Bài tập trắc nghiệm về Sắt - Các hợp chất của sắt
LHD1: Ion Fe3+ có cấu hình electron phân lớp ngoài cùng là 3d5. Vậy nguyên tử Fe sẽ có cấu hình là:
A. 1s22s22p63s23p64s23d5. B. 1s22s22p63s23p63d64s2. C. 1s22s22p63s23p63d8. D. 1s22s22p63s23p63d54s2.
LHD2: Trong các hợp chất sau đây, chất nào chứa hàm lượng Sắt nhiều nhất:
A. Fe2O3. B. FeS. C. FeO. D. Fe2(SO4)3.
tấn quặng Hematit đỏ và 1 tấn quặng Manhetit, quặng nào sẽ điều chế được lượng gang nhiều hơn? (Coi các qúa trình điều chế ở hai quặng giống nhau hoàn toàn). A. Quặng Hematit đỏ. B. Quặng Manhetit. C. Bằng nhau. D. Không xác định. LHD23: Cho các dung dịch: AlCl3, FeCl3, FeCl2, H2SO4. Chỉ dùng thêm một thuốc thử nào sau đây, Có thể nhận biết các dung dịch trên: A. Dung dịch NaOH. B. Dung dịch AgNO3. C. Dung dịch BaCl2. D. Dung dịch Quỳ tím. LHD24: Để điều chế muối Sắt(II) clorua, có thể dùng phản ứng: A. Fe + Cl2 FeCl2. B. 2FeCl3 + Fe 3FeCl2. C. FeO + Cl2 FeCl2 + 1/2O2. D. Fe + 2NaCl FeCl2 + 2Na. LHD25: Có 6 ống nghiệm đựng riêng biệt các dung dịch loãng: FeCl3, NH4Cl, Cu(NO3)2, FeCl2, (NH4)2SO4 và AlCl3. Hoá chất nào sau đây có thể phân biệt được tất cả các dung dịch trên: A. NaOH. B. Quỳ tím. C. Ba(OH)2. D. AgNO3. LHD26: Gang và Thép là những hợp kim của Sắt, có ứng dụng rất nhiều trong công nghiệp và đời sống. Gang và Thép có điểm khác biệt nào sau đây: A. Hàm lượng cacbon trong Gang cao hơn trong Thép. B. Thép dẻo và bền hơn Gang. C. Gang giòn và cứng hơn Thép. D. Cả 3 đáp án A, B, C đều đúng. LHD27: Sắt từ oxit (Fe3O4) tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng thì tạo ra các sản phẩm: A. FeSO4, Fe2(SO4)3. B. Fe2(SO4)3 và H2. C. Fe2(SO4)3 và SO2. D. FeSO4 và H2. LHD28: Rót 2 ml dung dịch FeCl3 vào ống nghiệm. Thêm vài giọt dung dịch H2S vào ống nghiệm, lắc đều cho các phản ứng xảy ra xong. Hiện tượng quan sát được là: A. ống nghiệm xuất hiện kết tủa đen. B. ống nghiệm xuất hiện kết tủa nâu đỏ. C. ống nghiệm xuất hiện kết tủa trắng đục. D. ống nghiệm không xuất hiện kết tủa. LHD29: Đun nóng một hỗn hợp gồm bột Fe và bột S trong điều kiện không có oxi, tới khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, ta thu được hỗn hợp rắn X. Cho X tác dụng với dung dịch HCl dư thấy X tan hết và thu được một hỗn hợp khí. Các chất có trong X là: A. FeS và S. B. FeS và Fe. C. Fe2S3 và S. D. Fe2S3, FeS và S. LHD30: Có 3 lọ hỗn hợp dạng bột gồm: (Al, Al2O3), (Fe, Fe2O3) và (FeO, Fe2O3). Dùng các hoá chất nào sau đây có thể nhận biết được các lọ trên: A. dd NaOH và dd HCl. B. dd H2SO4 đặc nóng. C. dd NaOH và khí H2. D. dd KOH và dd HNO3 loãng. LHD31: