nước. Ngôn ngữ tiếng việt bao gồm tiếng nói và chữ viết. Chữ viết sử dụng chữ quốc ngữ là chữ ghi âm, chỉ sử dụng 27 ký tự Latin và 6 thanh, đơn giản, tiện lợi và có tính khoa học cao, dễ đọc dễ nhớ, thông dụng; thay thế hoàn toàn tiếng Pháp và tiếng hán vốn khó đọc, khó nhớ, thông dụng với người Việt. Tiếng việt hiệu quả trong việc diễn đạt, trình bày, báo cáo, chỉ đạo của quốc gia, của Đảng, của nhà nước. Dễ sử dụng trong giao dịch thương mại, buôn bán. Sử dụng chữ ký tự Latin là ký tự được sử dụng thông dụng và phổ biến trên toàn thế giới, cho nên rất tiện lợi trong nghiên cứu khoa học và sử dụng trong các ngành nông nghiệp công nghệ cao, công nghiệp công nghệ kỹ thuật cao. Dễ giao lưu truyền tải, truyền thông giữa các cá nhân với nhau với mọi người trong hoạt động đời sống văn hóa hàng ngày của người dân. (………………………………………………….) Vế thứ hai, “Song các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn bản sắc dân tộc, phát huy phong tục, tập quán, truyền thống văn hóa tốt đẹp của mình”. Quốc gia Việt nam là quốc gia có trên 54 dân tộc anh em cùng sinh sống rất đa dạng về tiếng nói, chữ viết, bản sắc dân tộc và truyền thống tốt đẹp. Một kho chứa đựng vôn vàn giá trị văn hóa tinh thần, vật thể và phi vật thể của nhân loại về tiếng nói, chữ viết, văn thơ, ca, bài hát, làn điệu dân ca, nhạc cụ, phong tục, văn hóa từng vùng miền. Từ thực tiễn đến lí luận ta dùng phương pháp luận biện chứng duy vật lịch sử. Bên cạnh quy định Tiếng Việt là nguôn ngữ quốc gia thì các dân tộc đều có quyền, giữ gìn tiếng nói chữ viết của dân tộc mình. Đồng thời, kế thừa phát huy phong tục, tập quán truyền thống tốt đẹp của các dân tộc mình trong sinh hoạt của cộng đồng là trách nhiệm của cả toàn thể dân tộc ta. Cả hai vế có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Ví dụ: Nếu ngôn ngữ quốc gia việt nam chỉ sử dụng Tiếng Việt, bỏ qua đi quyền sử dụng tiếng nói chữ viết của 53 dân tộc anh em còn lại thì: Rất thuận lợi trong việc trao đổi thông tin liên lạc trính trị kinh tế xã hội văn hóa theo một nhịp. Nhưng nó phá vỡ đi sự đa dạng văn hóa dân tộc anh em. Sẽ mất đi các giá trị văn hóa tinh thần, phong tục tập quán truyền thống tốt đẹp của dân tộc theo vùng miền. Mâu thuẫn với Chương II -Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân : ‘Điều 41 – Mọi người đều có quyền hưởng thụ và tiếp cận các giá trị văn hóa, tham gia vào đời sống văn hóa, sử dụng các cơ sở văn hóa”. Mâu thuẫn với Điều 42 – “Công dân có quyền xác định dân tộc của mình, sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ, lựa chọn ngôn ngữ giao tiếp”. Thế nên, song song với sử dụng ngôn ngữ Tiếng Việt làm ngôn ngữ quốc gia, thì các dân tộc có quyền dùng tiếng nói chữ viết của mình, giữ gìn bản sắc dân tộc, phát huy các truyền thống văn hóa tốt đẹp là một tất yếu. Ví dụ nếu: Không quy định Ngôn ngữ quốc gia là Tiếng Việt, tức là duy trì đa ngôn ngữ. Thì rất khó khăn trong việc trao đổi thông tin liên lạc trong toàn bộ quốc gia. Giả sử một bản hiến pháp bằng ngôn ngữ Tiếng việt lại phải dịch và viết ra 53 thứ tiếng dân tộc anh em, chỉ đơn giản như vậy nhưng là một sự bất lợi vì một số dân tộc anh em có thể không có chữ viết thì không thông dịch ra tiếng mẹ đẻ và chữ viết dân tộc mình dẫn đến sự hiểu lệch hoặc sai Hiến pháp. Hoặc một giao dịch viên tại ngân hàng phải có khả năng thành thạo phiên dịch và viết được 53 ngôn ngữ tương ứng với 53 dân tộc khác nhau là một sự bất lợi lớn. Khi sử dụng đa ngôn ngữ không đảm được sự thống nhất trong các chính sách của Đảng và pháp luật nhà nước tại “Điều 2 Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì nhân dân”… Ảnh hưởng đến tất cả mọi mặt quốc gia: Kinh tế, chính trị văn hóa – xã hội, quyền con người. Do đó, Trong Hiến pháp 2013 tại Điều 5 lần đầu tiên ghi nhận “…”. Hai vế hoàn toàn thống nhất nhất với nhau trong mối quan mật thiết không tách rời nhau. Phản ánh sự kế thừa, phát huy tính đúng đắn sáng suốt bản Hiến pháp 1992 của nước ta. Với trách nhiệm nhà giáo, để giữ gìn tiếng nói, chữ viết của đồng bào các dân tộc huyện Mộc Châu nơi tôi công tác, tôi thực hiện những việc sau: Thứ nhất: Học tập nghiên cứu về Hiến pháp
File đính kèm:
- Bai thu hoach chinh tri he moc chau 2014.doc