Có 5 dung dịch không nhãn đựng riêng biệt gồm: K2CO3, (NH4)2SO4, MgSO4, Al2(SO4)3 và Fe2(SO4)3. Chỉ dùng thuốc thử duy nhất là NaOH có thể nhận biết được bao nhiêu dung dịch: A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. LHD32: Để điều chế Fe(NO3)2 có thể dùng phương pháp nào trong các phương pháp sau: A. Fe + HNO3 B. Fe(OH)2 + HNO3 C. Ba(NO3)2 + FeSO4 D. FeO + NO2 LHD33: Cấu hình electron của ion Fe2+ là: A. 1s22s22p63s23p63d44s2. B. 1s22s22p63s23p63d6. C. 1s22s22p63s23p63d64s2. D. 1s22s22p63s23p63d54s1. LHD34: Khi cho Sắt tác dụng với hơi nước ở t0 > 5700C sẽ thu được: A. Fe2O3 và H2. B. Fe3O4 và H2. C. FeO và H2. D. Cả 3 đáp án A, B, C. LHD35: Khi cho Sắt tác dụng với hơi nước ở t0 < 5700C sẽ thu được: A. Fe(OH)3 và H2. B. Fe3O4 và H2. C. FeO và H2. D. Fe3O4 và H2O. LHD36: Trong các oxit: FeO, Fe2O3, Fe3O4. Oxit nào có thể tác dụng được với HNO3 cho ra chất khí: A. FeO và Fe2O3. B. Fe3O4 và Fe2O3. C. FeO và Fe3O4. D. Fe2O3. LHD37: Cho oxit Sắt FexOy tác dụng với dung dịch axit H2SO4 đặc, nóng thu được một sản phẩm khí có thể làm mất mầu cánh hoa hồng. Công thức hoá học nào không thể là của oxit Sắt nói trên: A. Fe2O3. B. Fe3O4. C. FeO. D. B và C đúng. LHD38: Một loại quặng chứa sắt trong tự nhiên đã được loại bỏ tạp chất. Hoà tan quặng này trong dung dịch axit nitric thấy có khí mầu nâu bay ra, dung dịch thu được cho tác dụng với dung dịch Bari clorua thấy có kết tủa trắng (không tan trong axit). Tên và công thức hoá học của quặng là: A. Xiđerit, FeCO3. B. Manhetit, Fe3O4. C. Hemantit, Fe2O3. D. Pirit, FeS2. LHD39: Cho dung dịch FeCl2, AlCl3 tác dụng với dung dịch NaOH dư, sau đó lấy kết tủa nung trong không khí đến khối lượng không đổi, chất rắn thu được là chất nào sau đây: A. FeO và Al2O3. B. Fe2O3 và Al2O3. C. FeO. D. Fe2O3. LHD40: Trong bốn muối: KNO3, Na2CO3, Al2(SO4)3, FeCl3. Dung dịch muối bị thuỷ phân tạo ra kết tủa và dung dịch có tính axit là: A. Al2(SO4)3 và FeCl3. B. Al2(SO4)3 và Na2CO3. C. Na2CO3 và KNO3. D. FeCl3 và Na2CO3. LHD41: Để phân biệt Fe, FeO, Fe2O3 và Fe3O4 có thể dùng: A. Dung dịch H2SO4, dung dịch NaOH. B. Dung dịch H2SO4, dung dịch KMnO4. C. Dung dịch H2SO4, dung dịch NH4OH. D. Dung dịch NaOH, dung dịch NH4OH. LHD42: Để điều chế Sắt trong công nghiệp, có thể dùng phương pháp nào sau đây: A. Điện phân dung dịch FeCl2. B. khử Fe2O3 bằng Al ở nhiệt độ cao. C. Khử Fe2O3 bằng CO ở nhiệt độ cao. D. Mg + FeCl2 cho ra MgCl2 + Fe. LHD43: Nung nóng hỗn hợp Fe2O3 và Al thu được hỗn hợp X, X phản ứng với NaOH không thoát khí. Cho X phản ứng với CO dư ở nhiệt độ cao (H%=100%) thì thu được chất rắn F. Chất rắn F là: A. Al, Fe. B. Al2O3, Fe. C. Al2O3, FeO. D. Al, Fe2O3. LHD44: Hỗn hợp BaO, Al2O3, Fe2O3 cho vào một lượng dư nước thì thu được dung dịch X và chất rắn Y. Chất rắn Y cho tác dụng với dung dịch NaOH dư, thấy Y tan một phần thu được chất rắn Z và dung dịch E. Chất rắn Z là: A. Fe B. Fe2O3. C. Fe2O3 và Al2O3. D. Al2O3. LHD45: Cho một phản ứng hóa học xảy ra theo phương trình sau: FeO + H+ + SO42- → SO2 ↑ + X (muối sắt) + Y. Hai chất X và Y lần lượt là: A. FeSO4 và H2. B. Fe2(SO4)3 và H2. C. Fe2(SO4)3 và H2O. D. FeSO4 và H2O. LHD46: Cho sơ đồ chuyển hóa sau: Fe (nung nóng đỏ) + Cl2 → X; Hòa tan X vào nước được dung dịch Y; Fe (dư) + dung dịch Y → dung dịch Z; Dung dịch NaOH dư + dung dịch Z → kết tủa T. Nung kết T ngoài không khí được chất rắn là: A. FeO. B. Fe(OH)3. C. Fe3O4. D. Fe2O3. LHD47: (ĐH, CĐ Khối A- 2007). Hoà tan 5,6 gam Fe bằng dung dịch H2SO4 loãng (dư), thu được dung dịch X. Dung dịch X phản ứng vừa đủ với V ml dung dịch KMnO4 0,5M. Giá trị của V là (cho Fe=56) A. 80. B. 20. C. 40. D. 60. LHD48: Hoà tan hoàn toàn m gam một oxit Sắt bằng H2SO4 đặc, nóng thấy thoát ra khí SO2 duy nhất. Trong thí nghiệm khác, sau khi khử hoàn toàn cũng m gam oxit Sắt đó bằng CO ở nhiệt độ cao, rồi hoà tan lượng sắt bằng H2SO4 đặc, nóng thì thu được lượng khí SO2 nhiều gấp 9 lần lượng SO2 ở thí nghiệm trên. Công thức của oxit Sắt là: A. Fe2O3. B. Fe3O4. C. FeO. D. Không xác định được. LHD49: Hoà tan 2 gam sắt oxit cần dùng 2,74g axit HCl. Công thức của oxit sắt là: A. Fe2O3. B. Fe3O4. C. FeO. D. Không xác định. LHD50: Đun nóng hỗn hợp gồm 5,6 gam bột Fe và 6,4 gam bột S trong điều kiện không có oxi, đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp rắn X. Khối lượng của hỗn hợp rắn X là: A. 12 gam. B. 8,8 gam. C. 10,4 gam. D. 17,6 gam. LHD51: Đốt cháy hoàn toàn 0,112 gam bột Fe trong khí clo dư. Khối lượng muối thu được là: A. 2,54 gam. B. 3,25 gam. C. 0,254 gam. D. 0,325 gam. LHD52: Hoà tan hoàn toàn 0,14 gam bột Fe bằng dung dịch HNO3 đậm đặc dư, đun nóng thu được V lít khí mầu nâu (đktc). Giá trị của V là: A. 0,168 lít. B. 0,112 lít. C. 0,1344 lít. D. 1,68 lít. LHD53: Hoà tan hoàn toàn 0,28 gam bột Sắt bằng dung dịch HNO3 loãng, thu được V lít (đktc) một khí không mầu, hoá nâu trong không khí. Giá trị của V là: A. 0,168 lít. B. 0,112 lít. C. 0,1344 lít. D. 0,075 lít. LHD54: Đốt cháy a mol Fe bởi oxi, thu được 5,04 gam hỗn hợp X gồm các oxit Sắt. Hoà tan hoàn toàn X trong dung dịch HNO3 thu được 0,035 mol hỗn hợp Y gồm NO và NO2. Tỉ khối hơi của Y đối với hiđro là 19. Giá trị của a là: A. 0,035 mol. B. 0,35 mol. C. 0,007 mol. D. 0,07 mol.2 H2 LHD55: Hoà tan 31,6 gam hỗn hợp sắt và oxit sắt vào dd HCl vừa đủ, thấy thoát ra 3,36 lít khí (ở đktc) và lượng dung dịch HCl 2M đã tiêu tốn là 550ml. Oxit sắt đó là: A. FeO B. Fe2O3 C. Fe3O4 D. FexOy. LHD56: Khử hoàn toàn 35,2 gam hỗn hợp Fe, CuO, Fe3O4, Al2O3 cần vừa đủ 4,48 lít khí H2 (đktc). Khối lượng chất rắn thu được sau phản ứng là: A. 13,6 gam. B. 16,0 gam. C. 32,0 gam. D. 8,0 gam. LHD57: Một kim loại M khi bị oxi hoá tạo ra một oxit duy nhất MxOy, trong đó M chiếm 70% khối lượng của oxit. Kim loại M và công thức của oxit đó là: A. Fe, Fe2O3. B. Mn, MnO2. C. Fe, FeO. D. Mg, MgO. LHD58: Một hỗn hợp X gồm Fe, FeO, Fe2O3 và Fe3O4. Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp X trong dung dịch H2SO4 đặc nóng dư, thu được 5,6 lít khí SO2 (đktc) và trong dung dịch có chứa 120 gam Fe2(SO4)3. Số mol H2SO4 đã phản ứng là: A. 0,95 mol. B. 1,05 mol. C. 1,15 mol. D. 1,25 mol. LHD59: Trộn 48 gam Fe2O3 với 21,6 gam Al rồi nung ở nhiệt độ cao, hỗn hợp thu được sau phản ứng đem hoà tan vào dung dịch NaOH dư, thu được 10,752 lít khí (đktc). Hiệu suất phản ứng là: A. 12,5%. B. 50%. C. 75%. D. 80%. LHD60: Khử 3,48 gam một oxit của kim loại M cần dùng 1,344 lít H2 (đktc). Toàn bộ lượng kim loại M thu được cho tác dụng với dung dịch HCl dư tạo ra 1,008 lít H2 (đktc). Công thức của kim loại M và oxit của M là: A. Fe và Fe2O3. B. Fe và Fe3O4. C. Fe và FeO. D. Al và Al2O3. LHD61: Hỗn hợp X gồm bột Fe và kim loại M hóa trị II. - Cho 2,4 gam X vào dung dịch H2SO4 loãng dư thì thu được 0,448 lít khí (đktc). - Mặt khác hoà tan hoàn toàn 2,4 gam X vào H2SO4 đặc nóng thì được 1,12 lít khí SO2 duy nhất (đktc). Kim loại M là: A. Hg. B. Zn. C. Cu. D. Pb. LHD62: Hoà tan hoàn toàn 1,4 gam bột Sắt bằng dung dịch HNO3 loãng dư, thu được V lít (đktc) hỗn hợp khí NO và NO2 có tỉ khối hơi so với hiđro là 17. Giá trị của V là: A. 0,448 lít. B. 0,112 lít. C. 0,672 lít. D. 0,896 lít. LHD63: Nung 16,8gam Fe trong một bình kín chứa hơi nước (lấy dư). Phản ứng hoàn toàn tạo ra một oxit Sắt có khối lượng lớn hơn khối lượng của Fe ban đầu 38,1%. Công thức của oxit Sắt và thể tích H2 tạo ra (đktc) là. A. Fe2O3; 4,48 lít. B. FeO; 6,72 lít. C. Fe3O4; 8,96 lít. D. Fe2O3; 6,72 lít. LHD64: Nung 24 gam một hỗn hợp Fe2O3 và CuO trong một luồng khí H2 dư. Phản ứng hoàn toàn. Cho hỗn hợp khí tạo ra sau phản ứng đi qua bình đựng H2SO4 đặc, thấy khối lượng bình tăng lên 7,2 gam. Khối lượng Fe và Cu thu được sau phản ứng lần lượt là: A. 5,6gam và 3,2gam. B. 11,2gam và 6,4gam. C
File đính kèm:
- chuyende sat.doc